Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM


Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam - 1

Họ và tên sinh viên : Cù Thị Thu Hằng

Lớp : A12 – K42C

Khoá 42

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Như Tiến


Hà Nội – Tháng 11/2007

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 4

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 4

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUỒN GỐC CỦA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 4

1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 4

1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 5

1.1.3. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 7

1.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 9

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 11

2.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI VÀO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 11

2.1.1. VẬN TẢI BIỂN 12

2.1.2. VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ 15

2.1.3. VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT 17

2.1.4. VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA 18

2.1.5. VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 20

2.2. TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 21

2.3. NGUỒN NHÂN LỰC 24

2.4. SỰ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH PHỦ 24

III. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 26

3.1. ƯU ĐIỂM 26

3.2. NHƯỢC ĐIỂM 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 30

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 30

II. CÁC NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 32

2.1. NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 32

2.1.1. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ NĂM 1980 33

2.1.2. QUY TẮC CỦA UNCTAD/ICC VỀ CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC NĂM 1992 34

2.1.3. HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC NĂM 2005 35

2.2. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 38

2.2.1. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRỰC TIẾP 38

2.2.2. MỘT SỐ NGUỒN LUẬT LIÊN QUAN 41

III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 42

3.1. TÁC ĐỘNG TỪ NGUỒN LUẬT TRỰC TIẾP ĐIỀU CHỈNH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 42

3.1.1. BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005 42

3.1.2. NGHỊ ĐỊNH 125/2003/NĐ-CP 49

3.2. TÁC ĐỘNG TỪ MỘT SỐ NGUỒN LUẬT CÓ LIÊN QUAN 52

3.2.1. LUẬT ĐẦU TƯ CHUNG 2005, LUẬT DOANH NGHIỆP 2005, LUẬT CẠNH TRANH 2004, LUẬT HẢI QUAN 2005 SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HẢI QUAN 2001 52

3.2.2. LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƠN... 55

3.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG LUẬT 59

3.4. TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC ĐIỀU HÀNH, THỰC THI CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 63

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 68

I. NHU CẦU HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM. 68

II. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 70

2.1. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM 70

2.1.1. XÂY DỰNG MỘT NGUỒN LUẬT MỚI THỐNG NHẤT ĐIỀU CHỈNH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 70

2.1.2. ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NGUỒN LUẬT LIÊN QUAN 74

2.1.3. XÂY DỰNG LUẬT BẢO HIỂM DÀNH RIÊNG CHO HÀNG HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 77

2.1.4. TẠO LẬP CHỨNG TỪ MẪU VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

........................................................................................................... 77

2.1.5. XÚC TIẾN KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ TẠO THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ 78

2.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 79

2.2.1. CỦNG CỐ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TẠO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÌNH ĐẲNG, MINH BẠCH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 79

2.2.2. TẠO SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 80

2.2.3. THÀNH LẬP CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 81

2.2.4. BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC THI LUẬT CHI TIẾT, RÕ RÀNG 82

2.2.5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ EDI 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay trên thế giới, Vận tải đa phương thức không còn là một phương pháp vận tải xa lạ nữa mà đã trở thành một phương pháp vận tải hết sức hiệu quả, phổ biến ở nhiều quốc gia. Vận tải đa phương thức mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế – xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy buôn bán hàng hoá quốc tế với ưu thế phối hợp được nhiều loại phương thức thành một dây chuyền vận tải nhờ đó tăng nhanh tốc độ chuyên chở hàng hoá. Thế nhưng tại Việt Nam, dịch vụ Vận tải đa phương thức vẫn còn hết sức khiêm tốn mặc dù nó đã xuất hiện ở Viêt Nam được gần 20 năm (từ khoảng những năm 1980). Đây thực sự là một điều rất đáng tiếc vì phương pháp vận tải này có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động giao lưu buôn bán của Việt Nam với các nước cũng như giúp mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường dịch vụ vận tải quốc tế.

Vậy nguyên nhân nào khiến hoạt động Vận tải đa phương thức vẫn chưa phát triển rộng rãi tại Việt Nam? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt ra nhưng khoá luận này chỉ đề cập đến một câu trả lời – một phần nguyên nhân đã gây trở ngại cho sự phát triển của hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam - đó chính là môi trường pháp lý của hoạt động này. Môi trường pháp lý với hệ thống chính sách, luật và việc thực thi hệ thống ấy là nhân tố có thể tạo thuận lợi cho một hoạt động và cũng có thể gây ra những hạn chế không cần thiết đối với chính hoạt động đó. Trong bối cảnh Việt Nam đang hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với thắng lợi lớn là việc gia nhập vào WTO, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới và cải thiện hệ thống luật pháp cho thông thoáng, tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ Vận tải đa phương thức, tuy

nhiên vẫn không thể tránh được còn nhiều thiếu sót trong việc làm luật và thực thi luật. Vì vậy điều quan trọng là phải kịp thời phát hiện ra những yếu kém còn tồn tại trong môi trường pháp lý và tìm ra giải pháp cho chúng, để Vận tải đa phương thức có được một môi trường pháp lý thực sự hoàn thiện, tạo điều kiện cho phương pháp vận tải này phát triển thuận lợi trong những năm tới. Vì ý nghĩa đó, khoá luận đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề còn tồn tại trong môi trường pháp lý của Vận tải đa phương thức và từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam.

2. Mục đích của đề tài.

Mục đích của đề tài là tìm hiểu và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong môi trường pháp lý của hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động Vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường pháp lý của hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam trong những năm gần đây bao gồm: các nguồn luật Việt Nam hiện đang điều chỉnh và có liên quan đến Vận tải đa phương thức cùng với việc thực thi các nguồn luật đó.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng, thống kê, phân tích tổng hợp và so sánh.

5. Kết cấu đề tài.

Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, bố cục khoá luận bao gồm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan về hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam, bao gồm việc giới thiệu khái quát về Vận tải đa phương thức, tình hình hoạt động vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong những năm qua và những ưu, nhược điểm rút ra từ thực trạng hoạt động đó.

- Chương II: Thực trạng môi trường pháp lý của hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam, bao gồm việc giới thiệu các nguồn luật quốc tế và Việt Nam điều chỉnh Vận tải đa phương thức, những vấn đề còn tồn tại trong các nguồn luật và trong việc thực thi luật của Việt Nam.

- Chương III: Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động Vận tải đa phương thức tại Việt Nam, chương cuối sẽ tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm tạo một môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc phát triển hoạt động Vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong thời gian tới.

Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Như Tiến – giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi trong việc cung cấp tài liệu và các số liệu cần thiết.

Do kiến thức còn hạn chế và đề tài của khóaluận là một đề tài mới và khó nên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí