- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng pháp huy tính cực chủ động sáng tạo của học sinh đáp ứng với chương trình GDPT 2018.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và ứng ụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tổ chức đánh giá việc sử dụng khai thác bảo quản rút ra bài học kinh nghiệm, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nghiêm khắc xử lý những vi phạm.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết phải tổ chức đào tạo bồi dưỡng. Có những quy định cụ thể cho từng giáo viên khối, lớp, tạo nề nếp thực hiện tự giác, nghiêm túc và thường xuyên. Chú ý đến vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên. Động viên giáo viên phải toàn tâm, toàn ý trong việc bảo quản và sử dụng các thiết bị đồ dùng hiện có. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội phát huy tính dân chủ và trách nhiệm của các tổ chức trong quá trình hoạt động chuyên môn nhà trường.
3.2.4. Giải pháp 4: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học cơ sở phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn và yêu cầu phát triển của nhà trường
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018; khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng đạt được mục tiêu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cở theo hướng tiếp cận với trình GDPT 2018.
Quản lý hoạt động BD các trường theo hướng tiếp cận với chương trình GDPT 2018 hiện nay hướng tới việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV, cung cấp cho GV một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc đó là phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên( Xem Bảng 2.3)
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Các Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp Đề Xuất Quản Lý
- Trình Độ Của Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục - 13
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Cách 1: Do hiệu trưởng (Hoặc người được hiệu trưởng ủy quyền) xây dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.
- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng.
- Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.
Cách 2: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi dưỡng trên thực tế công tác của họ. Trong giai đoạn hiện nay các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể là:
+ Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tăng cường kỷ cương nề nếp trong quản lý và dạy học.
+ Mục tiêu, cấu trúc, nội dung những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.
+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.
+ Bồi dưỡng cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Hướng dẫn nội dung, chương trình dạy học tự chọn theo môn học và các chủ đề tự chọn.
+ Các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý học sinh, kỹ năng sử dụng các phương tiện, các thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
+ Bồi dưỡng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Bồi dưỡng các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy lý thuyết, giờ thực hành theo văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, tùy theo thực trạng năng lực của giáo viên ở các nhà trường, có
thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng hàng năm. Do vậy, để có được nội dung hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của cấp học để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để xác định được nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trước hết hiệu trưởng (Người xây dựng kế hoạch) phải nắm vững yêu cầu và nội dung công việc của giáo viên bậc THCS, đặc điểm giáo dục của nhà trường, nắm vững thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ở các trường THCS so với yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, từ đó tìm ra những nội dung cần thiết phải cập nhật, bổ sung nâng cao. Cũng cần chú ý điều kiện con người ở từng trường để lựa chọn, xây dựng nội dung đảm bảo tính thiết thực, kịp thời. Có như vậy mới tạo được sự quan tâm của đối tượng được bồi dưỡng, hạn chế lãng phí.
3.2.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học cở sở
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Làm cho hình thức hoạt động bồi dưỡng phù hợp với điều kiện học tập của người học để đảm bảo tính liên tục trong việc tham gia lớp học, khóa học của giáo viên. Tạo điều kiện cho người học tham gia học tập một cách có hiệu quả tạo cho người học sự chủ động trong việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với bản thân mình. Phát huy năng lực chuyên môn của nhóm, tổ khối trong việc bồi dưỡng.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Như chúng ta đã biết, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Có nhiều hình thức học tập trong việc bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng theo hình thức tập trung: Thời gian học tập được xác định từ một tuần đến mười ngày, học tập trung tại một địa điểm. Hình thức này sẽ tạo được một thời gian đủ để bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức kỹ năng đáng kể. Kiến thức được trang bị liên tục không bị ngắt quãng. Giáo viên không bị chi phối công việc nên tập trung cho việc học tập cao. Tuy nhiên với thực trạng ở các trường, việc mở lớp học tập trung trong một thời gian dài khoảng 10 ngày là khó khăn vì sẽ ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở các nhà trường.
- Để đáp ứng được hình thức này, các trường nên có kế hoạch từ trước thời gian nghỉ hè để trong tháng 8, các trường cùng phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên có sự luân phiên giữa các môn để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Mặt mạnh của Giải pháp đó là phân tích được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm – hạn chế trong quá trình quản lý chuyên môn. Các kinh nghiệm được tổng kết từ thực trạng khách quan sẽ đem lại cho người quản lý có được những đánh giá đúng đắn về đội ngũ của cơ quan mình.
Hình thức bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn có thể tổ chức thông qua sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chuyên môn khá phong phú, song cần tập trung vào việc bồi dưỡng những nội dung sau đây:
- Thống nhất thực hiện chương trình, thảo luận các điểm mới và khó trong bài dạy, thống nhất trong phương pháp dạy học, sử dụng và khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu mục tiêu của từng bài.
- Thảo luận về việc xây dựng và sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Xây dựng ngân hàng đề, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ sung, trao đổi kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục. Bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp.
- Dự giờ thăm lớp là một hoạt động thiết yếu để giáo viên tự học tập ở đồng nghiệp giúp bản thân nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo sự chỉ đạo chuyên môn của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tối thiểu giáo viên phải dự đủ số tiết quy định.
- Yêu cầu giáo viên khi xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của cá nhân cần nêu rõ số tiết dự bài khó của đồng nghiệp, số tiết đề nghị đồng nghiệp dự, số giờ dự chuyên đề trong nhóm, trong tổ.
- Xây dựng cho giáo viên tinh thần tự giác, ý thức nâng cao nghiệp vụ qua việc học tập kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp.
- Việc dự giờ thăm lớp không tập trung vào các đợt thi đua dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn mà được thực hiện thường xuyên.
- Sau khi học bồi dưỡng chuyên môn tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường triển khai bồi dưỡng chuyên môn theo định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tập trung chủ yếu vào dự giờ hội thảo đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên thực hiện đúng kế hoạch dự giờ thăm lớp đã xây dựng và các đợt hội giảng chào mừng ngày lễ, các đợt dự thi giáo viên dạy giỏi. Đây chính là một tiêu chí đánh giá việc bồi dưỡng giáo viên.
- Bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn thông qua nghiên cứu khoa học, thực hiện chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục:
- Sinh hoạt theo chuyên đề: Một trong những đổi mới sinh hoạt chuyên môn là sinh hoạt theo chuyên đề.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng cần quan tâm tới quản lý hình thức bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn. Lựa chọn các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập và đem lại chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viê. Khi bồi dưỡng chuyên môn theo nhóm, Hiệu trưởng cần chú ý đến các yếu tố: Nội dung, đối tượng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực: Kinh phí, cơ sở vật chất, sự bố trí giảng dạy của giáo viên.
3.2.6. Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học cơ sở
3.2.6.1. Mục đích của giải pháp
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng không thể thiếu trong quá trình quản lý. Đây là biện pháp mang tính then chốt trong công tác quản lý về quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông 2018 cho giáo viên.
Thực hiện biện pháp này nhằm giúp cho CBQL nhà trường nắm bắt thông tin kịp thời, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đảm bảo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học diễn ra đúng hướng, đạt mục tiêu. Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng cao tầm ảnh hưởng, tác dụng của kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV trên tinh thần thiện chí, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường, qua đó phát hiện và khuyến khích tiềm năng phát triển nghề nghiệp của mỗi GV, tập thể sư phạm.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý nhằm đảm bảo chất lượng quản lý. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo hướng chú trọng tự đánh giá của khối và GV đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những GV, khối chuyên môn đạt thành tích cao trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo:
- Kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, dân chủ;
- Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ, tiềm năng phát triển của GV, tập thể sư phạm;
- Coi trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của cá nhân và bộ phận;
- Tránh chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quả, thành tích đạt được mà tập trung khích lệ GV, tập thể sư phạm tích cực tham gia triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, qua đó phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV; Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV cụ thể, rõ ràng; Xây dựng chính sách khen thưởng phù hợp đối với cá nhân, bộ phận đạt kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng; Tiến hành cho GV và tổ chuyên môn thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; Tuyên dương, khen thưởng kịp thời GV, tổ đạt thành tích cao trong hoạt động bồi dưỡng.
Một số nội dung trọng tâm của biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV theo chương trình giáo dục phổ thông 2018:
- Kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, cơ chế, quy trình, điều kiện thực hiện và tính khả thi của kế hoạch.
- Kiểm tra việc khai thác sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ bồi dưỡng GV.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Đánh giá sự quan tâm, ý thức tham gia thực hiện kế hoạch của GV, tập thể sư phạm, theo dõi tình hình số lượng, đối tượng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Xem xét các nội dung bồi dưỡng có hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu. Đánh giá quá trình tổ chức sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV.
- Đánh giá nhận định kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và đánh giá đòi hỏi một môi trường dân chủ, công khai, minh bạch. Cần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh các biểu hiện nể nang, né tránh, thiên vị hoặc bè phái. Các kết quả thực hiện kế hoạch, kết quả giám sát, thanh tra, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ cần phải công khai, tránh chuyện bưng bít thông tin về các hoạt động trên mà theo kết quả phỏng vấn của các CBQL, thông tin càng không công khai thì càng làm cho tập
thể giáo viên tin vào các tin đồn, nhận định chủ quan không đúng của một số cá nhân nào đó.
3.2.7. Giải pháp 7: Tăng cường hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn.
3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp
Tăng cường vai trò tự giác, tích cực, chủ động của giáo viên trong công tác bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên là hình thức tiết kiệm và hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Để quản lý tốt công tác này, Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn phải bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng cân nhắc để xác định, cử giáo viên đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ chính sách động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các lớp tập huấn. Trong điều kiện kinh tế nhà trường khó khăn cũng như đội ngũ còn thiếu không đủ điều kiện cho giáo viên đi học tập trung dài hạn, hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc, để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình.
Ngay từ đầu năm, hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn bàn bạc để phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi sẽ triển khai một số hoạt động giúp đỡ giáo viên mới về trường công tác và những giáo viên còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn để cho cá nhân đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch duyệt và chấm đề tài, sáng kiến kinh tại trường. Coi việc viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là một nội dung để đánh giá xếp loại và xét thi đua cuối năm.
Trong kế hoạch cá nhân, mỗi giáo viên phải tự đăng ký các nội dung tự học, tự bồi dưỡng, đăng ký chất lượng bộ môn, tỷ lệ học sinh đạt học sinh hoàn thành tốt, số buổi phụ đạo miễn phí cho học sinh chưa hoàn thành.
Để có điều kiên tốt cho công tác này hiệu trưởng cần thống nhất kế hoạch