ở mức khoảng giữa trung bình khá với số điểm đánh giá trung bình biến động từ 2,72 đến 3,31/4 điểm.
Nội dung “Thực hiện xác định nhu cầu đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hàng năm” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,31/4 điểm, trong đó có 45,07% đánh giá tốt, 42,25% đánh giá khác, 11,27% đánh giá trung bình và có 1,41% đánh giá yếu, tiếp đến là tiêu chí “Thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của GV THCS với nội dung của khóa bồi dưỡng” với ĐTB đánh giá là 3,24/4 điểm với 45,07% đánh giá tốt, 36,62% đánh giá khá… Ngược lại, các tiêu chí như “Xử lý các thông tin từ việc khảo sát để điều chỉnh nhiệm vụ ĐT, bồi dưỡng cho phù hợp hơn với yêu cầu phát triển giáo dục”, “Xử lý các thông tin từ việc khảo sát để điều chỉnh nhiệm vụ ĐT, bồi dưỡng cho phù hợp hơn với yêu cầu của đội ngũ giáo viên”… chưa được đánh giá cao với ĐTB đánh giá từ CBQL lần lượt là 2,72/4 điểm và 2,77/4 điểm.
Xác định được việc tự học, tự bồi dưỡng là suốt đời đối với mỗi người nhất là đối với giáo viên lại càng có ý nghĩa. Việc bồi dưỡng năng lực cho giáo viên được nhà trường chú ý thực hiện nhưng phần lớn các nhà trường chỉ tập trung vào bồi dưỡng năng lực giáo dục qua các môn học, giáo dục qua các hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Còn năng lực xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục hay giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng chưa được tổ chức bồi dưỡng liên tục cho giáo viên hoặc chưa được chú trọng tổ chức thực hiện. Các giáo viên nhiều năm không tham gia công tác chủ nhiệm lớp hoặc công tác đoàn đội thường bị mai một về năng lực này. Họ khá lúng túng khi phải thực hiện các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giáo dục hoặc thực hiện các hoạt động giáo dục trong cộng đồng. Việc bồi dưỡng năng lực tự học được nhà trường quan tâm thực hiện, tập trung vào kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, tìm hiểu kiến thức môn học, vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng trong dạy học, đồi mới PPDH, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Nhìn chung, công tác bồi dưỡng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng như đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp giáo viên THCS theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV đã được nhà trường triển khai nhưng chưa đồng bộ, chưa toàn diện. Nếu các nội dung bồi dưỡng được tiến hành một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển ĐNGV các nhà trường.
2.4.5. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ đánh giá đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nhiệm vụ đánh giá giáo viên THCS tại huyện huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đánh giá giáo viên theo quy định hiện hành | 34 | 47.89 | 29 | 40.85 | 6 | 8.45 | 2 | 2.82 | 3.33 | 1 |
2 | Chỉ đạo các trường thực hiện khảo sát năng lực dạy học và giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục | 21 | 29.58 | 28 | 39.44 | 19 | 26.76 | 3 | 4.22 | 2.94 | 6 |
3 | Thu nhận các báo cáo về đánh giá giáo viên từ các nhà trường và thực hiện cập nhật các báo cáo phục vụ công tác quản lý | 24 | 33.80 | 30 | 42.25 | 14 | 19.72 | 3 | 4.22 | 3.06 | 5 |
4 | Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đánh giá giáo viên, CBQL theo chuẩn | 28 | 39.44 | 31 | 43.66 | 11 | 15.49 | 1 | 1.41 | 3.21 | 3 |
5 | Thực hiện kiểm tra, rà soát minh chứng đánh giá giáo viên | 24 | 33.80 | 37 | 52.11 | 9 | 12.68 | 1 | 1.41 | 3.18 | 4 |
6 | Cập nhật, lưu trữ hồ sơ kết quả đánh gia đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD phục vụ công tác quản lý | 34 | 47.89 | 26 | 36.62 | 11 | 15.49 | 0 | 0 | 3.32 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Trường Trung Học Cơ Sở
- Khái Quát Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Kết Quả Khảo Sát Các Vấn Đề Chung Có Liên Quan Đến Kết Quả Thực Hiện Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Tại Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Biện Pháp 4: Chỉ Đạo Và Tạo Các Điều Kiện Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất Nhằm Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nhiệm vụ đánh giá giáo viên THCS tại huyện huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho thấy hầu hết CBQL đều đánh giá các tiêu chí, nội dung ở mức khá với ĐTB từ 2,94 đến 3,33/4 điểm thể hiện không có sự chênh lệch nhiều.
Nội dung “Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đánh giá giáo viên theo quy định hiện hành” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,33/4 điểm, trong đó có 47,89% đánh giá tốt, 40,85% đánh giá khá, 8,45% đánh giá trung bình và 2,82% đánh giá yếu. Tiếp đến là tiêu chí “Cập nhật, lưu trữ hồ sơ kết quả đánh gia đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD phục vụ công tác quản lý” với ĐTB = 3,32/4 điểm. Ngược lại, các tiêu chí “Chỉ đạo các trường thực hiện khảo sát năng lực dạy học và giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục” và “Thu nhận các báo cáo về đánh giá giáo viên từ các nhà trường và thực hiện cập nhật các báo cáo phục vụ công tác quản lý” chưa được đánh giá cao với ĐTB lần lượt là 2,94/4 điểm và 3,06/4 điểm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đắk Glong, thực hiện theo quy định hiện hành các Hiệu trưởng thực hiện đánh giá giáo viên vào cuối học kỳ và mỗi năm học theo các bước sau:
- Giáo viên viết bản tự nhận xét, kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ được giao từ đầu năm học như: Phẩm chất chính trị, hiệu quả công việc được giao, tư cách lối sống, khả năng phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội của mỗi cá nhân.
- Tập thể góp ý kiến và xếp loại (giáo viên góp ý kiến và xếp loại ở tổ chuyên môn cũng như bình bầu danh hiệu thi đua theo tiêu chuẩn quy định về số lượng, danh hiệu: Lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, bằng khen, giấy khen...)
- Sau khi có kết quả xếp loại, danh hiệu thi đua từ tổ chuyên môn đối với từng cá nhân, hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường đánh giá xếp loại và công khai kết quả xếp loại và bình xét thi đua của giáo viên trước phiên họp của hội đồng nhà trường và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.
- Giáo viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không nhất trí với đánh giá hội đồng thi đua nhà trường.
Bên cạnh đó, đánh giá giáo viên dựa vào giáo viên dạy giỏi ở các cấp: Cấp trường, cấp huyện... việc đánh giá công nhận danh hiệu giáo viên giỏi thường được tiến hành qua các hội thi giáo viên giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh.
Như vậy, có thể thấy rằng việc giáo viên tự đánh giá và đánh giá giáo viên của nhà trường THCS huyện Đắk Glong đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc kích thích tinh thần làm việc của giáo viên cũng như giúp họ sớm nhận ra những tồn tại thiếu sót trong quá trình việc thực hiện nhiệm vụ được giao, từ đó thúc đẩy họ học tập để tự hoàn thiện mình tốt hơn. Nhưng có thể nhận thấy công tác kiểm tra, đánh giá vẫn còn mang tính phong trào, mang màu sắc văn bản nhiều, việc hậu kiểm tra đánh giá chưa làm tích cực.
2.4.6. Thực trạng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
* Yếu tố khách quan
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Tiêu chí đánh giá | Rất ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Các quy định về quản lý nguồn nhân lực cho GD của cơ quan quản lý cấp trên còn nhiều bất cập | 44 | 61.97 | 19 | 26.76 | 8 | 11.27 | 0 | 0 | 3.51 | 1 |
2 | Địa phương chưa có chế độ khuyến khích đội ngũ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ | 31 | 43.66 | 31 | 43.66 | 9 | 12.68 | 0 | 0 | 3.31 | 4 |
3 | Môi trường sư phạm, điều kiện làm việc của các cơ sở giáo dục còn hạn chế | 37 | 52.11 | 31 | 43.66 | 3 | 4.23 | 0 | 0 | 3.48 | 2 |
4 | Điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương còn khó khăn | 28 | 39.44 | 37 | 52.11 | 5 | 7.04 | 1 | 1.41 | 3.30 | 5 |
5 | Vị thế của nghề GV còn thấp so với các ngành nghề khác | 34 | 47.89 | 27 | 38.03 | 9 | 12.68 | 1 | 1.41 | 3.32 | 3 |
Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho thấy, đa số các yếu tố khách quan được đề xuất đều ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trong đó, yếu tố “Các quy định về quản lý nguồn nhân lực cho GD của cơ quan quản lý cấp trên còn nhiều bất cập” là yếu tố khách quan ảnh hưởng nhất với ĐTB = 3,51/4 điểm, tiếp đến là “Môi trường sư phạm, điều kiện làm việc của các cơ sở giáo dục còn hạn chế” với 3,48/4 điểm. Ngược lại, yếu tố “Điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương còn khó khăn” và “Vị thế của nghề GV còn thấp so với các ngành nghề khác” là hai yếu tố có sự ảnh hưởng thấp hơn với ĐTB = 3,30 và 3,32/4 điểm.
* Yếu tố chủ quan
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Tiêu chí đánh giá | Rất ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Kế hoạch tuyển dụng GV của địa phương được chưa hợp lý | 46 | 64.79 | 19 | 26.76 | 6 | 8.45 | 0 | 0 | 3.56 | 2 |
2 | Chế độ hỗ trợ lương, thưởng, cho đội ngũ giáo viên còn chưa hợp lý | 34 | 47.89 | 33 | 46.48 | 4 | 5.63 | 0 | 0 | 3.42 | 5 |
3 | Sử dụng đội ngũ giáo viên chưa có hiệu quả | 33 | 46.48 | 35 | 49.30 | 3 | 4.23 | 0 | 0 | 3.42 | 5 |
4 | Điều kiện, cơ sở vất chất, tài chính, cơ chế chính sách phục vụ bồi dưỡng phát triển đội ngũ chưa hợp lý | 38 | 53.52 | 27 | 38.03 | 6 | 8.45 | 0 | 0 | 3.45 | 3 |
5 | Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập | 51 | 71.83 | 17 | 23.94 | 3 | 4.23 | 0 | 0 | 3.67 | 1 |
Cũng giống các yếu tố khách quan, sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan có sự ảnh hương mạnh hơn đến triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông với ĐTB từ 3,42 đến 3,67/4 điểm. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS là “Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập” với ĐTB = 3,67/4 điểm, tiếp đến là yếu tố “Kế hoạch tuyển dụng GV của địa phương được chưa hợp lý” với ĐTB = 3,36/4 điểm. Hai yếu tố “Chế độ hỗ trợ lương, thưởng, cho đội ngũ giáo viên còn chưa hợp lý” và “Sử dụng đội ngũ giáo viên chưa có hiệu quả” được đánh giá có sự ảnh hưởng thấp hơn với 3,42/4 điểm.
Có thể nói, các yếu tố ảnh hưởng được đề xuất đều có sự ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố sẽ giúp xác định được các nguyên nhân, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.5. Đánh giá chung về đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
2.5.1. Những kết quả đạt được
- ĐNGV phần lớn trẻ nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, gắn bó với nghề, có ý thức tự học vươn lên, vượt khó nhạy bén với cái mới, đoàn kết chia sẻ với đông nghiệp.
- Chất lượng đội ngũ từng bước được cải thiện, công tác sắp xếp bố trí đội ngũ được quan tâm, những giáo viên có năng lực quản lý đều được đề bạt và cơ cấu vào vị trí lãnh đạo, quản lý nhà trường. Những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt được phân công dạy các lớp chất lượng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, Ôn thi vào trung học phổ thông, làm công tác chủ nhiệm. Đây cũng là biện pháp kích thích sự sáng tạo của mỗi giáo viên và rèn luyện họ trong nhiều tình huống khác nhau để họ bộc lộ những năng lực tiềm ẩn của bản thân, giúp họ vươn lên hoàn thiện mình.
- Công tác tuyển dụng giáo viên của nhà trường mặc dù được tự chủ hoàn toàn nhưng cũng đã đóng vai trò nhất định trong việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức tại địa phương giáo viên được bố trí sau khi hết thời gian thử việc phải có nhận xét của nhà trường về phẩm chất đạo đức chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu
cầu công tác và đề nghị UBND huyện phòng giáo dục và đào tạo quyết định bổ nhiệm ngạch chính thức.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được các nhà trường chú trọng, các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung được đảm bảo tạo động lực cho giáo viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề mến trẻ.
- Việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện và môi trường pháp lí được chú trọng, ĐNGV có điều kiện để phát triển trí tuệ, tài năng và sức sáng tạo một cách công bằng đảm bảo thấu tình đạt lí, tạo được sự đoàn kết và đồng thuận cao trong hội đồng sư phạm nhà trường.
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
- Chất lượng và hiệu quả giáo dục của Đắk Glong còn thấp so với mặt bằng chung; tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp; tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành. Chất lượng giáo dục nhìn chung chưa đồng đều và bền vững đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Cơ cấu ĐNGV còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, số lượng trên chuẩn còn rất thấp, sự mất cân đối về tỉ lệ giữa các bộ môn, giáo viên còn thiếu so với qui định, đội giáo viên hầu hết là trẻ, ít giáo viên nòng cốt. Chất lượng ĐNGV còn nhiều hạn chế, một số giáo viên đào tạo tại chức năng lực chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy vẫn phải bố trí lên lớp, chưa có cách giải quyết. ĐNGV chưa cố gắng cao trong việc tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực để theo kịp sự phát triển của xã hội hiện nay.
- Việc phân công, sử dụng giáo viên của lãnh đạo nhà trường còn mang tính chủ quan, mệnh lệnh, đôi lúc áp đặt hoặc còn mang nặng cảm tính của lãnh đạo nhà trường, chưa thực sự đảm bảo tính dân chủ, đôi khi còn không căn cứ vào năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác. Điều này làm cho một bộ phận giáo viên bị động trong việc lên kế hoạch giữa công việc nhà trường và công việc cá nhân, làm cho
giáo viên tâm trạng gò ép khi nhận nhiệm vụ, ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công việc của ĐNGV.
- Nhu cầu được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ của ĐNGV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chưa cao nên hạn chế việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ còn nhiều bất cập, việc nghiên cứu đánh giá về tình hình đội ngũ để xây dựng chiến lược phát triển hoặc để có những quyết sách chưa được quan tâm đúng mức. Chế độ tiền lương được cải thiện đáng kể, song sự biến động về thị trường, giá cả theo chiều hướng ngày càng tăng làm cho đời sống của giáo viên ngày càng gặp nhiều khó khăn, thu nhập chưa đảm bảo cho giáo viên ổn định đời sống, để họ toàn tâm toàn ý với nghề. Việc khai thác năng lực tiềm tàng của đội ngũ giáo viên còn hạn chế do việc sắp xếp, bố trí đội ngũ, chế độ đãi ngộ nhiều khi chưa hợp lí.
- Công tác xây dựng môi trường sư phạm và môi trường pháp lí cho đội ngũ giáo viên phát triển chưa được tốt; việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại, nhiều khi còn mang tính hình thức, nể nang chưa phản ánh đúng thực chất năng lực và sự cống hiến của giáo viên.
* Nguyên nhân
- Ngành GD&ĐT huyện Đắk Glong trong đó có giáo dục THCS luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đội ngũ CBQL giáo dục nhiệt tình, có năng lực. ĐNGV ham học hỏi đạt tới trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân huyện Đắk Glong.
- Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS huyện Đắk Glong có nguyên nhân chính đó là đời sống vật chất của nhân dân trong huyện còn chưa cao, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, việc đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho ngành giáo dục rất hạn hẹp. ĐNGV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, một bộ phận