tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
- Còn có một số giáo viên năng lực chuyên môn yếu, chưa có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế, luôn trông chờ ỷ lại vào tập thể, họ coi vào được biên chế là được “bảo hiểm trọn đời”. Một số giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng nhiều khi chưa nhiệt tình và sang tạo trong công việc, không có chí tiến thủ và không muốn đóng góp, sống an phận thủ thường hay sống theo hướng “Mũ ni che tai”
Với những thuận lợi và khó khăn, cùng nguyên nhân nói trên đặt ra cho các trường THCS huyện Đắk Glong nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội. Để phát triển ĐNGV được tốt cần có những giải pháp phù hợp để phát huy những ưu điểm và khắc phục một cách hiệu quả những hạn chế yếu kém nói trên.
Tiểu kết chương 2
Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được đẩy mạnh, việc đặt ra những yêu cầu mới về vai trò của ĐNGV ngày càng trở lên cấp thiết, đặc biệt khi Việt Nam đang thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành năm 2018. Qua nghiên cứu lý luận và thự hiện khảo sát thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắc Nông chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: (1) Đội ngũ giáo viên THCS hiện có của huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương; (2) Qua đánh giá và phân tích thực trạng đội ngũ GV THCS theo từng đơn vị trường học có thể nhận thấy bên cạnh những ưu điểm nổi bật như đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, trình độ được đào tạo của đội ngũ cơ bản đã đạt chuẩn,...thì vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập về cơ cấu, độ tuổi, và năng lực chuyên môn của đội ngũ vẫn cần được quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục; (3) Về mặt cơ chế chính sách cho việc phát triển đội ngũ GV THCS hiện vẫn còn một số vướng mắc, chưa thực sự phân cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục; (4) Công tác tuyển chọn
phân công, sử dụng chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ Giáo viên, Công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng mặc dù đã được tổ chức, thực hiện thường xuyên nhưng ở một số công đoạn còn chưa thật hợp lý, cần điều chỉnh lại để có thể đạt hiệu quả cao hơn; (5) Công tác phát triển đội ngũ ở tầm chiến lược còn cưa thực sự được các nhà trường trú trọng; (6) Việc xây dựng môi trường làm việc nói chung, văn hóa nhà trường nói riêng trong các cơ sở giáo dục tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra được động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực giáo dục của đại phương.
Chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Kết Quả Khảo Sát Các Vấn Đề Chung Có Liên Quan Đến Kết Quả Thực Hiện Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Tại Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Thực Trạng Thực Hiện Nhiệm Vụ Đánh Giá Đội Ngũ Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Biện Pháp 4: Chỉ Đạo Và Tạo Các Điều Kiện Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất Nhằm Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Thcs Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp đưa ra có tính hệ thống, nó được xác định trên một trục chung là phát triển nguồn nhân lực của cấp THCS. Các vấn đề tất yếu có liên quan như sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động...) và môi trường nguồn nhân lực (tạo môi trường văn hóa, môi trường sẵn sàng làm việc, mở rộng quy mô công việc, phát triển tổ chức, ...) đều được đề cập.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những kết quả đã đạt được trong thực tiễn công tác phát triển đội ngũ GV của nhà trường; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều địa phương áp dụng. Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả của nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học phát triển nguồn nhân lực nói chung.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Một biện pháp khi đưa ra đều phải cân nhắc đến tính vừa sức với các cân đối vật chất hiện có; và biện pháp nào đưa đến kết quả cao nhất với đơn vị chi tiêu tài chính nhỏ nhất, sẽ được lựa chọn. Các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động của nhà nước đang chi phối... cũng được tính đến, tránh những tổn thất không đáng có xảy ra.
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo các nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Có quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên của trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với quy mô học sinh, quy mô trường lớp và yêu cầu về phát
triển giáo dục trung học. Có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn, tiếp nhận giáo viên biệt phái, tăng cường từ các trường khác trong huyện.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Thông tư 22/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/9/2015 quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hệ công lập.
Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THCS tại địa phương, tình hình đội ngũ giáo viên, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn... từ đó đề ra các kế hoạch đồng bộ điều chỉnh đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bền vững.
Hiệu trưởng lập kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, quy hoạch giáo viên theo từng năm kế hoạch trong thời gian 5 năm, định hướng 10 năm. Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu loại hình; xây dựng quy hoạch bộ máy tổ chức, lãnh đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận đội ngũ giáo viên cốt cán, lãnh đạo các đoàn thể; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, năng lực.
Đưa ra các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý đội ngũ giáo viên THCS như UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện. Kiểm tra, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện về quy hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện:
Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025 và định hướng 2030 của UBND huyện Đắk Glong và phòng Giáo dục Đào Tạo huyện Đắk Glong. Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường THCS huyện Đắk Glong về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất năng lực và kế hoạch phát triển
giáo dục của nhà trường. Dự kiến các nguồn lực thực hiện kế hoạch (nhân lực, vật lực, tài lực) Hiệu trưởng thành lập tổ xây dựng kế hoạch do hiệu trưởng phụ trách, tham mưu với UBND xã, phòng nội vụ huyện, UBND huyện tuân thủ sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo để xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đội ngũ giáo viên của nhà trường, đồng thời cần rà soát đội ngũ, cử đi đào tạo đạt chuẩn và nâng tỷ lệ trên chuẩn đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các bộ môn. Xây dựng kế hoạch gồm 2 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chính thức. Kế hoạch sơ bộ có thể xây dựng từ kế hoạch các bộ phận, các tổ chuyên môn. Kế hoạch sơ bộ sau khi được xây dựng xong đưa ra tập thể bàn bạc, góp ý kiến, tổ kế hoạch chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Ban giám hiệu các nhà trường mà trước hết là hiệu trưởng phải dự báo sát được tình hình gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, dự báo được sự phát triển về quy mô học sinh, nhóm lớp, giáo viên cần có của trường mình. Cần nắm rõ các văn bản của Đảng, Nhà nước qui định về việc tuyển chọn giáo viên. Phải có sự thống nhất cao trong ban giám hiệu các nhà trường để lập kế hoạch đề nghị các cấp lãnh đạo về việc tuyên dụng giáo viên cho nhà trường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giưa phòng GD - ĐT và phong Nội vụ huyên. Trong các bản báo cáo, kế hoạch đề xuất chỉ tiêu giáo viên: hiệu trưởng phải có tiêu chí rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và với tình hình thực tế của ngành về công tác tuyển dụng; Hiệu trưởng nhà trường phải có dự báo tương đối chính xác số lượng học sinh với số lượng giáo viên cảu năm học tiếp theo.
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng quy trình tuyển dụng giáo viên trung học cơ sở
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm tuyển chọn giáo viên để đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức, đảm bảo hợp lý về cơ cấu các bộ môn và từng bước nâng cao vững chắc chất
lượng đội ngũ. Khắc phục tình trạng thiếu hụt giáo viên dạy những môn đặc thù của huyện Đắk Glong còn thiếu do chuyển công tác, nghỉ hưu.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Việc tuyển dụng giáo viên cần thực hiện đồng bộ hoá từ khâu xác định chỉ tiêu, bộ môn tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng, hình thức tuyển dụng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng hằng năm. Kết hợp tốt các hình thức tuyển dụng vừa xét tuyển kết hợp với thi tuyển nhằm đảm bảo tuyển dụng được những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ bổ sung vào ĐNGV. Hình thức xét tuyển để áp dụng tuyển thẳng những giáo sinh tốt nghiệp loại giỏi trở lên và giáo sinh có trình độ thạc sĩ chuyên môn cần tuyển dụng ở những trường đào tạo có uy tín đươc ̣ Bô ̣GD&ĐT công nhâṇ. Hình thức thi tuyển dành cho đối tượng đảm bảo trình độ chuẩn theo quy định trở lên, kết hợp thi viết và thi vấn đáp. Ngoài nội dung thi kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cần có thêm thi trình độ ngoại ngữ, tin học (trong đó kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ sư phạm nhân hệ số 2; thi nghiệp vụ sư phạm với hình thức dạy thực hành trên lớp). Việc tổ chức các kỳ xét tuyển, thi tuyển giáo viên cần đảm bảo tính khách quan, tính khoa học. Hội đồng xét tuyển, thi tuyển phải được lựa chọn là những người thật sự công tâm, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao. Các tiêu chí để xét tuyển, trúng tuyển cần được công khai rộng rãi.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Phòng GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, giúp UBND huyện thực hiện tốt việc vận dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho những CBQL, giáo viên sức khoẻ yếu, trình độ chuyên môn còn bất cập, sắp đến tuổi nghỉ hưu động viên về nghỉ hưu trước tuổi có như vậy mới có thể tuyển dụng được giáo viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng hiện nay. Việc bổ nhiệm CBQL các nhà trường cũng cần được cải tiến, áp dụng thí điểm hình thức thi tuyển để tiến tới xây dựng quy trình bổ nhiệm thật phù hợp với tình hình địa phương. Việc phân công ĐNGV đảm bảo hợp lý, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn giữa các trường và trong toàn huyện.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện nội dung trên cần đảm bảo các điều kiện sau: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa hiệu trưởng các trường THCS, Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ của huyện. Tổ chức tuyển chọn theo quy hoạch, công tác tuyển chọn phải thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan.
Thành lập Hội đồng tuyển dụng cấp huyện, Phòng GD&ĐT là cơ quan thường trực, thành viên là Phòng Nội vụ, Hiệu trưởng các trường có nhu cầu tuyển dụng. Trong nhà trường thực hiện bố trí hợp lý thời khoá biểu, thực hiện quy đổi giờ kiêm nhiệm có hiệu quả; giao nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong nhà trường.
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đây là biện pháp quan trọng nhất trong việc phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên hiện có đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giáo viên, trọng tâm là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực dạy học của người giáo viên, giáo dục và rèn luyện đạo đức, tác phong theo Chuẩn nghề nghiệp và các yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Trên cơ sở đánh giá, phân loại giáo việc hàng năm, gắn kế hoạch công tác đào tạo bồi dưỡng với công tác quy hoạch. Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng; hình thức đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và theo chu kì. Căn cứ vào việc phân tích, đánh gia thực trạng đội ngũ để thiết lập nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, đặc biệt đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, tránh tình trạng ồ ạt gây khó khăn cho việc bố trí chuyên môn, phải thực hiện sao cho sự xáo trộn ít nhất. Khuyến khích giáo viên cốt cán đi học tập nâng cao chuyên môn ở trình độ thạc sỹ. Khi lập kế hoạch tuyển dụng giáo viên hàng năm, hiệu trưởng cần
quan tâm đề nghị ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp CĐSP, ĐHSP để nâng cao tỉ lệ giáo viên trên chuẩn vừa sử dụng được sinh viên được đào tạo chính quy có trình độ cao hơn.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Trước kia do giáo viên còn thiếu, một bọ phận giáo viên được tuyển dụng trước những năm 1990 từ nhiều trình độ khác nhau, một số khi tuyển dụng ở trình độ trung cấp sau đó đi học bồi dưỡng để nâng chuẩn, do vậy năng lực nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Trong quá trình giảng dạy bộ phận giáo viên cũng cần được tham gia các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các đợt hội giảng nhằm tiếp tục rèn rũa nghiệp vụ sư phạm cho bản thân mình. Một bộ phận giáo viên năng lực chưa đáp ứng được điều kiện hiện nay, đặc biệt để đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện phát triển GD&ĐT cần mở lớp nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình cụ thể.
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
Thực hiện Thông tư 26/2012/TT-BGDDT ngày 10/7/2012 của BGDDT về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 8390/BGDDT-GDTX ngày 6/12/2012 của BGDDT về việc hướng dẫn các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên như sau: Các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa kiến thức bộ môn và đổi mới phương pháp dạy học. kinh nghiệm hoạt động giáo dục, kinh nghiệm dạy học, các phương pháp dạy học mới, các biện pháp cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học, phương thức đào tạo.
3.2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm cụ thể hóa kế hoạch của phòng GD - ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể cho trường mình và trực tiếp tổ chức thực hiện ở một số nội dung.