Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Chủ Nhiệm Lớp Của Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông


Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vừ A Dính, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn và Trường Tiểu học Lý Tự Trọng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích của phương pháp

Thu thập dữ liệu khách quan về hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học; hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cùng với cơ sở lí luận để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Nội dung và cách thức tiến hành

+ Thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;

+ Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Các nội dung nghiên cứu thực trạng nêu trên sẽ được phân tích, bình luận, so sánh và đánh giá thông qua thang đo với các mức độ khác nhau giúp tác giả rút ra các kết luận khoa học cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

Để thực hiện thu thập các dữ liệu thông qua bảng hỏi, tác giả gửi e-mail, gọi điện thoại cho các đối tượng khảo sát. Tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với 100 phiếu điều tra (2 cán bộ QL tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đắk Glong; 18 cán bộ quản lý tại 05 Trường; 80 giáo viên), thu về 96 phiếu (chiếm 96%) có 02 cán bộ phòng, 18 cán bộ quản lý và 76 giáo viên.

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích của phương pháp

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm làm rõ một số nội dung liên quan đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở


các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông như các nội dung được triển khai, các yếu tố ảnh hưởng, những kết quả và tồn tại trong quá trình triển khai công tác quản lý…

- Nội dung và cách thức tiến hành

Tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ QL; 10 giáo viên khi họ tham gia trả lời bảng hỏi xong nhằm nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về các quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích của phương pháp

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tổng hợp, phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được qua đó tính toán mực điểm trung bình để so sánh, đánh giá những nội dung liên quan.

- Nội dung và cách thức tiến hành

Đề tài sử dụng các bảng tổng hợp, sử dụng phần mềm excel để thực hiện thống kê, tổng hợp các dữ liệu thu thập được. Kết quả được sử dụng đánh giá tại chương 2, chương 3 của luận văn.

2.2.3. Thang đo và cách tính điểm

- Thang đo

Thang đo dược sử dụng trong bảng hỏi gồm 5 mức độ là: 5-Tốt; 4-Khá; 3-Trung bình; 2-Yếu; 1-Kém;

5-Rất cần thiết; 4-Cần thiết; 3-Bình thường; 2-Ít cần thiết; 1-Không cần thiết.

5-Rất quan trọng; 4-Quan trọng; 3-Bình thường; 2-Ít quan trọng; 1-Không quan trọng.

5-Rất ảnh hưởng;4-Ảnh hưởng, 3-Bình thường; 2-Ít ảnh hưởng;1-Không ảnh hưởng.

- Cách tính điểm

Cách tính khoảng điểm các mức như sau: (n-1):5, tức là (5-1):5 = 0,8. Điểm trung bình của các mức như sau:


ĐTB từ 1,0 - 1,80 - Mức Kém; ĐTB từ 1,81 - 2,60 - Mức Yếu;

ĐTB từ 2,61 - 3,50 - Mức trung bình; ĐTB từ 3,51 - 4,40 - Mức khá;

ĐTB từ 4,41 - 5,0 - Mức tốt.

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

-Nhận thức về mức độ cần thiết của bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học

Khảo sát về mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được thể hiện trong biểu dưới đây:

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết

0 0


10.42


16.67


72.92

Tổng hợp kết quả từ 96 phiếu khảo sát cho thấy có 72,92% người được hỏi đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là rất cần thiết, 16,67% người được hỏi đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ cho rằng kinh nghiêm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiểm từ xưa đến nay vẫn tốt, không cần thiết đầu tư để tổ chức bồi


dưỡng nội dung này và nên tập trung vào các nội dung liên quan đến nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… Với ĐLC = 1,014, ĐTB = 4,62/5 điểm thì nội dung trên được đánh giá là rất cần thiết, lãnh đạo các Nhà trường cũng như lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện Đắk Glong cần quan tâm triển khai.

- Nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học

Khảo sát về vai trò của bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cụ thể trong biểu dưới đây:

Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3.13 0

11.45

19.79

65.63

Rất quan trọng

Ít quan trọng

Quan trọng Bình thường

Không quan trọng

Kết quả khảo sát tại biểu trên cho thấy với ĐTB = 4,38/5 điểm (ĐLC = 0,918), đa số người được hỏi đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là rất quan trọng với 65,63% người được hỏi đánh giá là rất quan trọng. Ngược lại cũng có 3,13% người được hỏi đánh giá nội dung này ở mức ít quan trọng.

2.3.2. Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về nội dung bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


TT


Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện


ĐTB


ĐLC

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực tìm hiểu học

sinh lớp chủ nhiệm

2

2,11

44

45,83

36

37,50

14

14,74

0

0

3,39

1,113


2

Năng lực xây dựng và

phát triển tập thể học sinh


0


0


61


63,54


28


29,17


4


4,17


3


3,13


3,53


0,881

3

Năng lực lập kế hoạch

chủ nhiệm lớp

0

0

55

57,29

19

19,79

12

12,50

0

0

3,26

0,918


4

Năng lực giáo dục toàn diện học sinh lớp chủ

nhiệm


0


0


38


39,58


22


22,92


25


26,04


11


11,45


2,91


0,926


5

Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp


3


3,13


60


62,50


25


26,01


8


8,33


0


0


3,64


1,116

6

Năng lực tổ chức sinh

hoạt tập thể cho học sinh

0

0

52

54,17

31

32,29

13

13,54

0

0

3,41

0,856

7

Năng lực xây dựng tập

thể học sinh

0

0

53

55,21

26

27,08

13

13,54

4

4,17

3,33

0,976


8

Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm (cha mẹ học sinh, tổng phụ trách đội, các tổ

chức xã hội..)


0


0


63


65,63


19


19,79


11


11,45


3


3,13


3,48


1,007


9

Năng lực đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học

sinh


10


10,52


60


63,16


16


16,67


10


10,52


0


0


3,77


0,978

10

Năng lực giáo dục học

sinh cá biệt

0

0

57

59,38

28

29,17

9

9,38

2

2,08

3,44

0,935

11

Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin

học

0

0

49

51,04

18

15,75

25

26,04

4

4,17

3,17

1,145

ĐTB chung

3,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 7

Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khảo sát

Kết quả khảo sát tại bảng 2.4 cho thấy nội dung bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB = 3,39/5 điểm. Các nội dung được đánh giá cao gồm: “Năng lực đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh” với 3,77/5 điểm, tiếp đến là


“Năng lực xây dựng và phát triển tập thể học sinh” với 3,64/5 điểm. Ngược lại nội dung “Năng lực giáo dục toàn diện học sinh lớp chủ nhiệm” được đánh giá thấp nhất chỉ đạt 2,91/5 điểm. Với kết quả khảo sát trên lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm sát sao hơn đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp trẻ tuổi. Chú trọng đến công tác quản lý, bồi dưỡng và phát triển năng lực cho giáo viên giúp họ làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm, đáp ứng được yêu cầu của ngành, của trường mà trực tiếp là mong muốn nguyện vọng của học sinh. Điều này là phù hợp với thực tiễn nhà trường, vì bên cạnh những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, quản lý học sinh thì vẫn còn những giáo viên mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn ít, kinh nghiệm giảng dạy giáo dục, kinh nghiệm sống còn rất hạn chế, do vậy trong công tác chủ nhiệm còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Qua đó cho thấy, lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm sát sao hơn đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

2.3.3. Mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về hình thức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

T T


Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được


ĐTB


ĐLC

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Bồi dưỡng tập trung

2

2,08

51

53,13

32

33,33

11

11,45

0

0

3,49

1,024

2

Bồi dưỡng tại chỗ

0

0

52

54,17

28

29,17

16

16,67

0

0

3,37

0,916

3

Bồi dưỡng bằng tự học

3

3,13

61

63,54

15

15,63

17

17,71

0

0

3,56

0,897

4

Bồi dưỡng từ xa

0

0

38

39,58

36

37,50

19

19,79

3

3,13

3,14

0,918

ĐTB chung

3,38


Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khảo sát

Kết quả khảo sát tại bảng 2.5 về mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho thấy nội dung này được đánh giá ở mức trung bình với 3,38/5 điểm. Trong đó, hình thức bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng bằng tự học được đánh giá cao hơn với


ĐTB lần lượt là 3,49/5 và 3,56/5 điểm. Ngược lại, hình thức bồi dưỡng từ xa được đánh giá thấp hơn với 3,14/5 điểm. Qua phỏng vấn về nội dung này, thầy Phạm Ngọc Trịnh hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng cho rằng: để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng các kỹ năng cho GVCN cần phải đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng (bồi dưỡng tập trung, tự bồi dưỡng, tổ chức dự giờ sinh hoạt, giao lưu giữa giáo viên chủ nhiệm các trường...), phương pháp bồi dưỡng phải có sự đổi mới thay vì thuyết trình, báo cáo.

2.3.4. Mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về các phương pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

T T


Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được


ĐTB


ĐLC

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thông qua thuyết trình báo cáo của

chuyên gia


0


0


51


53,13


36


37,50


7


7,29


2


2,08


3,42


1,004


2

Thông qua trải nghiệm thực hành tại các giờ giảng dạy ngay tại trường tiểu học theo

dự án


0


0


44


45,83


27


28,13


23


23,96


2


2,08


3,18


0,982

3

Quan sát

0

0

49

51,04

31

32,29

12

12,50

4

4,16

3,30

1,023

ĐTB chung

3,30


Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khảo sát

Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được đánh giá ở mức trung bình và không cao bằng hình thức bồi dưỡng với ĐTB chung = 3,30/5 điểm. Phương pháp “Thông qua thuyết trình báo cáo của chuyên gia” được đánh giá cao nhất với 3,42/5 điểm. Ngược lại phương pháp “Thông qua trải nghiệm thực hành tại các giờ giảng dạy ngay tại trường tiểu học theo dự án” được đánh giá thấp hơn với 3,18/5 điểm. Đối với phương pháp “Quan sát” được đánh giá với mức 3,30/5 điểm. Kết quả trên phù hợp với thực tiễn triển khai các


hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho các giáo viên tại các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

2.3.5. Đánh giá chung thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Nhìn một cách tổng thể thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được đánh giá tập trung ở mức độ khá. Điều này cho thấy Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, tăng cường năng lực cho các giáo viên làm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp.

Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

TT

Nội dung khảo sát

ĐTB

1

Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác chủ nhiệm

lớp ở cáctrường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

4,50

2

Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của

giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3,39

3

Mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của

giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3,38

4

Mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp

của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3,30

Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khảo sát

Kết quả tổng hợp tại bảng 2.7 cho thấy nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học được đánh giá cao nhất với ĐTB = 4,50/5 điểm tương đương với mức tốt. Đây được coi là lý do để hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp tại các trường tiểu học trên địa bàn được đánh giá ở mức trên trung bình. Ngược lại, việc thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bị đánh giá thấp nhất với ĐTB = 3,30/5 điểm tương đương với đánh giá ở mức trung bình. Nhìn chung mức điểm đánh giá các nội dung trên không có sự chênh lệch lớn thể hiện sự chỉ đạo toàn diện của Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện đối với công tác chủ nhiệm lớp.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí