Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông


2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và đánh giá cũng chưa được thường xuyên, các hình thức GDGTS chưa sinh động, phong phú, chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia ở các nhà trường. Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GDGTS chưa đồng bộ. Nội dung kế hoạch mang tính chung chung, hình thức, xa rời thực tế của cơ sở giáo dục và của địa phương; một số nội dung kế hoạch được đề ra bị bỏ qua không thực hiện.

Giáo viên đã thực hiện giáo dục lồng ghép giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học nhưng cũng chưa thường xuyên. Chưa có sự gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội chưa nhiều.

Nội dung GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay đơn thuần chỉ là những tiểu nội dung được tích hợp hữu hạn thông qua các môn học chính khóa hoặc lồng ghép qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tính mục tiêu và hướng đích về giá trị sống bị lấn át thậm chí bị đồng nhất thiếu cơ sở với mục tiêu của các hoạt động trên. Bên cạnh đó thiếu những hoạt động giáo dục mang tính định hướng, tư vấn cho học sinh lựa chọn cho mình giá trị sống còn thiếu. Việc tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh bị coi nhẹ.

Môi trường giáo dục bó hẹp trong không gian là lớp học, khuôn viên trường, xa rời thực tiễn và trải nghiệm; hình thức giáo dục chưa chú trọng tác động, định hướng để người học bộc lộ năng lực, thể nghiệm và hình thành kỹ năng.

Cơ sở vật chất phục vụ dạy GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông còn thiếu thốn, nhà trường chưa đủ tiềm lực tài chính để tài trợ cho những hoạt động mang tính thực tế, trải nhiệm nhằm tăng cường giá trị sống cho học sinh. Việc huy động sự giúp đỡ từ các lực lượng giáo dục bên ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

2.5.2.2. Nguyên nhân

Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới, với những đặc trưng tiến bộ của của cách mạng khoa học công nghệ, của nền văn minh hậu công nghiệp với nền kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


tế tri thức, đang đặt ra những cho giáo dục những thời cơ mới và thách thức mới, trong đó phải đào tạo ra được một đội ngũ những người lao động có tay nghề cao, có kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi tương xứng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và vì một thế giới phát triển bền vững.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 9

GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

Người lớn chưa gương mẫu trong hành vi và lối sống, ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh về những giá trị sống cơ bản. Đây là nguyên nhân có sự kết hợp giữa hai yếu tố xã hội và gia đình. Phương pháp giáo dục nêu gương có ảnh hưởng rất lớn đến người học. Trong thực tế cuộc sống, cha mẹ chưa chuẩn mực trong các mối quan hệ, trong nhận thức, hành vi và lối sống có tác động rất mạnh mẽ đối với con cái bởi gia đình chính là các nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ. Bên cạnh đó, khi tham gia các mối quan hệ xã hội, các em học sinh cũng chịu sự tác động lớn từ môi trường sống xung quanh mình. Những quan điểm, hành vi lối sống của mọi người đặc biệt là của những người lớn tuổi đã tác động đến nhận thức của các em. Chính vì vậy, đây được coi là nguyên nhân lớn thứ 2 trong việc kết quả hoạt động GDGTS chưa đạt hiệu quả cao.

Do những biến đổi tâm sinh lý phức tạp của học sinh cấp THCS. Ở lứa tuổi này, các em học sinh có sự phát dục, cơ thể phát triển nhanh chóng làm thay đổi nhận thức, thái độ của các em về bản thân. Giai đoạn này, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân và sức đề kháng kém, bản lĩnh còn yếu trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội thâm nhập vào đời sống tinh thần của các em.


Phụ huynh chưa quan tâm và chưa phối hợp hiệu quả với nhà trường trong công tác GDGTS. Những người được khảo sát đều cho rằng phần lớn phụ huynh học sinh mới chỉ quan tâm nhắc nhở và giáo dục con em mình học tập, lĩnh hội những kiến thức khoa học đặc biệt là các môn học liên quan đến việc thi vào cấp 3 chứ họ chưa thực sự quan tâm và chưa phối hợp hiệu quả với nhà trường trong việc GDGTS cho con em mình.

Ban Giám hiệu các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hoạt động GDGTS; chưa xây dựng chuyên đề cụ thể đối với từng bộ môn học và từng tháng, từng tuần; những nội dung GDGTS chưa được khai thác triệt để, còn mang tính bề nổi, thiếu chiều sâu; hình thức GDGTS chưa phong phú nên thiếu sức hấp dẫn.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường chưa thường xuyên, chưa gắn chặt hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh. Tất cả mới chỉ dừng lại ở hình thức lồng ghép trong các môn văn hóa và một vài hoạt động ngoại khóa.

Tiểu kết chương 2

Quá trình khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động GDGTS và quản lí hoạt động GDGTS ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã cho thấy thấy: công tác quản lí hoạt động GDGTS đã được các cấp, các ban ngành, các nhà trường quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tính hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa tương ứng với ý nghĩa, giá trị của nó trong công tác giáo dục. Trên thực tế điều tra, còn nhiều học sinh, phụ huynh học sinh chưa nhận thức, đánh giá đúng vai trò của GDGTS; nhiều học sinh chưa có kỹ năng sống cần thiết do chưa có gốc nền tảng giá trị sống. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh có biểu hiện về hành vi, lối sống lệch chuẩn. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng này trong đó chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân từ góc độ quản lý. Để khắc phục tình trạng này, CBQL phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDGTS cho học sinh. Đó cũng là nội dung tác giả của luận văn trình bày ở chương 3.


Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Giáo dục nói chung, GDGTS tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống. Vì vậy, GDGTS cho học sinh THCS là một hệ thống cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của việc đề xuất các biện pháp GDGTS cho học sinh THCS đòi hỏi: Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và các yếu tố cấu trúc của GDGTS cho học sinh THCS. Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của GDGTS cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp được xác định là biện pháp có tính khả thi khi nó thỏa mãn được các yếu tố ràng buộc nó. Có rất nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đối với việc thực thi một biện pháp như: pháp luật, quyền hạn, đạo đức, văn hóa, thời gian, con người, tài chính, ... Dễ dàng nhận thấy, nếu một biện pháp nào đó được đề xuất vượt quá quyền hạn của người thực thi biện pháp đó hoặc không phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ là những biện pháp không khả thi. Trường hợp còn lại, mức độ khả thi của các biện pháp cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thương thuyết của chủ thể đối với các yếu tố còn lại như thế nào trong quá trình thực thi biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các chủ thể tham gia công tác GDGTS cho học sinh là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh và các cơ quan đoàn thể địa phương… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình giáo dục. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, nhằm mục đích nâng cao chất lượng


GDGTS cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trong một chừng mực nhất định, việc đề xuất các biện pháp GDGTS cho học sinh THCS được xem như một sự thay đổi trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THCS theo hướng phát triển tích cực. Sự thay đổi và phát triển đòi hỏi phải có sự kế thừa vì trong nền văn minh của xã hội loại người hiện nay, không có sự phát triển nào bắt đầu từ con số không.

3.2. Các biện pháp đề xuất quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục giá trị sống cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia GDGTS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao hơn nữa về năng lực nhận thức, ý thức trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ CBQL và giáo viên, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hiệp lực, tạo sức mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách và rèn các kỹ năng sống cho học sinh. Đối với phụ huynh học sinh, việc nâng cao nhận thức về GDGTS cũng là điều hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức đúng đắn về công tác này sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chất, tinh thần… và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để GDGTS cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Đối với CBQL, giáo viên: cần triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CBQL, giáo viên được quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về GDGTS và quản lý GDGTS cho học sinh theo định kỳ, ít nhất 2 lần/năm học. Muốn tổ chức hội thảo tốt, hiệu trưởng phải lập kế hoạch một cách chu đáo, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng thảo luận, bàn bạc… Nên mời các lực lượng giáo dục


ngoài nhà trường cùng hội thảo. Nội dung chuyên đề hội thảo phải có tính thiết thực, giải quyết được những vấn đề yếu kém, bức xúc và đề ra được biện pháp thích hợp, có tính hiệu quả cao. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDGTS. Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện đã có thành tích tốt trong công tác GDGTS, kỹ năng sống cho học sinh. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn ở đơn vị mình, tránh vận dụng một cách máy móc.

- Đối với phụ huynh học sinh: Xã hội đang ngày càng phát triển, Việt Nam đang trên đường hội nhập có nhiều mặt tích cực nhưng cũng không ít những hạn chế đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy, phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống cho con em mình. Nhưng bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh coi đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm của nhà trường. Điều này gây nên khó khăn không nhỏ trong công tác phối hợp giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Bởi vậy, trước tiên là phải nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh. Trong công tác này, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò vô cùng quan trọng, họ phải khéo léo lồng ghép các hoạt động vào các cuộc họp định kỳ, biết lắng nghe, biết chia sẻ những suy tư của từng phụ huynh học sinh, khéo kết hợp với Ban đại diện phụ huynh học sinh lớp chủ nhiệm để họ cùng tham gia vào các cuộc hội thảo, hướng dẫn họ thành những người chủ đạo trong công tác này.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Phải có sự quan tâm, ủng hộ của Ban Giám hiệu các nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên. Có kinh phí và cơ sở vật chất tốt phục vụ cho các hoạt động GDGTS. Tổ chức bộ máy đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung.

3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDGTS cho học sinh có vai trò rất quan trọng, nó giúp người hiệu trưởng chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp,


thời gian, cơ chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả hoạt động GDGTS trong suốt năm học.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng cần đề ra mục tiêu dạy học về chương trình giá trị sống để học sinh phát huy các giá trị trong chính mình, giúp các em ra quyết định tốt nhất vượt qua những tình huống khó khăn. Hiệu trưởng cần tiến hành xây dựng kế hoạch: chiến lược, năm học, tháng, tuần và kế hoạch từng hoạt động cụ thể về GDGTS cho học sinh.

Hiệu trưởng cần có kĩ năng phân tích SWOT và sử dụng công thức 5W + 1H + 5M + 2C trong xây dựng kế hoạch GDGTS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục.

Việc khởi đầu của xây dựng Kế hoạch GDGTS là kĩ thuật phân tích SWOT - hay nói một cách khác là kĩ thuật phân tích môi trường giáo dục, tìm kiếm thuận lợi - khó khăn, thời cơ - thách thức để phát triển trường học. SWOT có thể giúp Hiệu trưởng xem xét tất cả các cơ hội mà trường có thể tận dụng được. Khi đã hiểu được tất cả những điểm yếu của tập thể giáo viên và từng giáo viên, Hiệu trưởng có thể sẽ quản lí và xóa bỏ các rủi ro mà bản thân chưa nhận thức hết. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa tổ giáo viên này với tổ giáo viên khác, giữa lớp này vối các lớp khác trong trường, Hiệu trưởng có thể phác thảo một chiến lược phù hợp phát triển đội ngũ để đạt đến mục tiêu mong đợi. Hiệu trưởng có thể làm quen với SWOT theo cách sau: Chữ SWOT viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ sau: Strengthọc sinh (Các điểm mạnh); Weaknesses (Các điểm yếu); Opportunites (Các cơ hội); Threats (Các đe dọa, mối nguy hại).

Strengthọc sinh - Các điểm mạnh

Đây là những điểm mạnh hoặc yếu tố có giá trị của trường, lớp, của giáo viên, học sinh. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong và hữu dụng của trường. Việc xác định các điểm mạnh của trường nhằm duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy thúc đẩy trường phát triển lên mức cao hơn. Khi phân tích các điểm mạnh trong việc GDGTS, Hiệu trưởng thường phải trả lời những câu hỏi sau:


- Trường chúng ta có những điểm mạnh nào trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh? (về năng lực giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh; sự phối hợp giữa các đoàn thể trong trường với giáo viên chủ nhiệm; sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và cộng đồng, ...).

- Những thành tích nổi bật của trường về công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, về hoạt động xã hội, cộng đồng, ... trong năm học vừa qua là gì?

- Trường đã tổ chức hoạt động hoặc tham gia những công việc nào có kết quả tốt nhất?

- Cá tính và nhân cách của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó của trường, lớp có những nổi trội gì so với người khác?

- Những thành tích của trưởng, lớp, của giáo viên, học sinh được xây dựng theo con đường nào, theo kiến thức cơ bản nào mà nơi khác không có?

- Từng tổ nhóm giáo viên, lớp học sinh trong trường có những giá trị tiêu biểu nào? (“trường thân thiện”, “lớp thân thiện”, “giáo viên tài năng, duyên dáng”, “học sinh thanh lịch”, ...)?

Weaknesses - Các điểm yếu

Đây là những yếu tố bên trong trường học, những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân hoặc trường, có khả năng gây hại cho trường. Việc xác định các điểm yếu của trường nhằm khắc phục hoặc tìm cách đưa trường thoát khỏi điểm yếu. Khi phân tích các điểm yếu, người hiệu trưởng thường phải trả lời những câu hỏi sau: Trường chúng ta có những điểm yếu nào trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh (về năng lực giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh; sự phối hợp giữa các đoàn thể trong trường với giáo viên chủ nhiệm; sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và cộng đồng, ...). Những yếu tố nào dẫn đến các điểm yếu, kém (giáo viên, học sinh vi phạm Nội quy, Quy chế, Pháp luật, ...) của trường trong năm học vừa qua? Chúng ta đã làm những công việc nào với kết quả kém nhất? (tham gia hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, Hội khỏe Phù Đổng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023