Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp Đề Xuất Quản Lý


trong ban giám hiệu sau đó trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên hoặc định kì tổ chức các chuyên đề, hội thi như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; chuyên đề bồi dưỡng học sinh, hội thi giáo viên dạy giỏi; hội thi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; các chuyên đề hoạt động ngoại khóa, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn với trường bạn. Trong quá trình thực hiện kế hoạch trên, yêu cầu hiệu trưởng phải tạo điều kiện cụ thể cho tất cả giáo viên trong nhà trường đều tham gia, có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng động viên kịp thời để mọi người cùng được hưởng lợi từ hoạt động bồi dưỡng.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi để tất cả đội ngũ giáo viên đều tham gia các hoạt động của nhà trường, đồng thời tự giác bồi dưỡng chuyên môn đảm bảo đúng kế hoạch đã đăng kí hàng năm.

Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường cần gương mẫu trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

Tóm lại, cả bảy Giải pháp nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay. Bảy Giải pháp chúng tôi đề xuất ở trên là những Giải pháp mà Hiệu trưởng các trường THCS đã và đang thực hiện, nhưng vì lý do nào đó mà kết quả thực hiện chưa cao hoặc chưa được quan tâm thỏa đáng, do đó việc nghiên cứu và đưa ra bảy Giải pháp này để giúp hiệu trưởng các trường tham khảo, xem xét để vận dụng vào công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở đơn vị mình là cái đích mà chúng tôi muốn đạt tới.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất quản lý

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá đúng thực trạng và các Giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cốt cán và giáo viên các trường trung học


Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục - 11

cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3.3.3. Các bước trưng cầu ý kiến

Trên đây là các Giải pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng chođội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những Giải pháp đã đề xuất, để lấy ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 40 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Qua đó, để đánh giá và khẳng định về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các Giải pháp đề xuất, tôi đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia.

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi đã chọn 40 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đang tham gia quản lý và giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn huyện

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THCS trong huyện, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến. Chúng tôi đề cấp đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp đã nghiên cứu:

- Nhận thức về mức độ tính cấp thiết, gồm 04 mức độ: Rất cấp thiết; Khá cấp thiết; Ít cấp thiết; Không cấp thiết;

- Nhận thức về tính khả thi, gồm 04 mức độ: Rất khả thi; Khá khả thi; Ít khả thi; Không khả thi;

3.3.4. Kết quả trưng cầu ý kiến

Dưới đây là những Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS. Thầy/Cô đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp theo các mức độ sau: ( xem bảng phụ lục 3.1 kết quả khảo nghiệm 40 người)

* Về tính cấp thiết. Từ bảng thống kê cho thấy: Các Giải pháp đề xuất đều


được đánh giá ở mức độ khá cấp thiết và rất cấp thiết, tỷ lệ giao động của các Giải pháp đều đạt từ 75% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

* Về tính khả thi. Qua bảng ta có nhận xét: Các Giải pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao động từ 75% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong công tác bồi dưỡng. Đây là những Giải pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi không cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng thông qua các bài dạy, sinh hoạt chuyên môn, qua hệ thống Internet…

Tiểu kết chương 3

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, trong Chương 3 này chúng tôi đã đề xuất 07 giải pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay

Theo ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán thì những giải pháp này là cần thiết và có tính khả thi.

Việc đề xuất các giải pháp luôn dựa trên các nguyên tắc định hướng đảm bảo các yêu cầu về giáo dục; kết hợp lý luận với thực tiễn. Qua trao đổi với CBQLGD, cán bộ trong diện quy hoạch dự nguồn và giáo viên cốt cán các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đồng tình về tính cấp thiết và khả thi của 07 giải pháp cũng như nội dung và cách thực hiện của từng Giải pháp.

Mỗi giải pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu là: Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận đã chỉ ra rằng năng lực quản lý, chỉ đạo của CBQL có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động bồi dưỡng GV, là điều kiện cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng các yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS có hiệu quả trước hết phải có nhận thức đúng đắn về bồi dưỡng GV. Việc quản lý hoạt đồng bồi dưỡng GV cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV ở trường THCS do Hiệu trưởng đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên để quản lý hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả thì cần phải có sự tham gia của các CBQL, GV trong trường đồng thời có có sự phối hợp với các lực lượng chuyên gia. Bên cạnh đó muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS có hiệu quả nhà trường không phải chỉ cần chú trọng vào những Giải pháp mang tính hành chính mà cần quan tâm thỏa đáng đến việc áp dụng các Giải pháp khác, cung ứng các nguồn lực vật chất một cách hợp lý để có thể khuyến khích mọi GV tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu tôi đã chú trọng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Về thực tiễn: Để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc bồi dưỡng GV đóng vai trò quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THCS; công tác bồi dưỡng GV THCS ở huyện Đắk Glong đã được chú trọng trên nhiều nội dung với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít đối tượng khảo sát chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Một số nội dung và hình thức quan trọng chưa được chú trọng nhiều trong chương trình bồi dưỡng. Nhìn chung, kết quả bồi dưỡng GV THCS cần có sự cải thiện để nâng cao chất lượng.

Các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS chủ yếu được đánh giá ở mức độ thực hiện “khá thường xuyên” và kết quả thực hiện ở mức


“khá”. Trong các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, yếu tố nhận thức về vai trò của hoạt động này được đánh giá là tác động lớn nhất. Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đã xây dựng 07 giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Các Giải pháp này có tác động, ảnh hưởng, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng đến mục đích chung là nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp đề xuất đều được đánh giá khá cao. Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS cần thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ và thống nhất.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các trường THCS

Mỗi CBQLGD và giáo viên phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng các trường cần dựa vào kết quả bồi dưỡng của giáo viên để đánh giá giáo viên hàng năm.

Cần tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị cho hoạt động dạy học và bồi dưỡng cho giáo viên.

Cán bộ quản lý nhà trường cần chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lý, phát huy hết khả năng của giáo viên; tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Có văn bản chỉ đạo các trường THCS về quản lý, triển khai công tác bồi dưỡng cho giáo viên; xây dựng các tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên. Giúp đỡ các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên vào dịp hè hàng năm.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, BDGV, có chính sách hỗ


trợ kinh phí, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện

Xây dựng đề án quy hoạch đội ngũ CBQLGD, đội ngũ giáo viên THCS đến năm 2025 và các năm tiếp theo; Đề án tổng thể của ngành về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên và CBQLGD, chú trọng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS.

Sở GD&ĐT cần có chính sách xây dựng đội ngũ báo cáo viên cốt cán cấp tỉnh để đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV tại địa phương. Tăng cường hơn nữa việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV cốt cán các huyện/ thành phố, đồng thời mở rộng đối tường GV tham gia các lớp bồi dưỡng.


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Chánh (2004), Giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu.

2. Vũ Đình Chuẩn (2003), Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp của Thành phố Đà Nẵng, 2003.

3. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Cầu về các Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tin học ở trường Trung học cơ sở

4. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề GD và khoa học GD – Hà Nội.

5. Vũ Dũng-Phùng Đình Mẫn (2007), Tâm lý học quản lý, NXB GD, Hà Nội.

6. Harold Koontz (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Giáo trình khoa Quản lý Giáo dục – Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lý, Trường Cán bộ quản lý Trung ương 1, Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục – Một số khái niệm và luận đề, Trường Cán bộ quản lý Trung ương 1, Hà Nội.

10. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương, Hà Nội.

11. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường,

Giáo trình khoa Quản lý Giáo dục – Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

13. Bộ GD&ĐT (2011), Chương trình BDTX giáo viên THCS, Hà Nội.

14. Bộ GD&ĐT (2012), Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.


16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Đường (Chủ biên 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH

– HĐH, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

20. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, tập 1&3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Thị Hương (2011), Giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Huyện ủy Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (2014), Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của BCH TW Đảng (Khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Đắk Glong.

23. Huyện ủy Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 – 2020 , Đắk Glong.

24. Đặng Bá Lãm – Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách về kế hoạch trong quản lý giáo dục, NXB Giáo dục.

25. Lê Trần Lâm (1992), Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, ĐHSP Hà Nội.

26. Luật Giáo dục (2019), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019, Đắk Glong.

28. Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020, Đắk Glong.

29. Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2021, Đắk Glong.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023