Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh là bộ phận quan trọng không thể tách rời trong quản lý giáo dục. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn học ở trường THPT là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của CBQL nhà trường và là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng giúp nhà trường phát triển đi lên. CBQL nhà trường có phương pháp quản lý tốt sẽ giúp các hoạt động trong nhà trường được vận hành thông suốt, hiệu quả, qua đó đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu chung của nền giáo dục nước nhà. Quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả trên bình diện quốc tế và trong nước. Đã có nhiều các công trình nghiên cứu được công bố, bên cạch những công trình có tính chất tổng quan về quản lý giáo dục thì các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của trường; quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập các bộ môn ngày càng có vị trí quan trọng.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu lý thuyết đo lường, đánh giá trong giáo dục đặc biệt phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và Anh .
Hệ thống lý luận về giáo dục, hệ thống lý luận về kiểm tra đánh giá được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu và hoàn thiện. Tại một số nước có nền giáo dục tiên tiến có điều kiện giảng dạy và học tập tốt luôn coi trọng công tác quản lý hoạt động kiểm tra kết quả học tập học sinh.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 1
- Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2
- Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Ở Trường Trung Học
- Các Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Xây Dựng Tầm Nhìn, Kế Hoạch Về Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Và Chỉ Đạo, Thực Hiện Xuyên Suốt, Hiệu Quả
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
J.A.Comenxki (1592-1670) là người đưa ra quan điểm hệ thống lớp bài trong thế giới cận đại. Theo ông, quá trình dạy học được xem xét một cách hệ thống bao gồm: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học. Do đó kết quả quá trình dạy học phải được thông qua việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập học sinh. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ góp phần điều chỉnh các yếu tố: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học sao cho hiệu quả và chất lượng (Phạm Khắc Quân, 2015).
V.A.Xukhomlinxki đưa ra vấn đề đánh giá cho điểm tốt hoặc không cho điểm. Theo ông, chỉ nên cho điểm tốt đối với bài làm tốt của học sinh; không cho điểm xấu (dưới trung bình) đối với bài làm không tốt của học sinh. Tác giả cho rằng điểm là phần thưởng cho hoạt động sáng tạo của người học. Đây là quan điểm mang tính nhân văn trong giáo dục (Phạm Văn Quân, 2013) .
Từ những năm 1970 trở lại đây có nhiều công trình nghiên cứu, xác định một cách khoa học nội dung đánh giá kết quả học tập học sinh như: Những vấn đề lý luận dạy học của việc đánh giá tri thức (V.M.Palomxki); con đường hoàn thiện việc kiểm tra tri thứ kỹ năng (X.V.Uxova)….Trong thời gian này cũng có nhiều tác giả nghiên cứu nguyên tắc của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan như: Các hướng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá tri thức của học sinh (N.D.Levitov). Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra đánh giá có thể nói đến quan điểm của Rowntree; mục đích của đánh giá là nhằm đánh giá thành tích, năng lực và sự tiến bộ người học (Cẩn Thị Hương, 2011) .
Xu hướng nghiên cứu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh trên thế giới hiện nay là giao cho giáo viên và học sinh chủ động. Phương pháp đánh giá được sử dụng đa dạng, sáng tạo và linh hoạt.Đánh giá dựa theo năng lực là đánh giá khả năng tiềm ẩn của học sinh dựa trên kết quả đầu ra của một giai đoạn học
tập. Đánh giá năng lực người học nhằm giúp giáo viên có thông tin kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy và giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình; giúp giáo viên và nhà trường xếp hạng kết quả học tập.
Nhiều nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc đánh giá quá trình học tập học sinh bằng các hình thức như: Quan sát, phỏng vấn, hồ sơ học tập, dự án, trình diễn, học sinh tự đánh giá. Đánh giá kết quả học tập học sinh thông qua dự án hoặc nghiên cứu nhóm được chú trọng; học sinh có thể trao đổi, tương tác với nhau, tìm hiểu từ thực tế, vận dụng kiến thức liên môn, hợp tác nghiên cứu có thể đưa ra nhận định sáng tạo. Đây là hình thức học tập tích hợp cao, giáo viên và học sinh tham gia đánh giá kết quả từng nhóm.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam khi thực dân pháp đô hộ, nền giáo dục Việt Nam bước vào giai đoạn mới, việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh củng thay đổi, với chủ trương quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh nhằm đào tạo một số người làm tay sai phục vụ cho bộ máy cai trị còn lại đa số nhân dân mù chữ, thất học. Nhưng trong giai đoạn này cách thức tổ chức quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh rất nghiêm túc.
Sau năm 1945, việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh đã thay đổi so với chế độ xã hội thực dân. Nền giáo dục Việt Nam đã trãi qua 3 lần cải cách, mỗi lần cải cách việc tổ chức quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đất nước(Phạm Khắc Quân, 2015) .
Trong thời gian gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự tác động về giáo dục của những nước có nền giáo dục phát triển, hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh có những phát triển
mới, với những thay đổi căn bản về triết lý, quan điểm, phương pháp và những hoạt động quản lý cụ thể như: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện đa dang trong suốt quá trình học; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhấn mạnh vai trò chủ động của học sinh; sự hợp tác; kinh nghiệm học tập của học sinh; việc lựa chọn câu hỏi, tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chú trọng quá trình và tập trung năng lực thực tế của người học.
Sự ra đời của quan điểm này cùng xu hướng mới trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong hệ thống lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá.
Trong thời gian gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá cụ thể như sau: Công trình Đánh giá trong giáo dục(Trần Bá Hoành, 1995); công trình Cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết những cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (Hoàng Đức Thuận & Lê Đức Phát, 1995); Công trình Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sư phạm(Nguyễn Kế Hào, 2006); Công trình Đánh giá và đo lường kết quả học tập(Trần Thị Tuyết Oanh, 2007) ; Công trình Kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu(Nguyễn Đức Chính & Đinh Thị Kim Thoa, 2005); Công trình Đo lường và đánh giá thành quả học tập (Nguyễn Thị Tuyết Oanh, 2007). Hầu hết các công trình này đều có hai phần nội dung chính là đề cập tới cơ sở lý luận của hoạt động giảng dạy nói chung, hệ thống lý luận về hoạt động kiểm tra đánh giá nói riêng, các khái niệm công cụ và quan trọng là xây dựng cơ sở lý luận của các phương pháp, nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá, các kỹ thuật xây dựng công cụ đo và đánh giá. Công trình “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học
tập(Dương Thiệu Tống, 2005) tác giả đã đưa ra cách đánh giá trong giáo dục qua. Vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với các khía cạnh khác nhau. Nhìn chung các quan điểm về đánh giá kết quả học tập học sinh trong nhà trường đều cho thấy: Việc đánh giá kết quả học tập học sinh phải theo một qui trình hợp lý thì mới đạt được tính chính xác, khách quan. Nghiên cứu Đo lường và đánh giá thành quả học tập(Lê Đức Ngọc, 2006), tác giả cho rằng việc đánh giá két quả học tập học sinh là cần thiết và phải có những công cụ đo lường một cách khách quan. Những nghiên cứu trên, chỉ tập trung vào kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục. Các tác giả chưa đề cập đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Gần đây, có một số nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra thưc trạng quản lý hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trương THPT hiện nay còn nhiều hạn chế thể hiện qua các luận văn:
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường THPT thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đại học Thái Nguyên(Nguyễn Tiến Minh, 2014).
- Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh (Trần Thị Thúy Hằng, 2013).
- Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường cao đẳng văn hóa và du lịch Sài Gòn, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh(Phạm Văn Quân, 2013).
- Quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập tại trường đại học Trà Vinh, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh(Lê Thị Linh Phi, 2015).
Các nghiên cứu của các luận văn tập trung một số nội dung nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường
phổ thông. Kết quả các nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận củng như thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông và đặc thù ở các địa phương. Tuy nhiên ở địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chưa có tác giả nào nghiên cứu hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Do vậy, đề tài nghiên cứu luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long là cần thiết trong việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường THPT góp phần nâng cáo chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh. Đề tài vừa có thể kế thừa những kinh nghiệm quản lý tốt về lý luận và thực tiễn tương tự, đồng thời cũng có tính mới trong việc áp dụng vào một địa bàn cụ thể.
1.2. Môt số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý và các chức năng của quản lý
* Khái niệm quản lý
Tác giả Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói rằng: Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo. Tiếng Việt cũng có từ quản lý và lãnh đạo riêng rẽ giống như manager và leader trong tiếng Anh(Đinh Viết Xuân, 2009).
Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định(Đinh Viết Xuân, 2009).
Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ thì: Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác(Đinh Viết Xuân, 2009).
Tư tưởng và quan điểm quản lý đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện. Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách Các nguyên tắc quản lý theo khoa học. Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc.
Trong cuốn Khoa học Tổ chức và Quản lý, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể.
Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý?(Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì?(Đối tượng quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức/biện pháp quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý). Từ đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa:
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý. Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan. Xã hội càng phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao (Hồ Văn Liên, 2009).