Thứ nhất, cần kết hợp tốt mối quan hệ giữa sức mạnh nội lực và
sức mạnh ngoại lực trong phát triển Trung Bộ.
khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc
Sức mạnh nội lực chính là tổng hợp những lợi thế, những nguồn lực
nội sinh
của các tỉnh BTB, bao hàm trong toàn bộ
các lĩnh vực kinh tế,
chính trị văn hoá, xã hội; tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần, truyền thống văn hoá,... của các tỉnh BTB, đây chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của
KKTVB. Khi các yếu tố nội lực của các tỉnh BTB được phát huy và sử
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Từ Thực Trạng Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
- Mâu Thuẫn Giữa Lợi Ích Kinh Tế Đơn Thuần Của Các Nhà Đầu Tư Trong Khu Kinh Tế Ven Biển Với Lợi Ích Chung Của Xã Hội Trong Phát Triển Bền Vững Khu
- Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Phải Theo Hướng Bền Vững
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
- Huy Động Và Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Tham Gia Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
- Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Với Bảo Đảm Quốc Phòng, An Ninh Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
dụng một cách có hiệu quả, sẽ huy động được nguồn lực của toàn vùng,
tạo nên sức mạnh tổng hợp để
phát triển mạnh mẽ
KKTVB
ở các tỉnh
BTB. Khi sức mạnh nội lực được phát huy, cùng với đó là quá trình sử dụng hiệu quả các nguồn lực ở các tỉnh BTB trong phát triển KKTVB; tạo ra những điều kiện, tiền đề để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào đầu tư, phát triển KKTVB.
Trong điều kiện hiện nay, sức mạnh thời đại là đa dạng bao hàm
các nguồn lực vật chất như vốn, máy móc, thiết bị, vật tư, công nghệ
cùng các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, những giá trị văn hoá tinh thần;
trong đó nguồn lực vốn và công nghệ là những nguồn lực mà các tỉnh
BTB đang thiếu và đang cần để phát triển KKTVB. Như vậy, biện chứng của quan hệ giữa nội lực và ngoại lực sẽ dẫn đến yêu cầu là tăng cường và phát huy những sức mạnh của nội lực phục vụ phát triển KKTVB, tạo
cơ sở
và điều kiện để
tiếp nhận sức mạnh ngoại lực. Đồng thời, chủ
động và tích cực tiếp nhận sức mạnh ngoại như: vốn, lao động, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB.
Thứ
hai,
cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để thu hút mạnh mẽ các
nguồn lực bên ngoài vào phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KKTVB phát triển, trong đó một số luật quan trọng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển nền
kinh tế thị
trường
ở Việt Nam như: Luật Đầu tư; Luật Đất đai; Luật
doanh nghiệp, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực mang tính động lực phát triển KCN; khu phi thuế quan; khu du lịch; cảng biển và các lĩnh vực cần mở rộng phạm vi hoạt động như nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản... đòi hỏi nhiều vốn, lao động, trình độ khoa học, công nghệ
cao, trong đó chú trọng các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Do vậy, để huy
động sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB,
trước hết môi trường đầu tư kinh doanh trong KKTVB cần phải được tháo gỡ về mặt cơ chế quản lý, trong đó, các Bộ, Ngành quản lý các ngành KTB nói chung KKTVB nói riêng, BQL KKT các địa phương cần nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, địa phương ban hành những chính sách kêu gọi, thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư nước ngoài phù hợp với đặc thù từng ngành, lĩnh vực, trong vùng và KKTVB. Khi các nguồn lực được thu hút vào các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cần có cơ chế thông thoáng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, rút ngắn thời gian chuẩn bị mọi mặt cho các nhà đầu tư. Có như vậy, mới khơi thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư vào KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Những năm qua các nguồn trong gia phát triển KKTVB ngày càng lớn, có cả nguồn lực trong nước và nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian qua. Để
sử dụng hiệu quả các nguồn lực tham gia phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB như: nguồn nhân lực; nguồn vốn; kết cấu hạ tầng kinh tế biển; khoa học và công nghệ, trước hết cần kết hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài ở các khâu, các bước trong phát triển KKTVB từ khâu quy hoạch, thẩm định, quyết định, triển khai, xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp nhận đầu tư, triển khai các dự án… để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cả trong nước và ngoài nước, trong đó xác định nội lực làm nền tảng, quyết định còn ngoại lực đóng
vai trò quan trọng không thể
thiếu. Mặt khác, cần sử
dụng hiệu quả
các
nguồn lực tham gia phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB, có cơ chế giám sát các nguồn lực đầu tư nhất là nguồn vốn, khoa học và công nghệ trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội để tránh thất thoát, lãng phí các nguồn lực đầu tư; và loại trừ được các dự án sử dụng trình độ công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó, việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực tham gia phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB cần phải có tầm nhìn chiến lược, tổng thể và dài hạn, nhưng ở mỗi giai đoạn nhất định cần có những định hướng cụ thể để đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với tình hình phát triển KTXH ở các tỉnh BTB và cả nước.
