Diễn Biến Doanh Số Cho Vay, Thu Nợ Hộ Sản Xuất Cà Phê


Để tránh trường hợp đánh giá là cho vay “đảo nợ” nhằm che giấu nợ quá hạn, nợ xấu, hộ sản xuất cà phê phải chuẩn bị vốn để trả nợ cho ngân hàng trước khoảng 2 - 3 ngày; sau đó, ngân hàng cùng hộ sản xuất cà phê lập lại hồ sơ vay vốn và thực hiện quy trình cho vay như cho vay một món vay mới. Ngoài những phiền toái về hồ sơ thủ tục, để thực hiện “trả nợ cũ để được vay món mới”, không ít trường hợp hộ sản xuất cà phê phải vay bên ngoài thị trường, thậm chí phải vay nóng với lãi suất cao, để kịp thời có vốn trả nợ món vay cũ.

Hiện tượng “cho vay lại món mới ngay sau khi thu nợ món vay cũ” dẫn đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ của NHNo & PTNT Đăk Nông gần như phát sinh ngay trong một thời điểm trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4, cao điểm là tháng 3 hằng năm (Biểu đồ 3.4).

Về nguyên tắc, việc “cho vay lại món mới ngay sau khi thu nợ món vay cũ” không sai với quy định cho vay, nếu phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng có hiệu quả.



(tr.đ)

Doanh số cho vay


(tr.đ)

Doanh số thu nợ


(tháng) (tháng)


Nguồn: Dữ liệu IPCAS

Biểu đồ 3.4 Diễn biến doanh số cho vay, thu nợ hộ sản xuất cà phê

Vấn đề là do quy định áp dụng phương thức cho vay từng lần không phù hợp với nhu cầu vốn chăm sóc cà phê, nên đã dẫn đến một thực tế là hộ sản xuất cà phê cùng ngân hàng phải thực hiện lại từ đầu quy trình cho vay với đầy đủ thủ tục, hồ sơ. Về thực chất chỉ là công việc có tính hình thức, đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra về tính tuân thủ quy định cho vay.


Chính vì thực tế “cho vay lại món mới ngay sau khi thu nợ món vay cũ” nên kết quả tổng hợp dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy diễn biến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê có hiện tượng dư nợ liên tục (Biểu đồ 3.5), giống như sơ đồ cho vay theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (xem Sơ đồ 1.4).

(tr.đ)


(thời gian)


Nguồn: Dữ liệu IPCAS

Biểu đồ 3.5 Diễn biến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê


Từ những vấn đề trên, có thể thấy thực chất việc áp dụng phương thức cho vay hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông: (1) Về mặt quy trình: áp dụng phương thức cho vay từng lần; (2) Về mặt quản lý dư nợ: áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.

Ngoài ra, hầu hết trong tất cả các phương thức cho vay, NHNo & PTNT đều giải ngân bằng tiền mặt trực tiếp cho hộ sản xuất cà phê. Điều này dễ dẫn đến rủi ro do sử dụng vốn sai mục đích. Nguyên nhân của vấn đề này là do khâu tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nước ta nói chung, nhất là tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn Đăk Nông chưa được tổ chức tốt.

Nhìn chung, NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng các phương thức cho vay theo đúng quy định cho vay. Tuy nhiên, cần vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn thường xuyên, phù hợp đặc điểm giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê.


3.1.4 Tình hình triển khai tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay

3.1.4.1 Hình thức cho vay

a. Cho vay trực tiếp

Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là hình thức cho vay chủ yếu tại NHNo & PTNT Đăk Nông, với tỷ trọng 100% số món vay. Nghĩa là, NHNo & PTNT Đăk Nông tiến hành thẩm định, giải ngân, kiểm tra, giám sát, thu nợ gốc và thu lãi vay trực tiếp đến 100% hộ sản xuất cà phê.

Thực hiện cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất cà phê, giúp vốn cho vay của ngân hàng đến được tận tay hộ sản xuất cà phê. Tuy nhiên, cùng với việc áp dụng cho vay trực tiếp các đối tượng sản xuất, kinh doanh khác, việc áp dụng hình thức cho vay trực tiếp nói chung, cho vay trực tiếp hộ sản xuất cà phê nói riêng, đã gây ra tình trạng quá tải của ngân hàng khi đến cao điểm mùa vụ sản xuất hoặc thu hoạch cà phê.

b. Cho vay thông qua tổ vay vốn

Trong giai đoạn 2008 - 2011, NHNo & PTNT Đăk Nông không phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội để thành lập Tổ vay vốn, không triển khai cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua hình thức cho vay qua Tổ vay vốn, kể cả các Tổ hợp tác do hộ nông dân tự thành lập hoặc do các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở thành lập.

Trên thực tế, Hội Nông dân tỉnh Đăk Nông và Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh Đăk Nông đã có đặt vấn đề, thông qua hoạt động của các hội, phối hợp với ngân hàng để thành lập Tổ vay vốn, giúp hội viên vay được vốn ngân hàng, thực hiện theo tinh thần các Nghị quyết liên tịch (1999) và Thỏa thuận liên ngành (2010), nhưng vẫn chưa được triển khai.

c. Cho vay thông qua doanh nghiệp

Với quy định cho vay thông qua doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp có giao khoán đến hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Đăk Nông không thực hiện hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua doanh nghiệp; vì trên thực tế tại địa bàn Đăk Nông, không có doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cà phê đủ điều kiện như quy định cho vay để triển khai hình thức cho vay này.


Cụ thể là tại Đăk Nông không có công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cà phê, chỉ có 3 doanh nghiệp nhà nước có nguồn gốc từ là các nông trường cà phê trước đây và 1 hợp tác xã nông nghiệp với tình hình hoạt động như sau: (1) Công ty Cà phê Đức Lập: Có nợ xấu vay NHNo & PTNT Đăk Nông trên 9 năm chưa xử lý được; (2) Công ty Cà phê Thuận An: Có nợ xấu vay NHNo & PTNT Đăk Nông trên 9 năm chưa xử lý được; (3) Công ty Cà phê Đăk Nông: hoạt động cầm chừng, tài sản không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng;

(4) Hợp tác xã nông nghiệp Minh Anh: Có đăng ký thương hiệu cà phê “Đức Lập -

Đăk Nông” và “Đăk Mil - Đăk Nông”, nhưng hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Tóm lại, việc NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng hình thức cho vay trực tiếp cho 100% món cho vay hộ sản xuất cà phê, không triển khai cho vay qua tổ vay vốn, qua doanh nghiệp dẫn đến quá tải cho hoạt động tín dụng, tăng chi phí cho vay và hạn chế mở rộng tín dụng.

3.1.4.2 Tổ chức mạng lưới giao dịch của ngân hàng


Trong giai đoạn 2008 - 2011, NHNo & PTNT Đăk Nông đã thực hiện nâng cấp 1 Phòng Giao dịch lên cấp Chi nhánh, thành lập mới 2 chi nhánh và 2 phòng giao dịch, đảm bảo mạng lưới NHNo & PTNT mở rộng đến tất cả các huyện, mở rộng ở một số khu vực liên xã (Bảng 3.10).

Kết quả cho thấy hệ số điểm giao dịch ngân hàng/huyện của NHNo & PTNT Đăk Nông trên địa bàn là: Năm 2007 là 1,6; năm 2011 tăng lên là 1,9. Bình quân mỗi huyện, thị xã có gần 2 điểm giao dịch của ngân hàng.

Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế ở giai đoạn 2008 - 2011, việc tăng điểm giao dịch như trên của NHNo & PTNT Đăk Nông là một sự cố gắng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn 5 khu vực thuộc các đơn vị hành chính có địa bàn rộng, nhiều dân cư sinh sống, nhưng chưa có điểm giao dịch của ngân hàng là: (1) Khu vực xã Nghĩa Tân (thị xã Gia Nghĩa); (2) Khu vực xã Đăk Song (huyện Đăk Song); (3) xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức); (4) Khu vực xã Đức Xuyên (huyện Krông Nô); (5) Khu vực xã Đăk RLa (huyện Đăk Min).


Bảng 3.10 Tình hình mở rộng mạng lưới


NHNo & PTNT Đăk Nông (điểm giao dịch)

Năm

Hội sở NHNo

Phòng Giao

Chi nhánh


& PTNT tỉnh

dịch

Hội sở

Phòng Giao dịch


2007

1

3

5

2

11

2008

1

4

8

1

14

2009

1

4

8

1

14

2010

1

4

8

1

14

2011

1

5

8

1

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 12

Cộng


Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông

Tóm lại, NHNo & PTNT Đăk Nông rất quan tâm việc tổ chức mở rộng mạng lưới giao dịch. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần phải tiếp tục thành lập thêm các điểm giao dịch ngân hàng tại một số địa bàn, khu vực đông dân cư.

3.1.5 Tình hình quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro

3.1.5.1 Quản lý nợ

a. Phân loại khách hàng

Trên thực tế, việc phân loại khách hàng thông qua quy trình chấm điểm, xếp loại hộ sản xuất cà phê chưa được áp dụng tại NHNo & PTNT Đăk Nông, đây là tồn tại chung của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do công nghệ tin học thuộc hệ thống giao dịch khách hàng còn đang trong quá trình hoàn thiện, dữ liệu đầu vào phục vụ việc phân loại, chấm điểm cần bổ sung vào hệ thống rất nhiều chỉ tiêu, số lượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vay vốn ngân hàng rất lớn, dẫn đến toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam vẫn chưa thực hiện được, mặc dù đã ban hành quy chế và hệ thống các chỉ tiêu để thực hiện.

b. Kiểm tra, giám sát nợ vay

- Kiểm tra trước khi cho vay

Đối với hộ sản xuất cà phê vay lần đầu, cán bộ tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông tiến hành kiểm tra tương đối chặt chẽ, đến trực tiếp từng hộ sản xuất cà phê để thẩm định, đối chiếu số liệu giữa hồ sơ xin vay và thực tế. Tuy


nhiên, những hộ sản xuất cà phê vay nhiều lần, thông thường cán bộ tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông chỉ thẩm định cho vay trên hồ sơ giấy tờ.

- Kiểm tra trong khi cho vay

Trong quá trình giải ngân, NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện nghiêm túc kiểm tra việc giải ngân đúng khách hàng, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp về mặt thủ tục giấy tờ. Một số chi nhánh, phòng giao dịch bố trí bộ phận kế toán giao dịch giải ngân, nên việc kiểm tra trong khi cho vay, có cả trách nhiệm của bộ phận kế toán giao dịch.

- Kiểm tra sau khi cho vay

Theo thông tin cung cấp của các chi nhánh, phòng giao dịch về việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay dựa thì tình hình kiểm tra, giám sát nợ vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông trong giai đoạn 2008 - 2011 như sau: Số lần kiểm tra là 5.199 lần so với 28.231 lượt vay, chỉ đạt mức 18,4%, không đảm bảo so với yêu cầu là phải tiến hành kiểm tra, giám sát sau khi cho vay 100% (Bảng 3.11). Nguyên nhân của tình hình trên là do tình trạng quá tải của cán bộ ngân hàng trong hoạt động cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông.

Bảng 3.11 Tình hình kiểm tra, giám sát nợ vay hộ sản xuất cà phê


Tình hình kiểm tra


Số biên bản kiểm tra

Tỷ lệ (%)

2008

6.482

1.128

17,4

2009

8.608

1.433

16,6

2010

5.550

1.090

19,6

2011

7.591

1.548

20,4

Cộng

28.231

5.199

18,4

Năm Tổng số lượt hộ vay


Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông

Tóm lại, NHNo & PTNT Đăk Nông chưa thực hiện phân loại nợ; do đó, chưa tạo điều kiện thuận lợi khi cho vay hộ sản xuất cà phê; đồng thời, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay sau khi cho vay.


c. Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Tình hình phân loại nợ cho vay hộ sản xuất cà phê có một số nội dung cần lưu ý: Nợ quá hạn của cho vay hộ sản xuất cà phê tăng mạnh qua các năm với tốc độ 241,0% bình quân mỗi năm, khoản nợ quá hạn tăng lên tập trung vào nợ cần chú ý (nhóm 2) với tốc độ bình quân mỗi năm lên đến 415,3%. Điều đó cho thấy hiện tượng hộ sản xuất cà phê gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn nợ quá nhiều, tiềm ẩn rủi ro. Nguyên nhân là do chậm trễ trong thanh toán nợ gốc và lãi.

Tình hình nợ quá hạn ở Bảng 3.12 còn cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng, giảm không ổn định: Năm 2008 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tín dụng (NHNo & PTNT Việt Nam, 2011), (Chính phủ, 2011); năm 2009 và năm 2011 tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm thấp, chất lượng tín dụng lại có chiều hướng tốt.

Bảng 3.12 Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất cà phê

Dư nợ quá hạn cuối năm (tr.đ) So sánh tốc độ tăng, giảm (%)

Chỉ tiêu


1. Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê


2008 2009 2010 2011 08/09 10/09 11/10 BQ


315.645 388.315 291.670 554.666 23,0 -24,9 90,2 25,2

2. Nợ quá hạn 27.039 58.300 60.129 222.517 115,6 3,1 270,1 241,0

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 8,6 15,0 20,6 40,1 6,4 5,6 19,5 13,3

- Nợ cần chú ý 16.071 48.497 50.696 216.280 201,8 4,5 326,6 415,3

- Nợ xấu 10.968 9.803 9.433 6.238 -10,6 -3,8 -33,9 -14,4

Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,5 2,5 3,2 1,1 -1,0 0,7 -2,1 -0,8

Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông

Nói chung, với biến động lớn và bất thường của nợ quá hạn và nợ xấu, có thể đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông chỉ đạt mức độ trung bình.

3.1.5.2 Thu hồi vốn vay

Vấn đề thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu luôn được NHNo & PTNT Đăk Nông quan tâm, việc tổ chức thu hồi vốn vay được NHNo & PTNT xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động.


Trên thực tế, giải pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu được áp dụng nhắm vào đối tượng là cán bộ ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu thì ngay trong kỳ thi đua (tháng, quý, năm), tùy theo mức độ, sẽ được xếp loại cán bộ ở các mức trung bình, mức thấp. Thậm chí nếu để xảy ra tình trạng nợ xấu lớn, có nguy cơ mất vốn, sẽ bị đình chỉ công tác để chuyển sang làm công tác chuyên đi thu nợ và chỉ được hưởng lương cơ bản mà thôi.

3.1.5.3 Xử lý rủi ro

Trong giai đoạn 2008 - 2011, bên cạnh các giải pháp nhằm tích cực nhằm thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, NHNo & PTNT Đăk Nông còn tiến hành khởi kiện trước pháp luật nhiều trường hợp hộ sản xuất cà phê chủ quan gây ra nợ quá hạn, có khả năng nhưng cố tình trốn tránh, chây ỳ không chịu trả nợ vay ngân hàng (Bảng 3.13).

Bảng 3.13 Tình hình thu nợ xử lý rủi ro cho vay hộ sản xuất cà phê


Thu nợ xử lý rủi ro Thu qua khởi kiện

Phát sinh Thu nợ Khởi kiện Thu nợ

Năm

Số món nợ xử lý rủi ro

Dư nợ xử lý rủi ro

Số món

Số tiền

Số món khởi kiện

Số tiền khởi kiện

Số món

Số tiền


(hộ)

(tr.đ)

(hộ)

(tr.đ)

(hộ)

(tr.đ)

(hộ)

(tr.đ)

2008

451

10.250

240

654

24

528

18

410

2009

421

9.850

258

1.330

61

1.352

40

854

2010

385

8.520

235

980

48

1.104

35

725

2011

328

7.922

186

1.201

42

980

37

701

Nguồn: NHNo & PTNT Đăk Nông

Tóm lại, bằng biện pháp hành chính hợp lý và tích cực trong việc thu hồi nợ vay, thu hồi nợ xử lý rủi ro, NHNo & PTNT Đăk Nông đã hạ thấp rủi ro mất vốn tín dụng trong quá trình hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê.

3.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng

3.2.1 Kết quả và hiệu quả đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông

3.2.1.1 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê

Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông & PTNT Đăk Nông thể hiện ở các nội dung: (1) Kết quả dư nợ cho vay tính theo hộ; (2) Kết quả dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023