Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở




Mức độ cần thiết

Mức độ thực hiện


Không bao giờ/

hiếm khi

Khá thường

xuyên

Rất thường

xuyên


Yếu


TB


Khá


Tốt

dưỡng chuyên môn.








Tổ chức toạ đàm, hội thảo, chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn.


3.4


34.9


61.7


0.7


2.7


40.7


56.0

Hỗ trợ giáo viên gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, tự bồi dưỡng chuyên

môn.


2.7


38.0


59.3


0


1.3


48.7


50.0

Điều chỉnh kịp thời những nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn không

phù hợp.


0.7


34.7


64.7


0.7


0


46.0


53.3

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS

Xây dựng các chuẩn đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn.


1.4


33.3


65.3


0.7


0.7


42.0


56.7

Phổ biến phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn giáo viên.


2.0


31.3


66.7


0.7


1.3


41.3


56.7

Chuẩn bị lực lượng kiểm tra,

đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.


1.4


32.0


66.7


0.7


1.3


40.0


58.0

Phối hợp các lực lượng có

liên quan trong đánh giá.

1.4

30.7

68.0

0.7

0.7

39.3

59.3

Kiểm tra việc thực hiện kế

hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.


0.7


32.7


66.7


0.7


0


39.3


60.0

Đánh giá hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn giáo viên dựa trên các tiêu chuẩn


0.7


34.0


65.3


0


0.7


38.0


61.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục - 8




Mức độ cần thiết

Mức độ thực hiện


Không bao giờ/

hiếm khi

Khá thường

xuyên

Rất thường

xuyên


Yếu


TB


Khá


Tốt

đã xác định.








Khen thưởng các giáo viên tích cực, đạt kết quả cao trong tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và tự bồi

dưỡng chuyên môn.


1.3


38.0


59.3


0.7


1.3


44.0


54.0

Phê bình, nhắc nhở những giáo viên chưa tích cực trong hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn.


1.3


38.0


60.7


0.7


0.7


42.7


56.0

Tổng kết, đánh giá, rút kinh

nghiệm sau đợt đánh giá bồi dưỡng chuyên môn.


1.4


35.3


63.3


0.7


0.7


37.3


61.3

Qua bảng 2.5 ta thấy: Việc thực hiện và kết quả thực hiện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông được thực hiện tốt với kết quả khá cao.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở

Công tác quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt, công tác quản lý thời gian bồi dưỡng chưa khoa học.

Điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng cho giáo viên được đáp ứng đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cho giáo viên, từ đó thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Về cơ chế chính sách:

+ Thực hiện Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình BDTX giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

+ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

+ Công văn số 1201/BGDĐT-GDTrH ngày 08/04/2020 của Bộ Giáo dục và


Đào tạo về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/6/ 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

- Cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản quyết định chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên. Cơ sở vật chất bao gồm các thiết bị đồ dùng dạy học trong các nhà trường và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Cơ sở vật chất đầy đủ, có chất lượng, hiệu quả sử dụng cao sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, TBDH phục vụ đổi mới phổ thông.

Tuy nhiên cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng cho giáo viên của các trường THCS chưa được trang bị đầy đủ. Thiếu các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc bồi dưỡng. Các trường THCS còn thiếu tài liệu bồi dưỡng.

- Về tài chính: Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường, bồi dưỡng cho giáo viên. Thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng cho giáo viên kịp thời, công khai tài chính của trường theo quy định.

Kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng hàng năm, hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả.

Kinh phí thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ – CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (Đối với công chức, thủ trưởng đơn vị) thực hiện theo chương II, điều 3 “Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm” của thông tư số 01/2018/TT- BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của bộ nội vụ về việc “hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.

Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cho giáo viên Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đã đưa ra các nhận định, nội dung cho công tác này, đây là việc làm rất cần thiết. CBQLGD và giáo viên các trường THCS đã nhận thức được việc quán triệt cho giáo viên nhận thức ý nghĩa của


những nhận định trong việc bồi dưỡng chuyên môn; có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên kết hợp nhiều các nội dung, nhận định để bồi dưỡng chuyên môn là việc làm rất cần thiết. Hiệu trưởng đưa ra những nội dung, nhận định để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên là cần thiết được hiệu trưởng thường xuyên thực hiện.


