Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 10


xuất hiện khá sớm. Khi con người đã tích lũy được một “vốn liếng” nhất định từ cuộc sống, sự va chạm và cọ xát với thực tế trong một chừng mực nào đó mới nảy sinh “mâu thuẫn”, và tự vấn ra đời như một phương thức thể hiện thái độ của nhà thơ. Ngay từ những tập thơ đầu tiên, Nguyễn Duy đã có những câu thơ tự vấn tác động sâu sắc vào lòng người đọc: Thơ tặng người ăn mày (1973), Đánh thức tiềm lực (1980-1982), Sao (1975), Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (1986), Nhìn từ xa…Tổ quốc (1988), Khúc hát hòa bình (1985)…Những dấu hỏi từ mỗi trang thơ như xoáy vào lòng người đọc. Câu hỏi bắt nguồn từ nỗi day dứt khi lòng thương thì có thừa mà khả năng thì chẳng đủ. Trong vị thế một con người khốn khó ở một thời đại khốn khó, tấm lòng nhà thơ như bị tổn thương rất lớn bởi những nỗi đau, những mất mát của con người mà mình không thể san sẻ được. Đành tự dày vò mình, tự lên án , châm chọc để làm giảm đi sự lạc lõng của chính mình:

Hai con ong tôi tự nguyện nuôi để cho mũi nọc ong độc địa

Xâm lên vách tim tôi một dòng mai mỉa Cảm ơn lòng nhân ái của nhà thơ

(Thơ tặng người ăn mày)

Cái Tôi tự vấn đã đặt mình vào một bi kịch đời thường, bi kịch của sự mâu thuẫn giữa tình thương và cơm áo. Bi kịch một con người trong khoảnh khắc cuộc đời cũng chính là bi kịch của một thời đại, một dân tộc. Hiện thực cuộc sống không tránh né, nhưng cũng không quá gay gắt, đã bước vào thơ Nguyễn Duy cùng với một nhân sinh quan đậm truyền thống đã làm nên những dòng thơ, những nỗi niềm đầy thương cảm, khiến cho con người có thể thay đổi cách nhìn và hành động. Dấu hỏi trong lòng nhà thơ đã được đặt vẹn nguyên vào lòng người đọc, phải chăng đó cũng là cách san sẻ riêng của nhà thơ?


Cái Tôi càng dấn thân bao nhiêu thì tự vấn càng day dứt bấy nhiêu. Hỏi chính mình về mình, và hỏi chính mình về cuộc đời - đây chính là độ thâm sâu trong quá trình dấn thân vào cuộc đời của Nguyễn Duy. “Đánh thức tiềm lực” và “Nhìn từ xa…Tổ quốc” là hai bài thơ trước Đổi mới thể hiện rõ hơn cả những câu hỏi khó lý giải bằng hiện thực, mặc dù nó bước ra từ hiện thực. Những điều tồn tại quanh ta hằng ngày và đã sống cùng cha ông ta, bỗng một ngày trở thành những câu hỏi không thể trả lời ngay được khi bước vào thơ Nguyễn Duy :

Phù sa muôn đời như sữa mẹ Sông giàu đằng sông bể giàu đằng bể

Còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? Lòng đất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Câu hỏi như hướng vào người đọc bằng nhân vật “em”, trước đó câu hỏi đã là điều thôi thúc, dằn vặt trong lòng tác giả. Câu hỏi của một người thành câu hỏi của toàn quốc gia dân tộc:

Xứ sở thông minh

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 10

sao thật lắm trẻ con thất học

lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt

tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp tuổi thơ bay như lá ngã tư đường.

“Tự vấn” là con đường đầy thách thức và chông gai, những chông gai từ cuộc đời và từ chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình đi tìm những giá trị đích thực, tìm lối ra cho mình, có lúc cái Tôi muốn gục ngã, gục ngã vì một sự thật đắng cay, phũ phàng:

Thật đáng sợ ai không có ai thương càng đáng sợ ai không còn ai ghét


Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết ta là gì ?

ta cần thiết cho ai?

Có cực đoan quá chăng khi phơi bày hiện thực trần trụi đến thế trong thơ? Nhưng trên tất cả là tài năng với cá tính sáng tạo lấy nền là tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

Tự vấn của cái Tôi trữ tình đã thoát khỏi cái Tôi riêng. Tự vấn - để đánh thức bao u mê - những u mê chưa bao giờ được bật lên từ câu hỏi. Từ đó đối nghịch của hiện thực hiện ra, câu trả lời nằm ở sự vận động của khối óc và hành động chủ động của con người hiện tại.

Cái Tôi tự vấn - là biểu hiện của sự vận động không ngừng, là một tư duy tích cực thúc đẩy sự vận động đi lên của chủ thể trữ tình. Nguyễn Duy trước Đổi Mới và sau Đổi Mới luôn giữ trọn cái Tôi khát khao tìm tòi và dâng hiến. Có nhiều cách để biểu hiện tình yêu, Nguyễn Duy đã chọn cái cách mà ít người chọn nhất, đó là đi tìm những chỗ khuất đen tối, tìm những gì đau thương để hòng thay đổi, và làm tươi sáng hơn từ trong nhận thức ở mỗi con người. Những câu thơ tự vấn không đơn giản để thể hiện những ngạc nhiên, những bất ngờ thất vọng, mà cao hơn là những câu thơ “Tuẫn tiết”. Sau Đổi Mới, vẫn giữ tấm lòng thiết tha với cuộc sống với con người, Nguyễn Duy tiếp tục tìm ra những câu hỏi để tâm tình, để tự vấn, và để thành thơ:

- Đêm suông rỗng tuếch trăng tà Xuồng ba lá với em ta đâu rồi?

(Mùa nước nổi)

- Vọng chi ở giá chân mây

Người xưa hóa đá, người nay hóa gì?

(Vọng tô Thị)


Tự vấn để thương cảm cái mỏng manh yếu đuối của con người, mà cụ thể là người con gái “áo hình nhân dán thân người mỏng mai” trước cái khủng khiếp, dữ dội của thiên nhiên. Nhưng đồng thời cũng thể hiện được nét trữ tình trong cuộc sống bình thường của người dân sông nước Đồng Tháp Mười. Nỗi buồn tiếc chen lẫn với tình thương, và còn chút lãng mạn bàng bạc ở những câu thơ này, mặc dù gợi buồn. Nhưng đến “Vọng Tô Thị” , cái Tôi tự vấn đưa đến cho người đọc một nỗi chua chát thực sự về ý thức và đạo đức xã hội của con người. Câu hỏi mang nhiều sắc thái tâm trạng, vừa bất ngờ ngạc nhiên, vừa bất bình lại vừa mỉa mai, phê phán. Một câu hỏi mở vì không chỉ hướng về mình, mà còn để người đọc cùng suy ngẫm và phán xét. Có thể nói : câu thơ chứa sự thâm nho của nhà thơ, luận tội bằng cách để con người tự định tội. Câu thơ nhẹ nhàng mà thâm thúy, đó là tất cả nỗi niềm trong sự kết hợp giữa thẳng thắn và khéo léo, linh hoạt từ ngôn từ cho đến lối nói của nhà thơ.

Có những lúc lòng tĩnh lại, con người nhìn sâu tận đáy cuộc đời mình, để giác ngộ ra những điều đầy triết lý, ở đó chứa đựng niềm tin - một niềm tin được gói ghém, giữ gìn, để khi đối diện với mình mới bộc lộ :

Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò Thôi đừng trách cành tre sao mềm thế

đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ có hạnh phúc nào giá rẻ không em?

(Chợ)

Câu thơ như trùng xuống làm mềm người đọc bằng dấu hỏi cuối. Nguyễn Duy không chỉ thấy được những vết đen trong xã hội đương thời, mà ngay cả trong truyền thống - mặc dù là người trọng truyền thống - nhà thơ cũng tìm ra điểm hạn chế đáng loại bỏ, thanh lọc, đó là tâm lý tự ti, yếm thế của người Việt. Nếu cứ coi mình là con cò, cuộc đời mình là “cành mềm” thì,


lúc nào cũng chỉ “lộn cổ xuống ao” mà thôi, không thoát ra được. Sự nỗ lực nào cũng có kết quả, không có “sống dễ” mà sống phải có trả giá, đánh đổi - đó là triết lý, là quan niệm sống thoát khỏi truyền thống hạn chế của Nguyễn Duy. Và quan niệm này phù hợp với con người thời hiện đại, một quan niệm biện chứng về cuộc đời, mang lại quyền chủ động cho con người trước bản thân mình. Triết lí về cuộc đời đã cho thấy bề dày trải nghiệm của nhà thơ, ở đó bản thân nhà thơ được đưa ra làm đối tượng để tìm hiểu, chính vì vậy tuy là triết lý mang tính khái quát cao nhưng lại bắt nguồn từ một cuộc đời cụ thể và hiện hữu, tạo nên tính chính xác cho triết lý.

Tự vấn trong thơ Nguyễn Duy gần như là một thủ pháp nghệ thuật, hỏi để nêu vấn đề nhưng đồng thời để kết thúc một vấn đề (những câu hỏi không thể trả lời hoặc không cần trả lời) bởi đã hàm chứa trong đó một thái độ, một quan điểm và cảm xúc của cái Tôi trữ tình. Cái Tôi nhìn vào mình để độc giả thấy mọi người, và trong cái cuộc đời được gợi nên ấy lại thấy một tâm hồn và một tấm lòng không yên tĩnh.

Nếu cái Tôi tự vấn mang sắc thái nghiêm túc lạnh lùng đầy đau đớn, dằn vặt, thì cái Tôi trào lộng lại mang dáng vẻ ngông nghênh, bất cần, châm chọc, thách thức, nhưng thực chất là một kiểu trữ tình sâu sắc đầy tâm trạng .Tự vấn - trào lộng tuy là hai thái độ khác nhau, nhưng thực chất là hai biểu hiện của một nỗi niềm bắt nguồn từ cái nhìn thẳng, chân thực vào đời sống xã hội. Nhưng dù có thế nào thì tấm lòng nhân ái vẫn được đặt lên hàng đầu và chính vì vậy mới có tự vấn - trào lộng, để bằng cách này hay cách khác vạch rõ hiện thực cho con người thời đại thấu hiểu và dựng xây.

Nguyễn Duy đã “thừa hưởng” từ các bậc tiền bối Nguyễn Khuyến, Tú Xương…trước xã hội Tây Tàu nhố nhăng lối trào lộng cá tính. Tất cả những gì xã hội đương thời trân trọng, phô trương thì Nguyễn Khuyến, Tú Xương lại đặt trong cái phông hài hước, châm biếm. Cười đấy, nhưng là


cái cười ra nước mắt. Nguyễn Duy cũng vậy, tự vấn để trào lộng, cười mình, cười đời nhưng cái cười nào cũng bắt đầu từ tấm lòng muốn níu kéo những gì đẹp đẽ của dân tộc, muốn xây dựng cuộc đời có văn hóa và phát triển lâu bền. Trong chất trào lộng của cái Tôi trữ tình còn chứa cả niềm tin và một lòng khát sống. Trào lộng của Nguyễn Duy có cái ngông nghênh, thách thức của Tú Xương, lại có cái cười kín đáo, hiền lành của Nguyễn Khuyến. Đọc những câu thơ:

- Lam ba đa đời thường em nhảy kiểu vắt cẳng lên cổ rụng gối rối ruột tuột linh hồn

… Nào chân giày chân dép chân không

nhảy chân gỗ nhảy không chân siêu nhảy

(Khiêu vũ)

- Đại hạ giá món mũi lưỡi ế

mẹt lòng thiu tặng thum thủm cho ruồi

(Liền anh đi chợ)

Ta không khỏi kinh ngạc vì một tâm hồn ưa truyền thống mà sao lại “sành” như thế về cuộc đời phàm tục vốn xa vời với cõi thơ, xa vời với những gì ngọt ngào, đằm thắm truyền thống. Chất chào lộng bật lên từ chính cái lạ này và từ sự bạo dạn trong việc sử dụng ngôn từ của tác giả. Có lúc, chẳng cần e dè, cái Tôi trữ tình nói trắng toạc ra nhân tâm của mình bằng một giọng bất cần - bất cần sự đồng tình hay phản đối:

- Thần kinh hơi bị rối bời

người hơi bị ngợm ta hơi bị người

(Chạnh lòng 2)

- Chân mây hơi bị cuối trời Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu

(Chạnh lòng 1)


Và có lúc ta lại bắt gặp một giọng điệu đầy mỉa mai, coi thường những giá trị của cuộc sống như thánh hiền, triết gia, anh hùng, thi nhân…tất cả những giá trị tan chảy dưới ngòi bút sắc lạnh của Nguyễn Duy. Gần như chưa bài thơ nào thể hiện chất bụi bặm mà hồn hậu như “Cơm bụi ca”, “bụi” từ cái hăm hở mà xuềnh xoàng, cởi mở của tinh thần, đến “bụi” cả trong ngôn từ tác giả. Ở đó chứa cả niềm tin, lòng vui sống, vui vì đã hòa nhập được. Bài thơ mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu, ta tìm thấy sự khỏe khoắn, vui tươi từ nhịp thơ nhanh, mạnh và một ngôn từ không rào cản (tác giả dùng từ “vỉa hè” để diễn đạt một thứ hoạt động “vỉa hè” nhưng đầy tính nhân văn). Bài thơ vì vậy rất giàu nhân văn từ những điều tưởng chừng rất đơn giản thậm chí tầm thường.

Có lẽ cái Tôi tự vấn trào lộng biểu hiện rõ nét và sâu sắc nhất trong chùm thơ viết về vợ của Nguyễn Duy, bởi tác giả đã dành một tấm chân tình cho người phụ nữ là người vợ, người mẹ trong suốt cuộc đời mình. Và ở những bài thơ này bao giờ cũng là sự “giác ngộ”. Tú Xương từng chia sẻ nỗi cơ cực, nhẫn nại với vợ bằng “Thương vợ” và bao nhiêu giai thoại để đời. Nguyễn Duy cũng dành cho vợ một góc thơ hết sức chân tình, trào lộng mình để dâng cả tấm chân tình cho vợ. Trước vợ, thi nhân lúc nào cũng là một thi nhân, tự coi mình đang dấn thân vào “cuộc chơi hành hiệp lơ ngơ, vắt mình ra mấy giọt thơ nhạt nhèo”. Phải chăng “cơm áo không đùa với khách thơ” nên đành phải tự cười mình để cuộc đời bớt phần gay gắt, để người thiệt thòi nhất là Vợ còn có niềm an ủi - được thấu hiểu và sẻ chia. Từ tiếng thơ “thương vợ” này của ông, ta chợt nhận ra cái hiện thực cuộc sống, nhận ra giá trị của người nghệ sĩ, sự hy sinh của con người trong đời thường, nhận ra hạnh phúc, khổ đau của con người có những lúc sao thật đơn giản, nhỏ nhoi.

Trời xúi kẻ làm thơ đi làm báo

cũng trâu bò cũng láo nháo cũng lăng xăng


cũng tí toách những tấm hình đen trắng xoay trở nồi cơm nhuận bút nhì nhằng

(Nợ nhuận bút)

“Nợ nhuận bút” nhưng thực chất là nợ vợ bởi “em vẫn nguồn nhuận bút suốt đời ta”. Nguyễn Duy thật khéo và thông minh theo kiểu dân gian truyền thống, người vợ nào có thể giận một ông chồng biết “nịnh” đến thế, bởi người ta “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”, nhất là người chạy lại vừa thú tội vừa làm cho mình vui vẻ, đã cảm thấy mình được chia sẻ:

Áo mưa vợ dương cánh buồm giữa phố Chồng với con mấp mé một thuyền đầy Năm tháng bão giông sang sông lũ đổ Một tay em chèo chống ngày ngày ngày


Con chữ vụn rụng rơi tơi tả tuốt Ngoảnh lại còn ta con nít đến già

Rồi một ngày mẹ Đốp cười móm mém Em vẫn nguồn nhuận bút suốt đời ta

Cuộc sống khó khăn này ta bắt gặp không ít trong thơ các tác giả cùng thời, thời mà nhu cầu thiết yếu (cơm áo, nhà cửa) như là một nỗi ám ảnh không nguôi hiển hiện trong mỗi trang thơ:

Nhà chỉ có mấy thước vuông Sách vở xếp cạnh nồi

Tối em nằm mơ là quờ tay vào thùng gạo Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo

Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình….

(Lưu Quang Vũ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023