Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông


khai thác, sử dụng các điều kiện bên trong nhà trường như cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động GDGTS cho các em học sinh. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng các phương tiện các điều kiện hỗ trợ bên ngoài nhà trường như việc tham quan các viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử, các công trình văn hóa công cộng… chưa có hiệu quả. Thực tế, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở trên là rất hữu ích trong việc GDGTS, từ trực quan sinh động các em sẽ rút ra cho mình những ý nghĩa, những giá trị nhân văn. Thế nhưng, đây không phải là một việc dễ dàng và có thể tiến hành thường xuyên vì việc đảm bảo an ninh khi đi tham quan và kinh phí tổ chức cũng là một vấn đề nan giải cần có sự phối hợp phụ huynh học sinh và của chính quyền địa phương.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên và rất cần thiết trong quá trình quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh. Để tìm hiểu thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDGTS, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 60 cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng xây dựng kế hoạch GDGTS


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kế hoạch GDGTS

cho cả năm

46

76,67

11

18,33

3

5,00

0

0

3,72

2

Kế hoạch GDGTS

cho từng học kỳ

43

71,67

13

21,67

4

6,67

0

0

3,65

3

Kế hoạch GDGTS

cho từng tháng

23

38,33

32

53,33

5

8,33

0

0

3,30

4

Kế hoạch GDGTS

cho từng tuần

11

18,33

34

56,67

11

18,33

4

6,67

2,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 8




5

Kế hoạch GDGTS

cho từng tổ, nhóm chuyên môn.


60


100,00


0


0


0


0


0


0


4,00

6

Kế hoạch GDGTS

cho từng môn học.

32

53,33

22

36,67

6

10,00

0

0

3,43


7

Kế hoạch GDGTS trong các hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp.


40


66,67


18


30,00


2


3,33


0


0


3,63

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy các trường trong địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã chủ động xây dựng kế hoạch GDGTS cho học sinh trong cả năm học, cho từng học kỳ nhưng chưa được cụ thể trong từng tháng, từng tuần (với ĐTB được đánh giá là 2,86/4 điểm). Và kế hoạch này cũng được triển khai xây dựng tốt ở các tổ, nhóm chuyên môn còn đối với từng môn học thì mới chỉ dừng lại ở các môn Khoa học xã hội, tập trung chủ yếu ở các môn: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử. Thực trạng này đặt ra vấn đề với các cấp quản lý là phải cụ thể hóa hơn nữa trong công tác xây dựng kế hoạch để đạt hiệu quả GDGTS cao hơn.

2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã điều tra khảo sát 60 cán bộ, giáo viên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.9. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng công tác tổ chức thực hiện GDGTS


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

S

L

%

SL

%

SL

%

S

L

%


1

Tổ chức GDGTS cho học sinh theo các nội dung và hình thức thực

hiện


32


53,33


21


35,00


7


11,67


0


0


3,42

2

Tổ chức các chuyên

đề, hội thảo, chia sẻ

41

68,33

16

26,67

3

5,00

0

0

3,63




kinh nghiệm











3

Sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ GDGTS cho cán bộ,

giáo viên nhà trường


30


50,00


24


40,00


6


10,00


0


0


3,40


4

Huy động kinh phí đầu tư cơ sở vật chất,

phương tiện cho hoạt động GDGTS


35


58,33


17


28,33


6


10,00


2


3,33


3,42

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động GDGTS cho học sinh ở các trường THCS được thực hiện như sau:

Hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức tương đối tốt, trong đó tiêu chí “Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,63/4 điểm (với 68,33% người được hỏi đánh giá tốt, 26,67% đánh giá khá và có 5,00% đánh giá trung bình, không có người đánh giá yếu). Các tiêu chí còn lại được đánh giá với mức điểm tương đương là 3,40 và 3,42/5 điểm. Kết quả khảo sát đã cho thấy: Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ nòng cốt trong nhà trường tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề, hội thảo trong từng tháng, từng học kỳ; thông qua hội đồng sư phạm để tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên. Hiệu trưởng cũng đã tổ chức phân công, sắp xếp nhân lực cho hoạt động GDGTS phù hợp với các con đường giáo dục cơ bản được triển khai trong Nhà trường. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho các hoạt động GDGTS cũng đã được huy động bảo đảm triển khai hiệu quả các hoạt động GDKNS cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo thực hiện GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã điều tra khảo sát 60 cán bộ, giáo viên. Kết quả khảo sát như sau:


Bảng 2.10. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng chỉ đạo công tác GDGTS cho học sinh


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo GDGTS thông qua hoạt động giảng dạy bộ môn trên

lớp


36


60,00


22


36,67


2


3,33


0


0


3,57


2

Chỉ đạo GDGTS

thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp


31


51,67


23


38,33


6


10,00


0


0


3,42


3

Chỉ đạo GDGTS thông qua môi trường

giáo dục chung của nhà trường


33


55,00


20


33,33


7


11,67


0


0


3,43


4

Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng

GDGTS


27


45,00


28


46,67


5


8,33


0


0


3,37

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy: các tiêu chí được đánh giá tương đối tốt từ 3,37 điểm đến 3,57/4 điểm. Tiêu chí “Chỉ đạo GDGTS thông qua hoạt động giảng dạy bộ môn trên lớp” được đánh giá cao nhất với 3,57/4. Kết quả này cho thấy việc chỉ đạo GDGTS thông qua hoạt động giảng dạy trên lớp là quan trọng và thường xuyên nhất (vì các nội dung GDGTS được lồng ghép trong nội dung dạy học các bộ môn, đặc biệt rõ nét ở các bộ môn: Giáo dục công dân, văn học, lịch sử, âm nhạc, mĩ thuật…). Tiếp đến là tiêu chí “Chỉ đạo GDGTS thông qua môi trường giáo dục chung của nhà trường” được xếp ở vị trí thứ 2 với điểm đánh giá trung bình là 3,43/4 điểm. Vị trí thứ 3 là “Chỉ đạo GDGTS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” với điểm tương đương là 3,42/4 điểm. Còn thực trạng “Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GDGTS” xếp ở vị trí cuối cùng. Các đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng việc phối hợp hầu như mới chỉ được thực hiện giữa các tổ chức trong nhà trường còn với các lực lượng giáo dục khác chưa thực sự có hiệu quả.


2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh. Để làm rõ thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã tiến hành khảo sát qua 60 phiểu hỏi đối với cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả thể hiện trên bảng 2.11.

Bảng 2.11. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho học sinh


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kiểm tra, đánh giá hàng

tuần

16

26,67

34

56,67

8

13,33

2

3,33

3,07

2

Kiểm tra, đánh giá hàng

tháng

23

38.33

28

46,67

9

15,00

0

0

3,23

3

Kiểm tra, đánh giá từng

học kỳ

36

60,00

19

31,67

5

8,33

0

0

3,52

4

Kiểm tra, đánh giá cả

năm

38

63,33

21

35,00

1

1,67

0

0

3,62

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Kết quả khảo sát cho thấy, đánh giá về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có sự biến động điểm từ 3,07 đến 3,62/4 điểm. Trong đó, tiêu chí “Kiểm tra, đánh giá cả năm” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,62/4 điểm, tiêu chí “Kiểm tra, đánh giá từng học kỳ” cũng được đánh giá tốt với mức điểm 3,52/4 điểm. Hai tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức độ khá là “Kiểm tra, đánh giá hàng tháng” “Kiểm tra, đánh giá hàng tuần” với điểm trung bình đánh giá lần lượt là 3,23 và 3,07/4 điểm. Kết quả khảo sát đã khẳng định chủ yếu là theo từng học kỳ và cả năm học. Trong khi đó, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này theo từng tuần, từng tháng chưa được tiến hành thường xuyên. Do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDGTS cho học sinh. Chính vì vậy, Ban Giám hiệu các nhà trường cần có kế hoạch đánh giá hoạt động GDGTS học sinh thường xuyên hơn để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này.


2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Để tìm hiểu thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã điều tra khảo sát 60 cán bộ, giáo viên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo

viên


41


68,33


17


28,33


2


3,33


0


0


3,65


2

Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã

hội


43


71,67


17


28,33


0


0


0


0


3,72


3

Sự phối hợp giữa nhà

trường, gia đình và xã hội


36


60,00


18


30,00


6


10,00


0


0


3,50

4

Tác động của xã hội

đối với GDGTS

28

46,67

22

36,67

10

16,67

0

0

3,30


5

Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã

hội


38


63,33


21


35,00


1


1,67


0


0


3,62

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho thấy cả 5 yếu tố đề xuất đều ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng đến công tác này tại các nhà trường.

Yếu tố “Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội” là yếu tố có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông với điểm trung bình đánh giá là 3,72/4 điểm. Tiếp đến là yếu tố “Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên” với điểm trung bình được đánh giá là 3,65/4


điểm và tiêu chí “Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội” với 3,62/4 điểm. Hai yếu tố còn lại là “Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội” “Tác động của xã hội đối với GDGTS” được đánh giá ở mức 3,50 và 3,30/4 điểm. Có thể nói, thời gian qua, do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông triển khai nghiêm túc và sát sao đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học tại các trường THPT đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của giá trị sống, GDGTS cho học sinh. Đặc biệt đối với các em học sinh nữ và học sinh dân tộc thiểu số thì sự quan tâm, GDGTS càng cấp thiết hơn. Chính vì thế, yếu tố nhận thức được đánh giá là ảnh hưởng nhất đến hoạt động này. Hoạt động quản lý GDGTS muốn triển khai hiệu quả thì năng lực đội ngũ quản lý, chủ thể chỉ đạo và giáo viên, chủ thể thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến công tác này. Tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm triển khai.

2.5. Đánh giá chung về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.5.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, việc quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có được sự quan tâm và thực hiện tương đối đồng bộ. Các biện pháp quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được áp dụng về cơ bản là phù hợp lí luận về quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường trong huyện và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Nhận thức về vai trò của hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cũng đã được nâng lên tạo nên sự chủ động trong hoạt động GDGTS cho học sinh của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Đó là những mặt tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh các Trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh những mặt tích cực đó, qua việc khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy còn hạn chế cơ bản. Đó là đa phần học sinh nhận thức được về giá trị sống và ý nghĩa của giá trị sống trong cuộc


sống nhưng còn hời hợt, chưa sâu sắc vì thế chưa thể tạo nên nền tảng để hình thành những kỹ năng sống cần thiết. Nguy hiểm hơn, một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ sự cần thiết của giá trị sống đối với bản thân và có những biểu hiện hành vi lệch chuẩn.

Công tác xây dựng kế hoạch GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã được chú trọng quan tâm khá cơ bản trong từng năm, từng tháng và trong từng bộ phận, từng thành viên có trách nhiệm.

Công tác tổ chức thực hiện chương trình GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất theo kế hoạch và nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên nhân viên có trách nhiệm trong công việc có tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể văn hoá nhà trường có thái độ ứng xử phù hợp với đối tượng, là tấm gương cho học sinh noi theo. Trong công tác tổ chức GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã có những biện pháp, hình thức tổ chức thu hút được sự tham gia của học sinh, cơ bản qua đó đã khích lệ, phát huy và xây dựng được những giá trị nền tảng cho học sinh như: yêu thương; khoan dung, hợp tác, chia sẻ....

Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng các Nhà trường đã được triển khai phù hợp với thực tiễn của Nhà trường, sát sao theo kế hoạch đạt ra, bảo đảm việc tổ chức thực hiện thường xuyên trong giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS trong Nhà trường.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để triển khai các nội dung GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bước đầu đã thu được kết quả. Bên cạnh đó, mặc dù còn có nhiều hạn chế, song trường đã có sự quan tâm thu hút các nguồn lực bên ngoài từ các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động GDGTS cho học sinh. Hội cha mẹ học sinh bước đầu đã có nhận thức về hoạt động GDGTS cho học sinh trong nhà trường, bước đầu đã quan tâm tham gia, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023