- Chỉ đạo bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận phụ trách cơ sở vật chất nhà trường phối hợp với tổ bộ môn Toán trong việc đảm bảo nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền đạt hiệu quả.
* Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch:
Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí để kiểm tra, đánh giá hoạt động tuyên truyền, giáo dục đồng thời phân công tổ trưởng tổ Toán, ban thi đua học sinh(Thường vụ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên Toán) kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, cuối mỗi tháng báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và xét thi đua theo kế hoạch thi đua của trường. Định kỳ 2 tháng 1 lần phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn báo cáo bằng văn bản cho hiệu trưởng về công tác tuyên truyền, giáo dục Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường.
3.2.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán
* Mục tiêu biện pháp
Xây dựng và quán triệt tầm nhìn dài hạn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để làm cơ sở cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh chủ động trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán thành chương trình hành động cụ thể: Thi giáo viên giỏi cấp trường, thi giải toán online, thi THPT Quốc gia, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Tổ trưởng tổ Toán cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy Toán. Giáo viên Toán lập kế hoạch cá nhân tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; đánh giá kết quả học tập học sinh trong quá trình dạy Toán(Kế hoạch chi tiết cho học kỳ, từng tháng, từng tuần)
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Xác định tầm nhìn dài hạn về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất học sinh; từ đó có định hướng quy hoạch về đội ngũ, các điều kiện cho thực hiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Triển Khai Xây Dựng Kế Hoạch Về Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Và Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch
- Thực Trạng Đánh Giá Của Cbql Về Tập Huấn, Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Kiểm Tra Đánh Giá Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Vĩnh Long
- Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Giữa Các Bộ Phận, Thực Hiện Đầy Đủ, Nghiêm Túc Các Quy Định Về Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán
- Khảo Nghiệm Nhận Thức Về Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Đánh Giá Mức Độ Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
- Xây dựng tốt kế hoạch hoạt động hàng năm:
+ Xác định, quán triệt các căn cứ chỉ đạo của Bộ, Sở; cụ thể là công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng; công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/07/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Phòng Giáo dục trung học sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long; quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long về việc kết hợp một cách hợp lý giữa trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận trong các bài kiểm tra; kế giáo dục của trường THPT Nguyễn Thông.
+ Đánh giá thực trạng chính xác, đưa ra được ưu nhược, nguyên nhân; cụ thể: Kết quả học tập môn Toán năm học trước từng khối lớp(Điểm trung bình môn Toán, điểm kiểm tra học kỳ 2 môn Toán ); chất lượng 2 mặt giáo dục năm trước của trường; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; đội ngũ giáo viên Toán(Số giáo viên giỏi cấp trường, giỏi cấp tỉnh, kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, két quả xếp loại đánh giá công chức, danh hiệu thi đua); phân tích ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của: Chất lượng giảng dạy môn Toán, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giáo
viên Toán, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.
+ Thảo luận xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng: Hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng sư phạm triển khai dự thảo kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; thống nhất mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho thi (Học sinh giỏi, giải toán online, THPT Quốc gia), kiểm tra thường xuyên, định kỳ ở từng khối lớp.
+ Xây dựng biện pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; cụ thể:
Biện pháp 1: Tuyên truyền chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng và phẩm chất học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Biện pháp 2: Xây dựng ma trận đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết theo 4 mức độ: Biết, hiểu, vận dung, vận dụng cao.
Biện pháp 3: Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra môn Toán cho 3 khối (Quy định cụ thể số lượng câu hỏi cho khối 10, 11, 12 kể cả trắc nghiệm và tự luận; phân công số lượng câu hỏi cho từng giáo viên theo ma trận đề kiểm tra).
Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra tập trung cả khối các bài kiểm từ 1 tiết trở
lên.
Biện pháp 5: Tổ chức phân tích kết quả các bài kiểm tra, từ đó rút kinh
nghiệm, điều chỉnh ma trận đề, câu hỏi trắc nghiệm, phương pháp giảng dạy của thầy và phương pháp học tập của học sinh.
Biện pháp 6: Tổ chức triển khai về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học(Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể). Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn Toán , kế hoạch cá nhân giáo viên dạy Toán.
+ Phân công, phân cấp rõ người rõ việc, rõ trách nhiệm: Hiệu trưởng phân công tổ Trưởng tổ Toán cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong quá trình
giảng dạy; tổ chức hội thảo cấp tổ thống nhất nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện; cuối học kỳ tổ chức rút kinh nghiệm kết quả thực hiện và báo cáo hiệu trưởng; tổ chức sinh hoạt chuyên đề về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh(Phân công giáo viên cốt cán soạn chuyên đề và duyệt với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn). Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cụ thể hóa kế hoạch thi(Học sinh giỏi trường, giải toán online, THPT Quốc gia) và kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo phân phối chương trình; trực tiếp chỉ đạo tổ Toán thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán và cuối học kỳ báo cáo Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phân công phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chỉ đạo tổ văn phòng, nhân viên thiết bị chuẩn bị trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của tổ Toán cụ thể: Bố trí sơ đồ phòng thi, kiểm tra; trang thiết bị (Máy chấm trắc nghiệm, máy photo, phòng máy tính thi online, văn phòng phẩm,...).
+ Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo, chỉ đạo và quy trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán, cụ thể: Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp, thường vụ Đoàn trường triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán đến học sinh và phụ huynh học sinh thông qua họp phụ huynh học sinh đầu năm, sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ; Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên Toán xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng tổ Toán căn cứ kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn, chất lượng giảng dạy của giáo viên năm trước đề nghị danh sách giáo viên cốt cán môn Toán; Hiệu trưởng phối hợp phó hiệu trưởng quyết định danh sách giáo viên cốt cán của trường. Hiệu trưởng phân công giáo viên cốt cán môn Toán báo cáo chuyên đề cấp tổ về ”Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng tổ trưởng,tổ phó tổ Toán mỗi học kỳ dự 3 tiết, mỗi khối 1 tiết. Mỗi tháng tổ trưởng tổ Toán báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán cho Hiệu trưởng; cuối học kỳ tổ Toán họp tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch và báo cáo bằng văn bản cho Hiệu trưởng. Hai tháng một lần, Hiệu trưởng họp lớp trưởng, lớp phó học tập các lớp nắm thông tin phản hồi từ học sinh việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán, kết hợp với báo cáo tổ trưởng tổ Toán; Hiệu trưởng điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp tình hình thực tế nhà trường.
- Cuối mỗi năm học tiến hành tổng kết, đánh giá: Kết quả thực hiện, hiệu lực chỉ đạo của Hiệu trưởng; hiệu quả trên các mặt.
+ Kết quả giảng dạy, học tập môn Toán(Điểm trung bình, điểm kiểm tra học kỳ, điểm yếu-kém) so chỉ tiêu đầu năm.
+ Phân tích độ chênh giữa kiểm tra thường xuyên, định kỳ với điểm kiểm tra học kỳ bằng phần mềm quản lý Vietschool.
+ Học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp Quốc gia môn Toán
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Toán.
+ Công tác tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Toán, Thường vụ Đoàn trường.
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.
- Đề xuất các hành động quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch cho chu kỳ quản lý tiếp theo.
+ Tổ chức họp ban cán sự các lớp hàng tháng để nắm thông tin phản hồi từ học sinh về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán, từ đó có thể điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán sát thực tế nhà trường.
+ Hiệu trưởng tăng cường dự họp tổ chuyên môn để để kịp thời giải quyết những khó khăn của giáo viên Toán trong thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.
3.2.3. Tổ chức xây dựng ma trận, cấu trúc đề kiểm tra trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán phù hợp với sức học của học sinh cả về kiến thức, kỹ năng
* Mục tiêu biện pháp
Giúp CBQL, giáo viên Toán nắm vững và vận dụng có hiệu quả chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán học; việc biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL, giáo viên Toán.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Lập kế hoạch tổ chức xây dựng ma trận đề, tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán phù hợp với năng lực và phẩm chất học sinh, gồm:
Một là, xác định chuẩn phù hợp từng loại thi, kiểm tra thường xuyên, định kỳ và phù hợp đối tượng học sinh.
Hai là, tổ chức triển khai quán triệt lại các mức độ nhận thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng:
Ba là, tổ chức hội thảo cấp trường tập huấn cách xây dựng ma trận đề kiểm tra theo 4 mức độ.
Bốn là, Tổ chức phân tích khung năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng
trong chương trình . Tiêu chí hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Toán THPT.
Năm là, tổ chức xác định chuẩn đầu ra/ đầu vào cho từng lớp 10,11,12.
* Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch
- Hiệu trưởng phân công tổ trưởng tổ Toán thống nhất chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Toán phù hợp từng loại thi, kiểm tra thường xuyên, định kỳ và phù hợp đối tượng học sinh theo 4 mức độ
+ Thi học sinh giỏi Toán cấp trường thi chuẩn để xây dựng ma trận: 2 đ- thông hiểu, 4đ- vận dụng thấp, 4 đ-vận dụng cao.
+ Thi giải Toán online chuẩn xây dựng ma trận: 3 đ-nhận biết, 3đ-thông hiểu, 2đ- vận dụng thấp, 2 đ-vận dụng cao.
+ Kiểm tra 15 phút theo kế hoạch dạy học thì chuẩn xây dựng ma trận: 4 đ- nhận biết, 3đ-thông hiểu, 2đ- vận dụng thấp, 1 đ-vận dụng cao.
+ Kiểm tra 1tiết, kiểm tra chủ đề tự chọn theo kế hoạch dạy học thì chuẩn xây dựng ma trận: 3 đ-nhận biết, 3đ-thông hiểu, 3đ- vận dụng thấp, 1 đ-vận dụng cao.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ Toán tổ chức hội thảo cấp tổ triển khai quán triệt lại các mức độ nhận thức theo 4 mức dộ nhận thức:
+ Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;
+ Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
+ Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học;
+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh.
- Hiệu trưởng tổ chức hội thảo cấp trường tập huấn cách xây dựng ma trận đề kiểm tra, thực hiện theo các bước sau:
+ Liệt kê các chủ đề(nội dung, chương, chủ đề, …) cần đánh giá;
+ Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
+ Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề(nội dung, chương…);
+ Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
+ Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %;
+ Tính tỉ lệ % số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
+ Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
+ Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
+ Đánh giá lại ma trận (thẩm định) và chỉnh sửa, hoàn thiện.
- Hiệu trưởng phân công giáo viên cốt cán môn Toán phân tích khung năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình; tiêu chí hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Toán THPT trình Hiệu trưởng duyệt. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng tổ Toán tổ chức hội thảo cấp tổ triển khai các nội dung trên cho giáo viên toán của trường.