Ban Quản Lý Các Di Tích Trọng Điểm Quảng Ninh (2009) Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Bạch Đằng Năm 1288 , Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

lược trong tác chiến đường sông; về chất liệu, phân bố, kỹ thuật... cho thấy mối quan hệ tương đồng về chức năng và niên đại.

Qua các nguồn tư liệu khảo cổ học, kết quả xác định niên đại tuyệt đối mẫu cọc gỗ phát hiện được, kết hợp các nguồn tư liệu lịch sử, các di tích tâm linh và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian chúng tôi cho rằng di tích bãi cọc Cao Quỳ là một trận địa chống giặc có niên đại cuối thế kỷ XIII - một trong những bãi cọc tạo nên thế trận chiến lược trong chiến thắng vang dội vào mùa xuân năm 1288 của quân và dân nhà Trần trước đội thuỷ quân xâm lược của nhà Nguyên.

Quân dân nhà Trần đã chọn địa điểm này làm một trong những chốt chặn nhằm tiêu hao sinh lực của thủy quân địch và kiềm chế trước khi đẩy chúng vào các trận địa cọc ở vùng Quảng Yên. Trận địa này cũng có thể được dùng để chặn giặc, không cho thủy quân Nguyên đánh xuống nơi đặt căn cứ của quân dân triều Trần ở vùng Trúc Động và khu vực lân cận. Đồng thời không cho chúng đi đường sông Giá qua sông Cấm để ra cửa biển cũng như ngăn chặn chúng đổ bộ lên bờ. Toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi phải theo sông Đá Bạc để tiến xuống sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa mai phục của ta - nơi được chọn làm trận địa quyết chiến, chặn đứng và tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy trên đường rút chạy. Đây là lần đầu tiên, một loại hình di tích như vậy được phát hiện qua khai quật khảo cổ học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

KẾT LUẬN

Trong khoảngg thời gian hơn 1 năm khẩn trương làm việc, với gần 2.000m2 được khai quật, nghiên cứu tại di tích Cao Quỳ đã phát lộ những dấu tích khảo cổ học quan trọng. Bên cạnh đó, đoàn đã tiến hành khảo sát mở rộng trong phạm vi các xã Liên Khê, Lưu Kiếm, Lại Xuân.

Địa tầng chung của khu vực cho thấy tính chất của một bãi lầy xen kẽ gò đất thấp ven sông. Gò đất này được hình thành trên cơ sở lớp sét vàng loang lổ, tiếp đến là các lớp bùn nâu hồng, xám xanh và nâu xám được hình thành từ các trầm tích sông biển; trên bề mặt lớp này, ở khu vực có địa thế cao, hình thành một lớp màu vàng đỏ. Như vậy, sông Đá Bạc hiện tại đã lùi dần về phía Bắc khoảng 350m so với trước kia.

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa tại các hố 19.CQ.H2 và 19.CQ.H3 cho thấy phấn hoa bào tử của cây nhiệt đới chiếm ưu thế. Với sự có mặt của cây ngập mặn và lợ, đặc biệt là mức độ chiếm ưu thế của thực vật ưa nước lợ, có thể thấy khu vực này là vùng đầm lầy cửa sông ven biển.

Hai cuộc khai quật đã phát hiện 38 cọc gỗ, 02 cụm gỗ, 21 hố chôn cọc và 5 hố đất đen. Các cọc gỗ phân bố không đều, xuất lộ ở độ sâu khác nhau nhưng chủ yếu là trong lớp đất bùn nâu nhạt lẫn hạt laterite. Mặt cắt một số cọc cho thấy phần chân cọc đều được chặt khá phẳng. Chỉ cọc 19.CQ.H1.C1 là được cắm qua lớp đất sét vàng loang lổ sét trắng, các cọc còn lại đều nằm trong lớp bùn xanh đen lẫn cát mịn. Các cọc này được làm từ các loại gỗ như nghiến, lim, sến và các loại gỗ khác.

Bãi cọc có phạm vi phân bố trong khoảngg 50 - 100m theo chiều Bắc - Nam và chừng 150 - 200m theo chiều Đông - Tây. Như vậy, có khả năng còn thấy cọc trong phạm vi rộng hơn. Về phương pháp đóng cọc, các lớp đất tại đây chủ yếu là bùn lỏng, ít cát, ít vỏ nhuyễn thể trong môi trường nước nên việc chặt bằng hoặc tròn chân cọc rồi liên tục dùng động tác nhổ cọc lên thả cọc xuống sẽ

làm cho cọc được cắm sâu xuống lớp bùn. Tuy nhiên, dụng cụ để nhổ cọc lên, thả cọc xuống chúng tôi vẫn chưa thể xác định bởi chưa có chứng cứ. Ngoài ra tại đây có thể còn cách đào hố chôn cọc tại khu vực cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Bên cạnh cọc gỗ, chúng tôi còn phát hiện một số di tích khác như cụm gỗ, hố chôn cọc, hố đất đen hay một số di tích khác.

Di vật thu được trong các hố khai quật không nhiều, chỉ phát hiện được một số đoạn sắt, chưa rò hình dạng, bị ô xi hóa nhiều, rộng 2 - 4cm. Di vật dài nhất 99cm, còn lại thường là các mẩu gãy. Bên ngoài bãi cọc phát hiện một số mảnh gốm mang phong cách Đông Hán, tuy nhiên những mảnh gốm này xuất lộ tại các lớp xáo trộn phía trên trong tình trạng vỡ nát, được đưa đến trong thời hiện đại nên không liên quan tới bãi cọc và ít có giá trị nghiên cứu.

Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 14

Ngoài bãi cọc Cao Quỳ, trước đây chúng ta cũng đã phát hiện một số bãi cọc ở khu vực Quảng Yên (Quảng Ninh) và sau đó là bãi cọc Đầm Thượng (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng). Tất cả các bãi cọc nêu trên tuy có một số điểm khác nhau nhưng nhìn chung chúng có nhưng nét tương đồng cơ bản. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đều cho rằng chúng có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng của quân và dân nhà Trần năm 1288.

Qua tư liệu khảo cổ học, kết quả phân tích tuổi tuyệt đối của các mẫu gỗ, kết hợp với tài liệu lịch sử, các di tích tâm linh có liên quan và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, chúng tôi cho rằng di tích chính là một trong những bãi cọc tạo nên thế trận trong trận chiến chiến lược, góp phần đánh bại đội thuỷ quân Nguyên xâm lược năm 1288 của quân và dân nhà Trần.

Bạch Đằng, hai tiếng thiêng liêng đó đã đi vào lịch sử dân tộc, vào tâm hồn và cuộc sống của người dân Việt Nam ta như một tượng đài chiến thắng, một biểu tượng của tinh thần yêu nước, của trí thông minh sáng tạo và ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm. Vốn là một dòng sông tự nhiên không

dài lắm nhưng bao la, hùng vĩ. Nhà thơ Trương Hán Siêu thời Trần đã khắc hoạ vào thơ ca một bức tranh tuyệt vời về dòng sông đó:

Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu, Bờ lau san sát, bến nước đìu hiu.

Dòng sông đẹp như tranh ấy đã bao phen nổi sóng căm thù cùng với cả dân tộc nhấn chìm quân xâm lược từ phương Bắc, lập nên nhiều chiến công chói lọi trong sử sách [30, tr.12].

Về phía thượng nguồn, nối liền với sông Bạch Đằng là sông Đá Bạc, con sông bắt đầu từ bến phà Đụn tại khu vực xã Lại Xuân, nối liền với sông Bạch Đằng tại khu vực ngã ba sông Đá Bạc, Bạch Đằng và sông Thải. Tất cả các con sông trên đều chảy qua địa phận huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), nơi đã phát hiện ra một số bãi cọc gỗ, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là bãi cọc Cao Quỳ thuộc xã Liên Khê. Đây cũng là lần đầu tiên phát hiện và tiến hành khai quật khảo cổ học một loại hình di tích như vậy tại thành phố Hải Phòng.

Việc phát hiện di tích bãi cọc Cao Quỳ mở ra nhiều cái nhìn, hướng đi mới trong việc nghiên cứu các chiến thắng của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng nói chung và trận chiến năm 1288 nói riêng, đặc biệt là loại hình di tích bãi cọc chiến trường. Việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu tại khu vực này góp phần làm rò hơn lịch sử của vùng đất Hải Phòng, giúp nâng cao lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, gìn giữ các di tích lịch sử văn hoá và phát triển kinh tế cho tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh (1962) “Cuộc kháng chiến của nhà Trần đã ngăn chặn sự bành trướng của Mông Cổ xuống Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9, tr.16-20.

2. Đào Duy Anh (1969), “Những cọc lim đào được với sự đổi dòng của sông Bạch Đằng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 12, tr.10-18.

3. Ban Quản lý các Di tích trọng điểm Quảng Ninh (2009) Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Lương Bích (1980) “Tài điều giặc và đại phá giặc tuyệt giỏi của quân dân ta trong trận Bạch Đằng năm 1288”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tr.23-28.

5. Nguyễn Lương Bích (1981), Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Sỹ Chân (1997) “Một số tư liệu mới phát hiện về hành cung Lưu Đồn của nhà Trần và trận thuỷ chiến cửa Đại Bàng (8-1-1288), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, tr.72-83.

7. Nguyễn Phương Chi (2005) “Vài nét tình hình kinh tế thời Trần Nhân Tông (1258 - 1308)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, tr.24-31.

8. Phan Huy Chú (1992) Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dị, Văn Lang 1962. “Nghiên cứu về trận Bạch Đằng năm 1288”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 43, tr.27-36.

10. Nguyễn Văn Dị, Văn Lang (1963) “Bàn thêm về trận Bạch Đằng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 49, tr.37-47.

11. Phan Đại Doãn, Diệp Đình Hoa (1970), “Trận địa cọc trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”, Tạp chí Khảo cổ học, số 5-6, tr.64-80.

12. Vũ Thị Khánh Duyên (2010) “Bãi cọc Đồng Má Ngựa (Quảng Ninh)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, tr.355-356.

13. Chương Dương (1968), “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9, tr.32-38.

14. Chương Dương (1969) “Kỷ niệm 1030 năm chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 8, tr.60-63.

15. Đại Việt sử ký toàn thư (1993) Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà

Nội.


16. Nguyễn Khắc Đạm (1963) “Góp ý kiến cùng hai bạn Nguyễn Văn

Dị và Văn lang về bài “Nghiên cứu về trận Bạch Đằng năm 1288””, Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tr.51-54.


17. Nguyễn Gia Đối, Bùi Văn Hiếu, Đinh Thị Thanh Nga (2019) Báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát địa điểm Cao Qùy (đợt 2) (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Tp Hải Phòng), Tư liệu Viện Khảo cổ học.

18. Trương Quang Được (1988) “ Sự nghiệp chống xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII di sản quý giá, truyền thống vẻ vang”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3+4, tr.1-3.

19. Trần Hà (1971) “Chung quanh trận Bạch Đằng năm 1288”, Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 1, tr.60-66.


20. Bùi Văn Hiếu và nnk (2019) Báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát địa điểm Cao Quỳ lần 1, Tư liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội.

21. Bùi Văn Hiếu và nnk (2020) Báo cáo kết quả khai quật lần thứ nhất di tích bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) năm 2019, Tư liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội.

22. Bùi Văn Hiếu và nnk (2020) Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp bãi cọc Đầm Thượng, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

23. Phạm Như Hồ (1988) “Bãi cọc Yên Giang (Hưng Yên - Quảng Ninh) những suy nghĩ mới”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.120-121.

24. Phạm Như Hồ và Phan Tiến Ba (1988) “Khai quật lần thứ 5 bãi cọc Yên Giang”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr.57-66.

25.Phạm Như Hồ, Phan Tiến Ba (1988) “Khai quật lần thứ 5 bãi cọc Yên Giang (Yên Hưng - Quảng Ninh)”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr.64.

26. Huyện uỷ - UBND huyện Thuỷ Nguyên (2015) Địa chí Thuỷ Nguyên, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

27. Nguyễn Thị Mai Hương (2020), Báo cáo kết quả thân tích phấn hoa di tích bãi cọc Cao Quỳ (Thủy Nguyên, Hải Phòng), Tư liệu Viện Khảo cổ học.

28. Lê Cảnh Lam (2017) Báo cáo bảo quản và chụp X-quang hiện vật sắt, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

29. Lê Văn Lan (1982) “Thử phác hoạ bối cảnh kinh tế - xã hội của chiến công sông Bạch Đằng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tr.21-25.

30. Phan Huy Lê (1982) “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 vị trí, ý nghĩa lịch sử và những vấn đề khoa học đang đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tr.12-17.

31. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

32. Lê Thị Liên và nnk (2006), “Khai quật thám sát bãi cọc Bạch Đằng Đồng Vạn Muối (Quảng Ninh) năm 2005”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.327-329.

33. Lê Thị Liên và nnk (2009) “Kết quả khảo sát khu di tích Bạch Đằng (Quảng Ninh)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.353-355.

34. Lê Thị Liên và nnk (2010) “Khảo sát và khai quật di tích Đồng Má Ngựa (Quảng Ninh), năm 2010”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.300-303.

Ngày đăng: 20/07/2022