4.2. Giải pháp phát triển khu kinh tế Trung Bộ đến năm 2030
ven biển
ở các tỉnh Bắc
4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và các cơ chế, chính sách phát triển
KKTVB
ở các tỉnh BTB là giải pháp quyết định, mang tính đột phá
ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng và quá trình phát triển KKTVB ở các tỉnh
BTB hiện nay. Trong phát triển KKTVB, quy hoạch là bước đầu tiên cần triển khai thực hiện tốt và có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả phát triển KKTVB. Do vậy, để các KKTVB phát triển vừa bảo đảm theo đúng định hướng quy hoạch của Chính phủ, vừa phát huy được tiềm năng,
thế
mạnh
ở mỗi địa phương thì vấn đề
hoàn thiện quy hoạch phát triển
KKTVB mà các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến các địa phương cần phải chú trọng quan tâm. Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình KCN, KKT chỉ rõ: “công tác quy hoạch mô hình KKT mới phải đạt tiêu chuẩn quốc tế với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu cơ chế cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và thẩm định quy hoạch phát triển” [6, tr. 43].
Mặt khác, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước
chính là cơ sở quan trọng để các tỉnh BTB tiếp tục hoàn thiện các cơ chế,
chính sách phát triển KKTVB; cơ chế, chính sách là cơ sở pháp lý, căn cứ
quan trọng trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB cả về số lượng, quy mô, chất lượng và hoàn thiện về cơ cấu. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XII nhấn mạnh: “Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia” [17, tr. 100]. Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững tại các khu kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành
lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi
trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp ven biển” [72, tr. 4].
Theo đó, hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển
KKTVB ở các tỉnh BTB chính là việc các cơ quan quản lý nhà nước và
các địa phương cụ thể hoá quy hoạch chung, tổng thể cho phù hợp với
thế
mạnh từng địa phương và bổ
sung, vận dụng các quy phạm pháp
luật và hệ
thống các quan điểm,
chủ
trương,
chính sách giải pháp cho
phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy KKTVB phát triển đóng góp vào sự phát triển KTXH, bảo đảm môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh ở các
tỉnh BTB.
Để tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, cơ
chế, chính sách phát
triển KKTVB ở các tỉnh BTB cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ lập và hoàn thiện các quy hoạch, tăng cường quản lý quy hoạch trong KKTVB ở các tỉnh BTB.
Để đẩy nhanh tiến độ lập và hoàn thiện các quy hoạch, tăng
cường quản
lý quy hoạch trong KKTVB
ở các tỉnh BTB. Trước hết,
UBND các tỉnh BTB ưu tiên bố trí vốn, tập trung chỉ đạo, định hướng việc
lập và hoàn thiện các quy hoạch
trong KKTVB, trước mắt
lập và hoàn
thiện các quy hoạch khu chức năng quan trọng làm cơ sở để thu hút đầu tư. Đối với KKT Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hoá), trên cơ sở Quy hoạch chung KKT
Nghi Sơn mở rộng được Thủ
tướng Chính phủ
phê duyệt, tiếp tục hoàn
thiện quy hoạch phân khu cảng Nghi Sơn; các phân khu công nghiệp số 06, 11, 12, 17 và 20 và các phân khu đô thị số 01, 05, 08, 09 và 10 phấn đấu
hoàn thành trong năm 2022 [81, tr.16]. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy
hoạch đối với KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), tập trung hoàn thiện quy hoạch cụm cảng Sơn Dương Vũng Áng thành cảng chuyên dùng và tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam và Trung tâm logistics tại Vũng Áng Sơn Dương là trung tâm logistics hạng I cấp quốc gia và quốc tế [83, tr.20]. Đối với KKT Đông Nam Nghệ
An (tỉnh Nghệ An); KKT Hòn La (tỉnh Quảng Bình; KKT Đông Nam
Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), tiếp tục hoàn thiện quy hoạch các KCN, khu
phi thuế quan đã được xác định. Đối với KKT Chân MâyLăng Cô (tỉnh
Thừa Thiên Huế), tập trung hoàn thiện quy hoạch KCN và khu phi thuế quan Chân MâySài Gòn; hoàn thiện quy hoạch các nghỉ dưỡng trong khu du lịch tại vịnh Lăng Cô, khu cảng quốc tế Chân Mây.
Mặt khác để hoàn thiện quy hoạch, các tỉnh BTB cần lựa chọn các
đối tác tư vấn có năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm để nâng cao chất
lượng các sản phẩm quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển KKTVB ở
các tỉnh BTB. Bên cạnh đó, đối với các khu chức năng quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng phát triển KTXH, đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông, phù
hợp với các điều kiện và phát huy được lợi thế của các tỉnh BTB; tổ
chức tốt việc quản lý quy hoạch và hoàn thiện quy hoạch, phân rõ trách
nhiệm của địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ
chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch được duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy hoạch và các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quản lý quy hoạch dẫn đến sai phạm trong KKTVB ở các tỉnh BTB.
Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Đối với cơ chế, chính sách đầu tư.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư nhằm tạo động lực và mang tính chất đột phá thúc đẩy KKTVB các tỉnh BTB phát triển. Đảng ta nhấn mạnh: “Tạo hành làng pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực trong
và ngoài nước cho đầu tư
xây dựng hạ
tầng, phát triển khoa học công
nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển” [17, tr. 100]. Để
tạo động lực cho một số
KKTVB có sức lan tỏa, đóng vai trò chủ
đạo
trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng ở các tỉnh BTB, điều quan
trọng làm cho KKTVB phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh vốn có
của nó. Tuy nhiên, để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào KKTVB đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Việc phát triển đồng bộ
kết cấu hạ
tầng của 06 KKTVB
ở các
tỉnh BTB cùng nhau là bài toán khó. Do vậy, cần nghiên cứu lựa chọn
một số
KKTVB có thế
mạnh để
tập trung phát triển, tạo cú huých cho
KKTVB còn lại phát triển. Tập trung vào phát triển KKTVB theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 20162020, trong đó KKT
Nghi Sơn (Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) là 02 KKT được lựa
chọn cùng KKTVB để
tập trung đầu tư
nguồn lực phát triển làm trung
tâm của KKTVB cả nước. Để các nguồn lực đầu tư có hiệu quả từ vốn ngân sách nhà nước và các địa phương trước mắt cần tập trung đầu tư phát triển cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và là đầu mối theo dõi quá trình triển khai việc tập trung đầu tư
phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cho KKTVB trọng điểm được
lựa chọn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách theo lĩnh vực quản lý ngành thống nhất với pháp luật về
KKT, hướng các KKTVB phát triển theo định hướng lĩnh vực thế mạnh,
khai thác tối đa lợi thế; UBND các tỉnh, thành phố, BQL KKT các tỉnh tuân thủ nguyên tắc tập trung đầu tư phát triển các KKTVB trọng điểm đã được lựa chọn; sử dụng vốn ngân sách Trung ương được phân bổ theo đúng quy định,
bảo đảm tiến độ
giải ngân. Mặt khác, cần chủ
động bố
trí ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKTVB, phát huy vai trò chủ động của địa phương, xây dựng cơ chế phân công, phối hợp thống nhất, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với KKT theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Đối với cơ chế, chính sách quản lý khu kinh tế ven biển.
Để tạo sự thống nhất trong quản lý nhà nước đối với KKTVB ở
các tỉnh BTB hiện nay, thời gian tới
các tỉnh BTB nên lựa chọn
02 địa
phương thành lập BQL KKT trực thuộc UBND tỉnh làm thí điểm tính hiệu quả hoạt động của BQL KKT ở địa phương, nếu mô hình này thành
công sẽ
tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ
quan quản lý thống nhất
chung đối với KKTVB ở các tỉnh BTB. Mặt khác, để BQL KKTVB của
các tỉnh BTB thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối
với KKTVB, ngoài các nhiệm vụ
quy định cụ
thể
trong
Nghị
định số
82/2018/NĐCP của Chính phủ
quy định về
quản lý KCN và KKT, đề
nghị Tỉnh ủy, UBND các tỉnh BTB đồng ý cho BQL KKTVB là một đầu mối cơ quan trực thuộc UBND tỉnh của các địa phương: là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong KKTVB, trên địa bàn. Các sở, ban, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại KKTVB có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của BQL KKTVB, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước KKTVB thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật theo khoản 4 Điều 63 Nghị định số 82/2018/NĐCP. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu
tư vào KKTVB được cơ
quan có thẩm quyền hỗ
trợ
thực hiện các thủ
tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án.
Đồng thời, để
tạo điều kiện cho
BQL KKTVB thực hiện cơ
chế
“một cửa, tại chỗ” theo đúng tinh thần của Nghị định số 82/2018/NĐCP của Chính phủ, nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, tạo đột phá về đầu tư và phát triển KKTVB mà không làm giảm vai trò giám sát của các sở, ngành chuyên môn trong hệ thống hành chính, thì UBND các
tỉnh BTB cần chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh
đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho BQL KKTVB thực hiện các nhiệm vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu ủy quyền: Quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công bố trí cho BQL KKT đầu tư xây dựng trên địa bàn KKTVB sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND các tỉnh BTB quyết định chủ trương đầu tư (theo điểm c khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2018/NĐCP). Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công bố trí cho BQL KKTVB đầu tư trên địa bàn KKTVB; Sở