Giắc điện của mô tơ (phía phụ tải)
4.1.3.Trình tự lắp
- Nối dây (+) ắc quy vào cực 8 (M+) và dây âm ắc quy vào cực 9 (MV), Mặt kính phải quay xuống dưới
- Nối dây (+) ắc quy vào cực 4 (MH) và dây âm ắc quy vào cực 8 (M+), mặt kính phải quay sang trái
- Nối dây (+) ắc quy vào cực 8 (M+) và dây âm ắc quy vào cực 4 (MH), mặt kính phải quay sang phải Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế
gương chiếu hậu bên ngoài.
2. Kiểm tra mô tơ gập gương
- Nối dây (+) ắc quy vào cực 2 (MF) và dây âm ắc quy vào cực 7 (MR), gương phải được mở ra
- Nối dây (+) ắc quy vào cực 7 (MR) và dây âm ắc quy vào cực 2 (MF), gương phải được gập vào
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế gương chiếu hậu bên ngoài.
3.Kiểm tra đèn báo rẽ
- Nối cực dương ắc quy (+) với cực 10 (TRNL) và cực âm với cực 6 (GND). Chắc chắn rằng đèn báo rẽ sáng
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, kiểm tra cụm báo rẽ
1.Lắp nắp sau gương
- Cài vấu ở mép dưới của nắp gương.
- Cài vấu ở mép trên của nắp gương.
- Sau khi lắp nắp sau gương, kiểm tra rằng không có khe hở giữa nắp và thân gương.
Chú ý: Nếu có khe hở giữa nắp và thân gương, thì gương sẽ gây ra tiếng ồn khi lái xe.
2. Lắp mặt gương
- Cài khớp 2 dẫn hướng trên gương chiều hậu bên ngoài.
- Cài khớp 2 vấu hãm và lắp gương.
3. Lắp cụm gương chiếu hậu vào thân xe
- Cài khớp vấu và lắp cụm gương chiếu hậu bên ngoài bằng 3 đai ốc.
Mômen: 8.0 N*m{ 82 kgf*cm , 71 in.*lbf }
- Lắp giắc nối.
4. Lắp kính gương chiếu hậu bên ngoài
- Dán băng dính bảo vệ vào mép dưới
- Ấn vào phần trên của mặt gương để nghiêng gương
- Dùng dao tháo gioăng, nhả hớp 2 vấu và 2 dẫn hướng
-Bóc băng dính bảo vệ
4.2. Công tắc điều khiển gương chiếu hậu
4.2.1.Trình tự tháo
1.Cụm công tắc điều khiển gương; 2. Ngăn chứa
1.Tháo ngăn đựng đồ trên bảng táp lô
- Mở ngăn chứa dưới tay lái
- Kéo ngăn chứa ra theo phương nằm ngang và nhả khớp 2 bản lề.
- Tháo ngạnh hãm của ngăn chứa lô ra khỏi rãnh vát của hộp và tháo ngắn chứa.
4.2.2. Trình tự kiểm tra
2.Tháo công tắc điều khiển gương
- Tháo giắc điện
- Tháo 2 ngạnh và tháo công tắc điều khiển gương ra khỏi ốp nhựa
1.Kiểm tra công tắc điều khiển gương
- Chọn chế độ L trên công cụm công tắc
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây
Điều kiện | Tiêu chuẩn | ||
4 (VL) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) | Lên | Ấn | 4 (VL) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) |
Không ấn | |||
4 (VL) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) | Xuố ng | Ấn | 4 (VL) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) |
Không ấn | |||
5 (HL) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) | Trái | Ấn | 5 (HL) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) |
Không ấn | |||
5 (HL) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) | Phải | Ấn | 5 (HL) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) |
Không ấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Tháo, Lắp, Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng, Sửa Chữa
- Thực hành điện thân xe - 16
- Trình Tự Tháo, Lắp, Kiểm Tra Và Sửa Chữa
- Trình Tự Tháo, Lắp, Kiểm Tra Và Sửa Chữa
- Thực hành điện thân xe - 20
- Thực hành điện thân xe - 21
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nếu kết quả không theo tiêu chuẩn, thay thế công tắc
- Chọn chế độ R trên công cụm công tắc
- Sử dụng ôm kế đo điện trở và kiểm tra kết quả theo bảng giá trị ở dưới
Điều kiện | Tiêu chuẩn | ||
3 (VR) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) | Lên | Ấn | 3 (VR) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) |
Không ấn | |||
3 (VR) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) | Xuống | Ấn | 3 (VR) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) |
Không ấn | |||
2 (HR) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) | Trái | Ấn | 2 (HR) - 8 (B) 6 (M+) - 7 (E) |
Không ấn | |||
2 (HR) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) | Phải | Ấn | 2 (HR) - 7 (E) 6 (M+) - 8 (B) |
Không ấn |
Nếu kết quả không theo tiêu chuẩn, thay thế công tắc
2.Kiểm tra công tắc gập gương
Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới
4.2.3. Trình tự lắp
đây.Điện trở tiêu chuẩn:
Điều kiện | Tiêu chuẩn | |
7 (E) - 10 (MF) 8 (B) - 9 (MR) | Ấn (Thu vào) | <1 Ω |
Không ấn | >10 kΩ | |
7 (E) - 9 (MR) 8 (B) - 10 (MF) | Ấn (Vị trí lái xe) | <1 Ω |
Không ấn | >10 kΩ |
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay công tắc
1.Lắp công tắc điều khiển gương
- Cài khớp và lắp cụm công tắc điều khiển gương
- Lắp giắc nối.
2.Lắp ngăn chứa đồ vào ốp nhựa
- Cài ngạnh hãm của ngăn chứa vào rãnh cắt của ốp nhựa
- Cài khớp 2 bản lề
- Đóng ngăn chứa trên bảng táp lô.
5. Câu hỏi tự học
1. Vẽ tách mạch điện hệ thống điều khiển gương điện của Toyota Altis 2013
2. Lập trình tự kiểm tra hệ thống gương điện của xe Deawoo Matiz 2011
3. Lập trình tự kiểm tra hệ thống gương điện của xe Kia Morning 2011
BÀI 8 : BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHÓA CỬA ĐIỆN
I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN
- Trình bày được các triệu chứng thường gặp và khu vực nghi ngờ có sự hư hỏng.
- Nhận dạng được các bộ phận trong hệ thống
- Đấu nối được mạch điện hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn trong lao động và vệ sinh công nghiệp
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Mô tả chung
Hệ thống khóa của trên ô tô có rất nhiều loại :
- Khóa cửa cơ khí,
- Khóa cửa điều khiển điện,
- Khóa cửa điều khiển từ xa ( loại này có thể đi kèm hệ thống chống trộm và khởi động thông minh);
Trong bài này nhóm tác giả chỉ đề cập kỹ đến hệ thống khóa cửa điều khiển bằng điện và giới thiệu một số mạch điện về hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa
1.1. Loại không có điều khiển từ xa
- Chức năng của các bộ phận trong hệ thống :
Các thành phần | Chức năng | |
1 | ECU điều khiển khoá- mở cửa (rơ le tổ hợp) | Relay tổ hợp nhận các tín hiệu từ mỗi công tắc và truyền các tín hiệu khóa hoặc mở cửa cho mỗi cụm khoá cửa để điều khiển việc khóa-mở cửa tại các cửa |
2 | Cụm khoá cửa (bộ chấp hành | Mỗi cửa có sử dụng một mô tơ điện để khóa- mở các cửa tương ứng. |
3. | Công tắc báo tình trạng mở và đóng của cửa xe (mỗi cửa xe được trang bị một công tắc) | Phát hiện tình trạng cửa (mở hoặc đóng) và phát ra dữ liệu đến ECU thân xe Bật ON khi cửa được mở ra và tắt OFF khi cửa đóng lại |
4 | Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa | Công tắc cảnh báo mở khoá cửa bằng chìa xác định xem chìa khoá điện đã được tra vào ổ khoá điện chưa. |
5 | Các công tắc điều khiển khóa-mở cửa | Có ba vị trí có thể điều khiển khóa và mở cửa. Vị trí và chức năng của các công tắc điều khiển khóa- mở cửa được mô tả trong hình 8.2 |
Vị trí của các bộ phận trong hệ thống được mô tả trên hình 8.1
Hình 8.1 Vị trí các bộ phận trong hệ thống khóa cửa
1. Công tắc cửa người lái; 2. Cụm khóa-mở cửa bên lái;
3. Công tắc chính điều khiển khóa-mở cửa; 4; Khóa điện;
5. Cảm biến tình trạng khóa điện; 6. ECU điều khiển khóa cửa ; 7,8,9. Cụm khóa cửa hành khách
- Chức năng của hệ thống :
Chức năng của hệ thống này chỉ là khóa-mở cửa tại các vị trí trên hình 8.2.
Hình 8.2. Các vị trí khóa và mở của trên ô tô
1. Khóa-mở cửa bằng công tắc điện; 2.Tay khóa-mở cửa khi ở trong xe;
3. Khóa- mở cửa bằng chìa khi ở ngoài
+ Công tắc chính : được lắp cùng cụm công tắc chính CSĐ. Công tắc này giúp người lái xe trong xe có thể điều khiển khóa hoặc mở tất cả các cửa (vị trí 1)
+ Công tắc phụ : tại mỗi cửa có thiết kế một công tắc, hành khách ngồi trong xe có thể mở từng cửa khi công tắc khóa (vị trí 2) khi công tắc chính khóa
+ Công tắc khóa mở cửa ngoài xe : dùng khóa-mở cửa khi không ở trong xe (vị trí 3)
Khi muốn khóa cửa xe chỉ cần cắm chìa khóa vào ổ khóa bên lái và xoay về vị trí khoá thì có thể khóa toàn bộ các cửa trên xe (các xe trước đây còn có cả ổ khóa hành khách trước)
Khi muốn mở cửa xe, nếu chỉ muốn mở cửa xe bên lái thì phải thực hiện thao tác thứ nhất (bước 1), còn nếu nếu muốn mở tất cả các cửa còn lại thì phải dùng thao tác thứ hai (bước 2)
Hình 8.3. Phương pháp mở cửa ô tô theo hai bước
1.2. Loại có điều khiển từ xa
Loại này dựa trên loại không có điều khiển từ xa và được trang bị thêm chìa khóa điều khiển từ xa và bộ thu phát tín hiệu điều khiển từ xa. Vị trí của chúng được mô tả trên hình
8.4. Hệ thống này không những có các chức năng như trên mà còn có thêm chức năng điều khiển từ xa : Khi ấn nút khóa hoặc mở trên khóa điều khiển từ xa, tín hiệu từ chìa sẽ được bộ thu nhận tín hiệu nhận dạng và phát tín hiệu đến ECU để điều khiển việc khóa và mở cửa
Hình 8.4 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khóa-mở cửa điều khiển từ xa
1. Chìa khóa điện, 2. ECU điều khiển khóa-mở cửa;
3. Bộ thu phát tín hiệu điều khiển khóa-mở cửa
Chức năng của các bộ phận chính trong hệ thống
Các chức năng | |
Công tắc điều khiển từ xa | - Truyền sóng rađiô yếu (các mã nhận dạng và mã chức năng) đến bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa. - Bật sáng đèn báo (LED) trong khi truyền tín hiệu |
Bộ thu phát tín hiệu tín hiệu điều khiển cửa và phát ra chúng dưới dạng dữ liệu mã hóa. | -Thu tín hiệu điều khiển của công tắc điều khiển - Mã hóa và truyền sóng rađiô yếu đến ECU điều khiển khóa-mở cửa |
Cụm công tắc cảnh báo mở khoá | Phát hiện nếu có chìa khoá trong ổ khoá điện. |
Các công tắc cửa xe và cốp | Bật ON khi cửa được mở và tắt OFF khi cửa đóng lại. Phát ra các mã tình trạng cửa (mở hoặc đóng) đến ECU điều khiển |
ECU điều khiển khóa-mở cửa | Gửi các tín hiệu điều khiển cửa từ xa ứng tới các bộ chấp hành khóa-mở cửa tại các cửa xe |
Bảng 8.1 Chức năng của các bộ phận chính trong hệ thống
Chức năng của hệ thống
Chức năng | Khái quát | |
1 | Chức năng khóa tất cả các cửa | |
2 | Chức năng mở tất cả các cửa | |
3 | Chức năng báo lại | Các đèn báo nguy nháy một lần khi cửa khóa, và nháy hai lần khi cửa mở khóa để báo rằng hoạt động đã hoàn tất. |
4 | Chức năng khóa tự động | Nếu không có cửa nào mở trong vòng 30 giây sau khi đang mở khóa bằng điều khiển từ xa, tất cả các cửa tự động khóa lại. |
5 | Chiếu sáng khi vào xe | Nếu các cửa bị khóa được mở khóa bằng thao tác điều khiển từ xa đèn trần sẽ sáng. Nếu một trong tình trạng sau xuất hiện, đèn sẽ tắt dần. -Trong 15 giây, các cửa không mở và cửa khóa bằng thao tác điều khiển từ xa. -Trong 15 giây, cắm chìa khoá vào ổ khoá điện và sau đó bật ON. -Không có hoạt động hay thao tác nào được thực hiẹn trong vòng 15 giây |
6 | Mã nhận dạng và chức năng nhận dạng của bộ điều khiển từ xa | Cho phép 4 chế độ để đăng ký mã nhận dạng điều khiển từ xa trong EEPROM (ghi và lưu), tích hợp vào trong bộ thu phát điều khiển cửa. |
Bảng 8.2 Chức năng của hệ thống