Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố

* Nguyên nhân hạn chế

- Một bộ phận CBQL, GV trường TH chưa có được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL chưa được thực hiện tốt; điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT chưa thực sự được đảm bảo.

Kết luận chương 2


Qua khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có thể rút ra những kết luận sau:

- Thực trạng hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH được các khách thể tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện chủ yếu là “Trung bình”.

- Hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý như xây dựng kế hoạch đánh giá; tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá; chỉ đạo khải khai hoạt động đánh giá; kiểm tra hoạt động đánh giá… Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH trên địa bàn thành phố được các khách thể tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “Trung bình”.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Yếu tố thuộc về nhà quản lý, yếu tố thuộc về GV, yếu tố thuộc về học sinh và yếu tố thuộc về môi trường quản lý. Qua khảo sát các khách thể đều đánh giá các yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học tại các trường TH.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH‌


Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 11

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh được đề xuất phải đảm bảo cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách của ngành GD&ĐT; phù hợp với nguyên tắc trong quản lý giáo dục. Muốn vậy phải xác định được xu hướng phát triển của giáo dục tiểu học, hoạt động dạy học và đánh giá KQHT trong trường TH hiện nay và bằng các biện pháp cụ thể phải thực hiện được mục tiêu đã xác đinh, trong đó xem quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học của trường TH. Việc tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế của các trường TH trong mỗi giai đoạn nhất định, tránh làm tràn lan, dập khuôn và máy móc.

Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh cần căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, KH&CN tại địa phương và thực tiễn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Về mặt lý luận, đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây dựng cái mới, độc lập và khác biệt với cái cũ. Không thể phủ nhận những thành công trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng

PTNL học sinh của các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh thời gian qua đã đem lại những thành tích đáng kể cho hoạt động đánh giá KQHT nói riêng và hoạt động dạy học nói chung trong nhà trường. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh hiện nay cũng không phải là thay thế hay xóa bỏ các hình thức, phương pháp quản lý hiện thời bằng những biện pháp hoàn toàn mới mà cần có tính kế thừa những yếu tố hợp lý, tích cực của các biện pháp quản lý hiện thời, tiến hành đổi mới một cách dần dần, tuần tự, bổ sung, tăng cường, điều chỉnh, cải tạo, thay thế những yếu tố chưa hợp lý, những yếu tố đã lỗi thời bằng những yếu tố mới, hợp lý hơn. Các biện pháp quản lý cũng có thể theo hướng đề xuất cách thức tổ chức các yếu tố của các hoạt động quản lý hoạt động đánh giá KQHT, cách thức tác động, vận hành các yếu tố đó trong điều kiện có thể nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý trong bối cảnh môi trường xã hội có những thay đổi.

Theo đó, sự kế thừa có chọn lọc những biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh trước đó sẽ không gây nên những xáo trộn lớn với hoạt động đánh giá KQHT mà sẽ dần dần phát triển và từng bước thay thế những yếu tố lạc hậu, bất cập bằng những yếu tố mới, phù hợp và hiệu quả hơn trên cơ sở cân nhắc, tính toán đến những đặc thù của hoạt động đánh giá KQHT, hoạt động dạy học trong các trường TH.

Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục được các điểm yếu của những biện pháp đang thực hiện, tận dụng tối đa việc kết hợp giữa các biện pháp cũ đang áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính đột phá để tạo thành một bước nhảy mới về chất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Bản thân hoạt động đánh giá KQHT là một hệ thống với nhiều yếu tố mạnh, yếu, lớn nhỏ khác nhau, cách thức tương tác, quan hệ giữa các yếu tố cũng không đơn giản. Những phần tử cấu thành nên hệ thống đó chính là các

yếu tố của hoạt động đánh giá KQHT trong nhà trường - tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau và bản thân mỗi yếu tố này cũng luôn ở trạng thái vận động và phát triển. Chính sự vận động và phát triển tổng hợp, đồng bộ của các yếu tố cấu trúc này tạo nên sự vận động và phát triển chung của hoạt động đánh giá KQHT. Khi nghiên cứu, phân tích về quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH không thể không phân tích về các yếu tố này, đồng thời xác định vị trí, vai trò, chức năng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó, khi tìm phương hướng tác động, nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động đánh giá KQHT cũng không thể xem nhẹ mối quan hệ giữa bản thân hệ thống các yếu tố cấu thành hoạt động đánh giá với môi trường xã hội, môi trường khoa học kỹ thuật…

Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đánh giá KQHT có nghĩa là xác định biện pháp quản lý phù hợp để tác động vào hệ thống, tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động hiệu quả.

Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh đưa ra để giải quyết một nhiệm vụ nhất định phải nằm trong hệ thống các biện pháp đã có và sẽ có nhằm đạt mục tiêu chung. Các biện pháp phải tạo sự đồng bộ, nhất quán, tránh được sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện các biện pháp sẽ phát huy được tính mới trong hệ thống, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý. Mỗi biện pháp là một mắt xích trong chuỗi hệ thống, có mối quan hệ và hỗ trợ để tạo nên tính đồng bộ và hiệu quả cho quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở mỗi trường TH. Nếu một biện pháp nào đó được xem nhẹ thì tính hiệu quả của các biện pháp sẽ giảm và không đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá được tính hiệu quả của một biện pháp quản lý được đưa ra. Để đảm bảo tính khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lý, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các biện pháp đề xuất cần phát huy các ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH.

Tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện; chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lý giáo dục; có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các liên đới tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán trong Trung tâm; đảm bảo kết hợp cân đối giữa yêu cầu và năng lực, giữa quyền hạn và trách nhiệm.

Để có thể triển khai thuận lợi trong thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH, các biện pháp được đưa ra phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trường, tránh xa rời thực tiễn; tránh áp đặt các ý kiến chủ quan.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên và các lực lượng giáo dục về đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm làm cho CBQL, GV nhận thức một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng hoạt động đánh giá kết quả học tập môn

Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh của trường TH, vai trò và sự cần thiết của quản lý đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải được tiến hành trên nền tảng của sự thống nhất, đoàn kết cao của không những cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý các trường mà còn là của toàn thể cán bộ, GV khác trong nhà trường. Chính vì thế, biện pháp quản lý được đưa ra phải tác động đến toàn bộ cán bộ, GV và có thể là cả người học. Mỗi thành viên phải ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong quá trình giáo dục của nhà trường. Chính ý thức của mỗi CBQL, GV sẽ là động lực và nền tảng giúp cho công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường đạt được hiệu quả cao.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

* Nội dung

Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho các bậc phụ huynh HS. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là nội dung cần thiết của công tác QL. Nội dung cần thực hiện là: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến tập thể phụ huynh HS các nội dung về đánh giá nói chung, đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng, hiểu về quan điểm đổi mới cách đánh giá HS thông qua các buổi họp phụ huynh HS, thông qua sổ liên lạc, các ấn phẩm của nhà trường, website, thông qua các hoạt động tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa nhà trường và gia đình. Giải đáp những ý kiến thắc mắc của phụ huynh HS về công tác đánh giá KQHT của HS theo định hướng phát triển năng lực, giúp họ hiểu điểm mới trong cách đánh giá này so với cách đánh giá trước.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với gia đình trong đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS: Nội dung của kế hoạch là những công việc mà nhà trường phải chủ động thực hiện để huy động sự cộng tác của phụ huynh nhằm đánh giá chính xác, toàn diện HS. Kế hoạch phải có những biện pháp thực hiện cụ thể; cần đề ra những yêu cầu đối với GV; có KT, đánh giá sự chủ động phối hợp của GV, sự quan tâm kết hợp của cha mẹ HS. Hiệu trưởng chỉ đạo GV dạy Toán truyền đạt thông tin thông qua qua GV chủ nhiệm hoặc có thể gặp trực tiếp (nếu cần thiết) phụ huynh HS trong trong công tác đánh giá KQHT. BGH nắm bắt tình hình qua GV để chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp với phụ huynh HS, đề ra một số yêu cầu đối với GV như: Hướng dẫn cha mẹ HS theo dõi, hỗ trợ HS học tập, tham gia đánh giá HS, phối hợp với GV, nhà trường trong việc giáo dục HS; giải đáp những ý kiến thắc mắc của phụ huynh HS về công tác đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh; liên lạc thường xuyên với phụ huynh HS bằng nhiều hình thức. Tăng cường theo dõi, KT giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp với GV, với gia đình tham gia đánh giá KQHT của HS.

- Tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thì đua về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học đến từng cán bộ, GV các trường TH trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý nói chung và quản lý đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học cho CBQL tại các trường TH của thành phố.

- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng CBQL và GV đi đôi với thực hiện chế độ chính sách phù hợp trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học.

* Cách thực hiện biện pháp

Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình về việc đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng phát triển năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023