TT


Nhận định

Hoàn toàn/ Phần lớn không

đồng ý


Phân vân


Phần lớn đồng ý


Hoàn toàn đồng ý


1

Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cần thiết thực hơn với nhu cầu của giáo viên

và nhà trường.


0.0


1.3


40.0


58.7

2

Đội ngũ bồi dưỡng chuyên môn cần có

những phương pháp tích cực hơn.

42.7

0.7

0.7

56.0

3

Thời gian bồi dưỡng chuyên môn cần phù hợp hơn, tránh vào năm học.

0.0

1.3

41.3

57.3


4

Các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cần tổ chức theo hướng trải nghiệm thực tiễn.


0.0


1.3


39.3


59.3


5

Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn và tự bồi dưỡng chuyên môn.


0.0


2.0


38.0


60.0

6

Cần tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn dựa vào nhà trường.

0.0

2.0

40.7

57.3

Bảng 2.6. Những nhận định nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.


Bảng 2.6 đã thể hiện: Đa số giáo viên hoàn toàn đồng ý với các nhận định mà CBQLGD đưa ra để hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên. Tuy nhiên có đến 42,7% giáo viên hoàn toàn không đồng ý với nội dung cho rằng việc đội ngũ bồi dưỡng chuyên môn cần có những phương pháp tích cực hơn sẽ đem lại hiệu quả và


nâng cao được hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS. Mỗi yếu tố sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

+ Các nội dung: “Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên”, “Yêu cầu của ngành về việc BDCM giáo viên” và “Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay” là các nội dung mà không ai trong số CBQL và GV được khảo sát đánh giá là không/ít tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS mà ngược lại được đánh giá là các yếu tố có tác động nhiều với tỉ lệ lần lượt là 65,3%, 68% và 70,7%.

+ Nội dung: “Yêu cầu phát triển của nhà trường” và nội dung: “Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay” tỉ lệ đều là 70,7%.

Bảng 2.7. Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS.


TT


Các yếu tố

Không/

ít tác động

Tác

động vừa

Tác

động nhiều

1

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về

hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.

0

34.7

65.3

2

Yêu cầu của ngành về việc bồi dưỡng

chuyên môn giáo viên.

0

32.0

68.0

3

Nhu cầu của giáo viên về hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn.

0.7

32.7

66.7

4

Yêu cầu phát triển của nhà trường

0.7

28.7

70.7

5

Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện

nay

0

29.3

70.7

6

Điều kiện cơ sở vật chất, các nguồn lực

phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

0.7

36.0

63.3

7

Năng lực của đội ngũ giáo viên THCS

0.7

35.3

64.0

Qua bảng 2.7 nhận thấy mỗi yếu tố sẽ có sự tác động khác nhau đến công tác này. Đa số CBQLGD và giáo viên nhận định rằng 7 yếu tố trên đều tác động nhiều đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS. Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ giáo viên cho rằng các yếu tố: Nhu cầu của giáo viên về hoạt


động bồi dưỡng chuyên môn; Yêu cầu phát triển của nhà trường; Điều kiện cơ sở vật chất, các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; Năng lực của đội ngũ giáo viên THCS không hoặc ít tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Thực tế, tỉ lệ này rất nhỏ, thậm chí không có.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở

2.5.1. Yếu tố khách quan

Bối cảnh mới và xu thế mới của giáo dục hiện đại, tình hình kinh tế mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực tiễn đời sống và việc làm đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Trọng tâm của GD trong bối cảnh hiện nay là tích cực đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Mặt khác, nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến đội ngũ GV. Nó đòi hỏi người GV phải có bản lĩnh vững vàng, năng động, sáng tạo để không những góp phần nâng cao chất lượng GD mà còn tìm ra những hướng đi mới đưa nền GD nước nhà ngày càng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhà quản lý GD cũng cần tìm ra các biện pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng GV hữu hiệu hơn. Trước yêu cầu đổi mới GD hiện nay, bồi dưỡng GV là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL. Đó cũng là đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới căn bản toàn diện GD.

Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa.“Chương trình mới chủ trương tất cả học chung một mặt bằng tri thức, giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 6 đến lớp 9) đủ trang bị nền tảng học vấn phổ thông để học sinh có thể học tiếp bậc cao hơn hoặc đi vào học nghề, lao động. Tăng cường tích hợp một số môn học ở tiểu học và đầu cấp THCS, nhằm hình thành năng lực tổng hợp và cách giải quyết các vấn đề, đồng thời tránh sự trùng lặp. Theo đó một số môn học như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn khoa học, tương tự môn Lịch sử, Địa lý tích hợp thành môn khoa học xã hội”. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với GV phải có nền tảng học vấn rộng, có năng lực dạy học tích hợp.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và giảng dạy tốt chương trình GD phổ thông mới thì các nội dung bồi dưỡng cần


được các địa phương, nhà trường xây dựng đổi mới, thiết thực và bổ ích. Mặt khác cũng tạo điều kiện để GV tham gia với tâm lý thoải mái trong quá trình bồi dưỡng.

Tài liệu bồi dưỡng phải đa dạng: tài liệu bồi dưỡng, video clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp, giáo trình điện tử. Nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ, tài liệu biên soạn theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của giáoviên.Chế độ chính sách cho hoạt động bồi dưỡng phải được đảm bảo. Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với GV là điều kiện cần thiết nhất để động viên khuyến khích GV tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.5.2. Yếu tố chủ quan

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội nói riêng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV liên quan đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Nó đòi hỏi người GV phải có phẩm chất mẫu mực, đồng thời phải có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, nhanh chóng cập nhật những thay đổi mới trong GD.

Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đó là nhận thức, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng của cấp quản lý, đội ngũ báo cáo viên. Đặc biệt, nhận thức và năng lực của CBQL các trường THCS cụ thể là Hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của hoạt động bồi dưỡng GV theo yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

Hiệu trưởng phải có năng lực lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định mục tiêu, nội dung, xây dựng chương trình bồi dưỡng GV; lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng. Đặc biệt là mục tiêu, nội dung chương trình phải sát thực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng của đa số GV trên địa bàn; các phương pháp, hình thức thức tổ chức phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của GV trong hoạt động bồi dưỡng. Đồng thời, mỗi nhà trường cần xây dựng một đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn ở tất cả các bộ môn là những GV giỏi.

Các cấp quản lý phải có những biện pháp tổ chức, điều hành, giám sát để mọi hoạt động bồi dưỡng tuân thủ theo những quy định đã đề ra và quán triệt mục tiêu bồi dưỡng.


Đội ngũ báo cáo viên được mời tham gia bồi dưỡng phải nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng GV, hiểu được phong cách làm việc của người lớn để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng.

Đối tượng tham gia bồi dưỡng (CBQL và GV các trường THCS) là nhân vật trung tâm của hoạt động bồi dưỡng phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực tiếp nhận kiến thức kĩ năng mới về GD, dạy học nâng cao năng lực, tránh bệnh thành tích, chiếu lệ.

Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đó là nhu cầu bồi dưỡng của GV. Do đó, người quản lý cần dựa vào nhu cầu bồi dưỡng để lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với đối tượng bồi dưỡng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này chúng tôi đã khái quát tình hình phát triển, xã hội và giáo dục của huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông trong những năm gần đây. Qua điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS, kết quả đã cho thấy, giáo dục THCS trên địa bàn đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đội ngũ giáo viên ở các nhà trường trong những năm qua đã đáp ứng được những yêu cầu của đối mới chương trình.

Trong Chương 2, chúng tôi đã làm rõ các vấn đề thực trạng về nội dung và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV và các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến bồi dưỡng giáo viên. Cụ thể chúng tôi đã làm rõ được: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở. Là cơ sở định hướng cho các giải pháp thực tiễn ở đề xuất ở Chương 3.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí