Định Hướng Phát Triển Du Lịch Quảng Ninh Trong Những Năm Tới

hành trình của khách – sản phẩm du lịch được quốc tế hóa. Trong điều kiện đó nhiều tập đoàn kinh tế du lịch như tập đoàn khách sạn, lữ hành…đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức cạnh tranh du lịch khu vực hay toàn cầu được hình thành, giúp đỡ các nước thành viên phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay giữa các khu vực trên thị trường du lịch thế giới vẫn luôn có xu thế cạnh tranh gay gắt để giành giật nguồn khách cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới có sự tham gia của các nước phát triển và đang phát triển.

Xu thế phát triển du lịch cho thấy: bất kể nước nào muốn phát triển du lịch đều phải có môi trường du lịch lành manh, an ninh xã hội tốt, chế độ chính trị ổn định. Thường thì tại các khu vực, các nước mà thường xuyên xảy ra những xung đột tôn giáo, xung đột đảng phái, hay xảy ra chiến tranh, đình công, phản loạn thì du lịch không phát triển. Vì lo ngại cho sự an nguy của bản thân, nên du lịch của đất nước đó sẽ không tạo ra sức hút đối với du khách. Vì thế, du khách thường sẽ chỉ thích và tìm đến những quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định hơn.‌

2. Định hướng phát triển du lịch Quảng Ninh trong những năm tới

2.1. Quan điểm phát triển

- Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phấn đấu phát triển du lịch Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tính đến sự phát triển đột biến, tạo tiền đề định hướng phát triển vững chắc, lâu dài, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh; Hạ Long trở thành 1 trong 9 trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trung tâm du lịch quốc tế quan trọng của khu vực trong tương lai.

- Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao và có quan hệ với nhiều ngành khác nhất là công nghiệp than, công nghiệp vật liệu xây dựng, hệ thống cảng biển,… phát triển du lịch trong cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch Quảng Ninh phải gắn kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh quốc gia, củng cố quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Trong quá trình phát triển du lịch, đi đôi với việc khai thác tối đa các đối tượng để tạo ra sản phẩm du lịch như cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hang động các di tích văn hóa, di tích lịch sử,… thì đồng thời phải coi trọng công tác bảo vệ, tu bổ cải tạo, nâng cấp, phải giữ gìn được cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long giữ gìn và phát huy các thuần phong mỹ tục, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có mối quan hệ liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sản phẩm du lịch của tỉnh là sản phẩm tổng hợp của nhiều ngành kinh tế, văn hóa, gắn liền với sự phát triển của các ngành, mang tính đồng bộ và đặc trưng. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần phải phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Phát triển cả du lịch quốc tế và nội địa, lấy du lịch quốc tế làm đột phá, lấy du lịch biển làm trọng tâm, đồng thời coi trọng du lịch nội địa, đảm bảo cho mỗi người dân trong nước và trong tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu về du lịch, đều được tận hưởng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Đảm bảo cho ngành du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao cả về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng biên giới và hải đảo, đóng góp thiết thực cho chương trình xóa đói, giảm nghèo trên lãnh thổ tỉnh.

2.2. Mục tiêu phát triển 2.2.1. Mục đích chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Mục tiêu kinh tế: Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phải khai thác triệt để các lợi thế về tiềm năng du lịch của tỉnh để nhanh chóng phát triển du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành du lịch GDP của tỉnh, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách của tỉnh.

- Mục tiêu về văn hóa- xã hội: Phát triển du lịch trong mối quan hệ khăng khít với những vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch chính là cảnh quan tự nhiên và nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Do vậy

Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 11

quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh phải mang được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc. Cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá để thu hút khách du lịch quốc tế và có chính sách khuyến khích du lịch nội địa, nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Mặt khác phát triển du lịch phải tiếp nhận lao động vào làm việc trong ngành và tạo được việc làm để thu hút lao động xã hội phát triển các ngành nghề dịch vụ đi theo du lịch.

- Mục tiêu về an ninh chính trị và an toàn xã hội: Phát triển du lịch phải luôn tôn trọng phương châm đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội. Phương chân trên cần được quán triệt trong thiết kế quy hoạch các không gian, các tuyến du lịch, nhất là tuyến du lịch biển đảo thuộc vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, huyện đảo Cô Tô và biên giới, cửa khẩu Móng Cái. Đây là vấn đề nhạy cảm nên phải khéo léo, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với các ngành nội chính trong tỉnh để đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh chính trị an toàn xã hội, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đồng thời làm cho khách du lịch (nhất là khách du lịch quốc tế) hài lòng và yên tâm khi đến du lịch ở Quảng Ninh.

- Mục tiêu về môi trường: Quy hoạch du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo sự phát triển bền vững. Do vậy các kế hoạch và cơ chế quản lý phải phù hợp với tôn tạo khai thác các tài sản thiên nhiên và nhân văn, sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp. Mặt khác phát triển du lịch cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa xã hội của tỉnh.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch của Quảng Ninh là tập trung mọi nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu chính sau đây:

- Tổng số lượng khách du lịch: Đến năm 2010 đón được 5.5 triệu lượt khách và đến năm 2015 đón được khoảng 7 triệu lượt khách. Trong đó số khách du lịch

quốc tế đến năm 2010 là 2 triệu lượt khách, năm 2015 là 2,5 triệu lượt khách; khách du lịch nội địa năm 2010 là 3,5 triệu lượt khách và năm 2015 là 4,5 triệu lượt khách.

- Về doanh thu du lịch: Phấn đấu đến năm 2010 đạt 2830 tỷ đồng, năm 2015 đạt gần 4000 tỷ đồng.

Từ đó ngành du lịch sẽ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Về cơ sở lưu trú: Phát triển cơ sở lưu trú đến năm 2010 có 15000 phòng trong đó có 7500 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Về lực lượng lao động trong ngành: Phấn đấu đến năm 2010 thu hút 37000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

2.2.3. Mục tiêu chính trong năm 2009

- Lượng khách đến Quảng Ninh phấn đấu đạt 4,8 triệu lượt khách.

- Giảm giá nhưng vẫn giữ được chất lượng dịch vụ.

- Mở rộng thêm các thị trường khách, chú trọng thị trường khách Trung Quốc. Đồng thời đẩy mạnh, tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển liên vùng với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...để thu hút khách nội địa đến Quảng Ninh.

2.3. Định hướng phát triển theo ngành du lịch

Các quan điểm cơ bản: Trước tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có khả năng suy giảm, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh nói riêng cần phải triển khai thực hiện theo định hướng chung mà Tổng cục du lịch đã đề ra nhằm phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, ngành du lịch Quảng Ninh cần thống nhất và thực hiện bám sát các quan điểm sau:

Phát triển du lịch phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nghị quyết đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII. Đó là, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử…tạo bước phát triển mới về du lịch trong những năm tới.

Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, của các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Do vậy, phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

Phát triển du lịch phải chú trọng tới hiệu quả kinh tế xã hội đồng thời phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Khai thác tiềm năng du lịch Quảng Ninh phải phù hợp với nhu cầu, khả năng của tỉnh, gắn với định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển của tỉnh; lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển du lịch Quảng Ninh phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận, đặc biệt là mối liên hệ với thủ đô Hà Nội…để đảm bảo tính liên kết vùng tạo nên những thị trường khách ổn định.

2.3.1. Định hướng thị trường khách du lịch

Thị trường khách quốc tế và nội địa được xác định trên cơ sở nhu cầu đi du lịch của khách, đặc điểm tâm lý xã hội của khách, sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đáp ứng phục vụ khách kết hợp với các xu hướng đi du lịch.

a) Thị trường khách du lịch quốc tế.

Khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh bằng nhiều con đường khác nhau:

- Khách quốc tế đến sân bay Nội Bài bằng đường hàng không, có lưu trú ở Hà Nội, sau đó đi ô tô đến Hạ Long. Một bộ phận khách quốc tế đến sân bay Nội Bài và đi thẳng đến Hạ Long mà không lưu trú ở Hà Nội.

- Một bộ phận khách quốc tế từ TP. HCM hay TP Đà Nẵng đến sân bay Cát Bi (Hải Phòng) lưu trú hoặc không lưu trú ở Hải Phòng rồi đến Hạ Long bằng tàu thủy hoặc ô tô.

- Khách du lịch Trung Quốc đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái. Trong tương lai với cơ chế thông thoáng, khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái ngày càng tăng.

- Khách quốc tế đến du lịch ở Quảng Ninh bằng đường biển. Hiện nay khách quốc tế đi bằng đường biển đến các cảng Quảng Ninh đang được khai thác, đặc biệt trong chương trình của tàu du lịch theo Leo Star Cruise thì Hạ Long là một điểm tham quan hấp dẫn trong toàn bộ chương trình của tàu. Trong những năm tới khi dự các dự án đầu tư vào du lịch ở Quảng Ninh lần lượt đi vào hoạt động thì đây là một triển vọng to lớn thu hút khách, và khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh bằng đường biển chắc chắn sẽ có sự gia tăng vô cùng lớn.

Năm 2008 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh là 1,457,036 lượt khách, trong đó lượt khách có lưu trú là 892,069 lượt khách. Dự báo vào năm 2015, số khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh sẽ là 2,5 triệu lượt khách.

Năm 2008 với cơ chế thoáng việc đi lại giữa hai nước được dễ dàng nên khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái tăng nhanh, chủ yếu là khách thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông giáp biên giới nước ta và phần lớn chỉ đến Móng Cái du lịch trong ngày.

Thời kỳ 2010-2015 khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái chỉ chiếm 50% còn lại khách từ Thượng Hải-Bắc Kinh đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Nội Bài, Hà Nội và Hải Phòng. Ngược lại với sự đầu tư đồng bộ về du lịch và cơ chế thông thoáng của Việt Nam, nên tỷ lệ khách quốc tế khác (không kể Trung Quốc) sẽ tăng cao.

Khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh có nhiều nguồn gốc, quốc tịch khác nhau. Những thị trường khách quốc tế đến trung tâm chiếm tỷ lệ cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (Đông Bắc Á); Úc, Newzeland (Châu Úc), Mỹ, Canada (châu Mỹ); Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ,…(châu Âu) sẽ tiếp tục là những thị trường chính của du lịch Quảng Ninh.

Căn cứ vào nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách có thể phân loại thị trường khách quốc tế đến Quảng Ninh và các chiến lược kèm theo như sau:

Châu Á:

- Thị trường khách Trung Quốc: Đây là loại thị trường chiếm tỷ lệ đông nhất trong tổng số khách. Nhưng thị trường khách Trung Quốc là loại khách tiêu thụ ít, thích dịch vụ giá rẻ, đa phần từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Phương tiện đi lại chủ yếu là tàu biển, đường sắt, đường bộ, trong đó tiềm năng khai thác khách đường bộ, tàu biển là lớn do những thủ tục qua lại biên giới dễ dàng hơn. Có thể đáp ứng thị trường khách Trung Quốc với những sản phẩm du lịch theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Tham quan thắng cảnh vịnh Hạ Long;

+ Du lịch nghỉ biển Tuần Châu- Quan Lạn;

+ Hội nghị thương mại Hạ Long- Móng Cái;

+ Mua sắm;

+ Du lịch tàu biển;

- Thị trường khách Nhật Bản: Khách du lịch Nhật Bản là loại khách có chi phí du lịch cao, đòi hỏi nhiều dịch vụ cao cấp, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Đối với loại khách Nhật Bản có thể đáp ứng những sản phẩm du lịch theo thứ tự như sau:

+ Du lịch tham quan vịnh Hạ Long: chiếm đa số.

+ Du lịch sinh thái (vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Hoành Bồ).

+ Du lịch văn hóa, lễ hội: chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Du lịch tắm suối nước khoáng và nước nóng (Cẩm Phả).

+ Du lịch tàu biển.

+ Du lịch câu cá…

- Thị trường khách Hàn Quốc: Đây cũng là một thị trường tiềm năng. Những khách Hàn Quốc cũng có sở thích gần tương tự như khách Nhật Bản. Thị trường chính cần tiếp thị là những khách Hàn Quốc đã là cựu chiến binh ở Việt Nam. Sản phẩm du lịch tiếp thị bao gồm: du lịch tham quan vịnh, du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử,…

- Thị trường khách Đài Loan: Thị trường này cũng sẽ chiếm một tỷ lệ cao về số lượng trong tương lai, nhưng khách Đài Loan thanh toán không nhiều. Cần nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, ồn ào náo nhiệt. Có thể đáp ứng những sản phẩm du lịch sau:

+ Du lịch nghỉ biển (vịnh Hạ Long-Tuần Châu- Quan Lạn).

+ Du lịch tham quan vịnh.

+ Du lịch vui chơi giải trí: Hạ Long, Móng Cái.

- Thị trường khách Hồng Kong và các nước Đông Nam Á là những thị trường tiềm năng. Đối với các loại thị trường này cần phát triển các sản phẩm du lịch: tham quan, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo,…

- Về chiến lược thị trường: Tăng cường quảng cáo ra nước ngoài, thông tin du lịch đến các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á; mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN,… tiếp cận và khai thác các thị trường du lịch tiềm năng như:

- Thị trường khách Nhật Bản, khách đi nghỉ tuần trăng mật, người về hưu, và những người đã thành đạt.

- Thị trường du lịch cựu chiến binh Hàn Quốc.

- Thị trường đi du lịch bằng tàu biển của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hong Kong.

- Thị trường khách tham dự hội nghị, nghiên cứu: bao gồm tất cả các nước trong Châu Á.

Châu Úc:

- Thị trường Châu Úc: Phần lớn sẽ là các đối tượng khách du lịch là sinh viên, học sinh, công chức. Các sản phẩm du lịch đáp ứng thị trường này bao gồm:

+ Du lịch tham quan vịnh, đảo, các hang động: chiếm tỷ lệ cao nhất.

+ Du lịch sinh thái: vịnh Hạ Long- Vân Đồn.

+ Du lịch mạo hiểm: lặn biển, câu cá.

+ Du lịch văn hóa, lịch sử: chiếm tỷ lệ thấp.

+ Du lịch tàu biển….

+ Du lịch lễ hội chủ yếu đối với Việt kiều quốc tịch ở Úc.

- Thị trường Newzeland: Chiếm số đông là các loại khách thuộc lứa tuổi trung niên, thanh niên với các sản phẩm du lịch chính là:

+ Du lịch thể thao mạo hiểm: lặn biển, lướt ván (Hạ Long, Bái Tử Long);

+ Du lịch tham quan vịnh, đảo, hang động;

+ Du lịch sinh thái Hạ Long-Vân Đồn-Hoành Bồ.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí