Đất Sét Hình 1.2.27. Đất Thịt Hình 1.2.28. Đất Cát


Hình 1 2 24 Rửa điện cực Hình 1 2 25 Rửa cây tạo lỗ Lưu ý Đất đo độ pH 1Hình 1 2 24 Rửa điện cực Hình 1 2 25 Rửa cây tạo lỗ Lưu ý Đất đo độ pH 2


Hình 1.2.24. Rửa điện cực Hình 1.2.25. Rửa cây tạo lỗ

* Lưu ý:

- Đất đo độ pH cần ẩm, mềm;

- Nên đo độ pH ở nhiều nơi khác nhau của khu đất định làm nền nuôi trùn.

* Phương pháp cảm quan

Dựa vào độ pH vừa đo để quyết định chọn đất làm nền nuôi trùn, chỉ nên chọn đất có độ pH trung tính đến hơi kiềm, tức là độ pH từ 6,5-7,5.

Nếu trường hợp không có điều kiện đo độ pH của đất thì người nuôi có thể chọn theo loại đất vì độ pH của đất cũng thay đổi tùy theo loại đất: đất sét (Hình 1.2.26) có độ pH lớn hơn pH của đất thịt (Hình 1.2.27), pH của đất thịt lớn hơn pH của đất cát (Hình 1.2.28), vì vậy nếu nuôi trùn trực tiếp trên nền đất thì chúng ta nên chọn nền đất thịt để có được pH trung tính, phù hợp với trùn.


Hình 1 2 26 Đất sét Hình 1 2 27 Đất thịt Hình 1 2 28 Đất cát Để xác định 3Hình 1 2 26 Đất sét Hình 1 2 27 Đất thịt Hình 1 2 28 Đất cát Để xác định 4Hình 1 2 26 Đất sét Hình 1 2 27 Đất thịt Hình 1 2 28 Đất cát Để xác định 5


Hình 1.2.26. Đất sét Hình 1.2.27. Đất thịt Hình 1.2.28. Đất cát


Để xác định loại đất sét hay đất cát, chúng ta lấy một nắm đất ướt nhỏ để nắm và xe lăn thành một thỏi đất dài trong hai lòng bàn tay, nếu là đất sét sẽ cho ta một thỏi đất bóng mịn, dai, kéo dài mà không bị đứt, nếu là đất cát thì khó thành sợi và rất dễ bị đứt gãy do kết cấu của chúng là nhiều cát, ít hạt sét, đất bị vỡ ra.


2.2.2. Khu vực xung quanh chuồng nuôi trùn

Trùn quế rất sợ ánh sáng, chúng thích sống ở những nơi có bóng tối nên khi khảo sát vị trí xây dựng chuồng nuôi trùn chúng ta cần quan sát xem xung quanh khu vực xây chuồng có nhiều cây tạo bóng râm hay không (Hình 1.2.29), nên ưu tiên chọn nơi có nhiều cây hay bên cạnh vách tường cao (Hình 1.2.30) nhằm mục đích tạo bóng mát cho trùn, đồng thời trong những ngày mưa to gió lớn nhờ vào các tán cây, vách tường này sẽ hạn chế được lượng nước tạt vào chuồng nuôi trùn.


Hình 1 2 29 Trại trùn quế được đặt dưới tán cây cao su Ngoài ra phải đảm 6Hình 1 2 29 Trại trùn quế được đặt dưới tán cây cao su Ngoài ra phải đảm 7


Hình 1.2.29. Trại trùn quế được đặt dưới tán cây cao su


Ngoài ra phải đảm bảo chuồng nuôi trùn không bị ngập úng khu vực xung quanh 8

Ngoài ra, phải đảm bảo chuồng nuôi trùn không bị ngập úng, khu vực xung quanh nơi chuẩn bị xây chuồng phải có mương, kênh, rãnh…để thoát nước trong những lúc mưa lớn hay mùa nước ngập (Hình 1.2.31).

Hình 1.2.30. Trại trùn quế được đặt sát vách tường


Hình 1.2.31. Hệ thống mương rãnh thoát nước


3. Khảo sát nguồn thức ăn, nguồn nước

3.1. Yêu cầu nguồn nước nuôi trùn

- Sạch (không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng bởi nước thải khu công nghiệp, nông nghiệp ...);

- Nước không bị phèn, không bị mặn;

- Độ pH trung tính vào khoảng 6,5-7,5 ( Cách kiểm tra tương tự như pH của đất, có thể dùng giấy qùy để kiểm tra hoặc dùng máy đo pH cầm tay để kiểm tra độ pH của nước).


Nguồn nước sử dụng để nuôi trùn quế có thể được lấy từ sông, rạch hoặc các hồ chứa càng tốt vì nguồn nước này thường có chất lượng tốt, chi phí thấp (không tốn chi phí) và cung cấp quanh năm (Hình 1.2.32). Lưu ý: không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để nuôi trùn (Hình 1.2.33).


Hình 1 2 32 Nước từ sông rạch Hình 1 2 33 Nước bị ô nhiễm Nếu chúng ta sử 9


Hình 1.2.32. Nước từ sông rạch Hình 1.2.33. Nước bị ô nhiễm


Nếu chúng ta sử dụng nguồn nước là nước mưa Hình 1 2 34 thì nguồn nước này 10

Nếu chúng ta sử dụng nguồn nước là nước mưa (Hình 1.2.34) thì nguồn nước này có độ axit nhẹ (pH khoảng 6,2-6,4). Nguồn nước này không nên sử dụng thường xuyên cho trùn vì nếu sử dụng hàng ngày sẽ làm trùn bỏ đi.


Hình 1.2.34. Nguồn nước mưa


Ở những vùng ven biển nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là 11

Ở những vùng ven biển nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước giếng (Hình 1.2.35), nguồn nước này thường bị nhiễm mặn. Nếu chúng ta sử dụng nguồn nước có độ mặn cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn làm cho chúng bỏ đi hoặc chết.


Hình 1.2.35. Nước giếng ở vùng biển


Nguồn nước tốt nhất là nước máy (Hình 1.2.36) vì đây là nguồn nước sạch và có độ pH trung tính (pH = 7,0). Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn nước này để nuôi trùn thì chi phí sẽ cao.


Hình 1 2 36 Nước máy 3 2 Khảo sát nguồn thức ăn Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 12

Hình 1.2.36. Nước máy


3.2. Khảo sát nguồn thức ăn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trùn quế có thể ăn một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng của cơ thể nên việc đảm bảo nguồn thức ăn cung cấp đủ cho trùn trong suốt quá trình nuôi là hết sức cần thiết. Nguồn thức ăn của trùn rất đa dạng như: phân gia súc, gia cầm, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ....Vì vậy, trước khi nuôi trùn người nuôi cần khảo sát nguồn thức ăn cho trùn, nắm rõ tình hình chăn nuôi trong vùng cũng như tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương để chủ động được nguồn thức ăn cho trùn.

Chúng ta có thể thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp theo 2 cách sau:

- Thông qua cán bộ phụ trách nông nghiệp xã để thu tập thông tin về chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp ngay tại thời điểm định nuôi trùn.

- Thu tập thông tin trực tiếp từ các hộ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp một số hộ trong ấp và một số hộ lân cận về các chỉ tiêu chính theo mẫu phiếu điều tra tham khảo sau:



PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


1. Họ và tên chủ hộ:...............................................................................................

2. Địa chỉ:...............................................................................................................

3. Điện thoại: ......................................................................................................

3. Diện tích đất nông nghiệp:………………ha

4. Loài vật nuôi hiện có tại gia đình

Trâu, bò Lợn Vật nuôi khác…….......




Số lượng: ……… Số lượng: ……… Số lượng: ………Số lượng: ………........ 5. Cách xử lý chất thải của vật nuôi:.....................................................................

6. Loại cây trồng và số lượng ..............................................................................

.......................................................................................................................

7. Cách xử lý phụ phẩm nông nghiệp....................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

........................................................................................................................


Qua những thông tin thu thập được, người nuôi có thể dự kiến diện tích (qui mô) nuôi trùn phù hợp để đảm bảo trùn luôn đủ thức ăn.

4. Lập bảng kế hoạch

Trên cơ sở phán đoán thị trường nuôi và tiêu thụ trùn trong vùng và trên cơ sở khảo sát vị trí nuôi, thực trạng nguồn thức ăn, nước uống tại nơi nuôi, từ đó lập kế hoạch để nuôi trùn có hiệu quả.

4.1. Khái niệm

Bảng kế hoạch là một bảng thể hiện toàn bộ những nội dung về thời gian, kinh phí, các công việc, sản phẩm, nhân công ... được dự tính trước, sắp xếp trước, để từ đó người nuôi trùn làm căn cứ thực hiện các công việc theo một trình tự đã được sắp xếp.

Nuôi trùn quế chúng ta có thể chỉ cần tốn chi phí giống và chuồng trại cho một vụ nuôi đầu tiên, sau đó chúng ta có thể nhân luống để giữ lại con giống, còn chuồng trại thì được khấu hao/tháng hoặc khấu hao/năm. Vì vậy, bảng kế hoạch có thể lập theo từng tháng thu hoạch để sát với thực tế. Ví dụ: Lập kế hoạch cho một tháng nuôi đầu tiên (nuôi mới), cho những tháng sau khi đã có con giống và chuồng trại.

4.2. Tác dụng của bảng kế hoạch

Lập kế hoạch nuôi trùn là để chủ động về tiền vốn, công lao động, con giống, chuồng trại, nơi tiêu thụ trùn tinh và các sản phẩm của trùn..., để thực hiện các công việc nuôi và tiêu thụ trùn được thuận lợi.

Trên cơ sở bảng kế hoạch để bố trí sắp xếp thời gian, chuẩn bị được đầy đủ kinh phí, trang thiết bị - dụng cụ, vật tư. Đồng thời cũng giúp quản lý tốt các công việc để đạt được mục tiêu sản xuất và hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu của các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình nuôi trùn quế được thuận lợi và hiệu quả.


4.3. Căn cứ để lập kế hoạch nuôi trùn

- Căn cứ vào kết quả phân tích thông tin đã thu thập được;

- Căn cứ vào các điều kiện hiện có của cơ sở để xác định diện tích nuôi phù hợp.

4.4. Tiến hành lập bảng kế hoạch nuôi trùn

4.4.1. Xác định nội dung của bảng kế hoạch

* Phần chi phí

- Các loại công việc và kinh phí cần để thực hiện các loại công việc đó;

- Các dụng cụ - trang thiết bị và kinh phí cần để có được các dụng cụ - trang thiết bị đó;

- Các loại vật tư và kinh phí cần để có được các loại vật tư đó.

* Phần thu

- Thu từ trùn tinh

- Thu từ phân trùn

4.4.2. Các bước lập một bảng kế hoạch

Bước 1. Lên danh sách các công việc và dụng cụ cần thực hiện;

Bước 2. Lên khung bảng kế hoạch;

Bước 3. Điền nội dung và kinh phí thực hiện vào khung bảng kế hoạch;

Bước 4. Dự kiến năng suất, giá thành, và hiệu quả;

Bước 5. Hoàn thiện bảng kế hoạch.

4.4.3. Lập bảng kế hoạch cho 1 tháng nuôi trùn quế đầu tiên với diện tích 50m2

a. Các công việc, dụng cụ cần thực hiện

Tháng nuôi đầu tiên, chúng ta chưa có chuồng trại và con giống, trùn quế còn nhỏ chưa thu hoạch được. Các công việc và dụng cụ cần thực hiện được thể hiện ở bảng 1.2.1

Bảng 1.2.1. Các công việc và dụng cụ cần thực hiện


TT

Nội dung

Ghi chú

1

Chuồng trại (vật tư, công xây dựng)


2

Xe rùa


3

Dụng cụ cho ăn (ca nhựa)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.



TT

Nội dung

Ghi chú

4

Thùng tưới nước (thùng ô zoa)


5

Bao tay cao su


6

Xẻng (leng)


7

Chỉa có răng


8

Dụng cụ vật rẻ khác


9

Công lao động: chăm sóc – quản lý (2 giờ/ngày)


10

Trùn giống (sinh khối trùn)


11

Thức ăn (phân gia súc, gia cầm)


12

Nước tưới



b. Lên khung bảng kế hoạch: Khung bảng kế hoạch (bảng 1.2.2) có số hàng tùy theo các nội dung thực hiện và có 7 cột.

Bảng 1.2.2. Khung bảng kế hoạch



TT


Nội dung

Đơn vị tính


Số lượng


Đơn giá

Thành tiền


Ghi chú




































Tổng cộng







c. Điền nội dung và kinh phí thực hiện vào khung bảng kế hoạch

Điền toàn bộ các nội dung và kinh phí cần thực hiện của các loại công việc vào khung bảng kế hoạch (bảng 1.2.3). Sau khi điền xong, nhìn vào bảng là thấy được những công việc và kinh phí cần phải thực hiện của 50m2 nuôi trùn quế/tháng thứ nhất (tháng nuôi đầu tiên) là 23.910.000 đồng (hai mươi ba triệu chín trăm mười ngàn đồng).


Bảng 1.2.3. Nội dung và kinh phí cần thực hiện của 50m2/tháng thứ nhất




TT


Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng


Đơn giá


Thành tiền

Ghi chú


1

Chuồng trại (vật tư, công xây dựng)


Cái


01


10.000.000


10.000.000


2

Xe rùa

Cái

01

500.000

500.000



3

Dụng cụ cho ăn (ca nhựa)


Cái


02


10.000


20.000



4

Thùng tưới nước (ô doa)


Cái


01


50.000


50.000


5

Bao tay cao su

Cặp

02

15.000

30.000


6

Xẻng

Cái

01

50.000

50.000


7

Chỉa có răng

Cái

01

30.000

30.000



8

Dụng khác

cụ

vật

rẻ


Bộ


01


200.000


200.000



9

Công lao động: chăm sóc – quản lý (2 giờ/ngày)


Giờ


60


25.000


1.500.000



10

Trùn giống (sinh khối)


Kg


500


20.000


10.000.000



11

Thức ăn (phân gia súc, gia cầm) / tháng


Kg


3.000


500


1.500.000

1-

1,5kg/ m2

12

Nước tưới/tháng

Khối

05

6.000

30.000


Tổng cộng

23.910.000



Lưu ý: Nếu gia đình có thể tận dụng được chuồng heo, bò, gà củ thì phần kinh phí để xây dựng chuồng trại giảm rất nhiều, đồng thời nếu chúng ta sử dụng thời gian nhàn rỗi để chăm sóc - quản lý trùn thì chi phí cho công lao động để chăm sócb - quản lý xem như bằng không.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024