Cơ Sở Lý Luận Về Bồi Dưỡng Và Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Phát Triển Năng

viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông” “Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành giáo dục.”. [14]

Luât

giáo duc

nêu rõ “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo

chất lượng giáo duc. Nhà giá o phải không ngừ ng hoc

tâp

, rèn luyên, nêu gương tốt

cho người học. Nhà nướ c tổ chứ c đà o tao, bồi dưỡng nhà giá o, có chính sá ch bảo

đảm cá c điều kiện cần thiết về vât

chất và tinh thần để nhà giá o thực hiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

nhiêm vu

của mình…"” [55]. Việc bồi dưỡng, phát triển giáo viên tiếng Anh là một trong những mục tiêu và động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng chất lượng

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 3

giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo tiếp cận phát triển năng lực là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ dạy học tiếng Anh đang đặt lên vai giáo viên trung học phổ thông những yêu cầu, thách thức mới về năng lực và trách nhiệm lớn hơn. Mỗi thầy giáo, cô giáo căn cứ vào các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng theo chuẩn để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, các cấp quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục đã và đang xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực cho giáo viên tiếng Anh. Đây là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại cũng đang có những khó khăn lớn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ, nhất là trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển giáo viên tiếng Anh có đủ năng lực; công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cần được đánh giá, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu nâng chất lượng học ngoại ngữ của mỗi trường. Một trong những hướng nhằm mở rộng, nhất là nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ trong các trường trung học phổ thông một cách vững chắc cần phải đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh

theo tiếp cận phát triển năng lực.

Xuất phát từ ý nghĩa và tính cấp thiết nêu trên, tác giả chọn đề tài luận án nghiên cứu: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên, đánh giá năng lực và đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông, luận án đề xuất giải pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực

4. Câu hỏi nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và hội nhập đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì? Và có thể nghiên cứu cấu trúc năng lực giao tiếp cần có trong bối cảnh mới làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động này nhằm giải quyết những vấn đề đó không?

5. Giả thuyết khoa học

Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng cho mọi công dân trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Đối với thế hệ trẻ của Việt Nam, tiếng Anh lại càng quan trọng, không chỉ trong cơ hội tìm kiếm việc làm, trở thành công dân toàn cầu mà đặc biệt quan trọng trong khởi nghiệp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của các cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam hiện nay cũng rất đáng lo ngại. Một trong nhiều nguyên nhân của tình hình này là giáo viên tiếng Anh bộc lộ nhiều bất cập trong cả trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Nếu nghiên cứu năng lực đặc thù của giáo viên tiếng Anh bao gồm năng lực văn hóa, năng lực ngôn ngữ và các năng lực khác, xác lập được khung chuẩn năng lực tiếp cận chuẩn quốc tế và dựa vào chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý và

tiếp cận theo quá trình bồi dưỡng cũng như năng lực đầu ra của người học sau các khóa bồi dưỡng, có thể đề xuất các nội dung, giải pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng cao trình độ giáo viên cũng như chất lượng của quá trình dạy học tiếng Anh.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng giáo viên Việt Nam và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.

Khảo sát và đánh giá thực trạng về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực.

Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông giai đoạn hiện nay.

Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất. Thực nghiệm một số nội dung của các giải pháp đề xuất trong luận án.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Luận án khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên Sở giáo dục và Phòng giáo dục, giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông chủ yếu ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.

Thời gian khảo sát, phỏng vấn: Từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2019

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp luận

Tiếp cận quan điểm hệ thống: Tiếp cận quan điểm hệ thống xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Bồi dưỡng giáo viên và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực luôn có mối quan hệ với các yếu tố khác trong sự phát triển của trường trung học phổ thông. Thông qua việc nghiên cứu để phát hiện ra những yếu tố mang tính bản chất của công tác bồi dưỡng và phát triển giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.

Tiếp cận theo lí thuyết phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chất lượng là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển của tổ chức, là yếu tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác trong tổ chức vì

nguồn nhân lực có tri thức có tiềm năng, ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu được bồi dưỡng đúng, khai thác và sử dụng hợp lý. Qua đây cho thấy, lấy quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực sẽ làm cơ sở cho công tác tuyển chọn, quy hoạch sử dụng, đánh giá, đào tạo, phát triển giáo viên tiếng Anh nói chung và thu hút, trọng dụng người có tài năng nói riêng nhằm tạo động lực làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của tổ chức và là yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Tiếp cận năng lực: Xem xét quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông nhằm hướng tới việc nâng cao và phát triển năng lực, chuyên môn nghiệp vụ nói chung và năng lực giao tiếp, năng lực văn hóa nói riêng.

Tiếp cận phức hợp: Tính phức hợp được hiểu như là những gì liên kết lại với nhau, đan dệt cùng nhau. Tính phức hợp liên quan đến khối lượng khổng lồ những tương tác giữa các bộ phận cấu thành dị biệt, gắn bó hữu cơ với nhau, tạo nên “tấm dệt chung” không thể phân cách và quy giản được. Phương pháp tiếp cận phức hợp là cách nghiên cứu đối tượng cùng một lúc bằng nhiều cách tiếp cận, nhiều lí thuyết, bình diện, tầng bậc khác nhau, để phát hiện được nhiều mối liên hệ, tính chất khác nhau của đối tượng, nhằm hiểu bản chất của đối tượng chính xác hơn.

Tiếp cận quan điểm lịch sử: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển, từ quá khứ đến hiện tại, từ đào tạo ban đầu đến việc bồi dưỡng trong quá trình dạy học, từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng, logic.

8.2. Phương pháp nghiên cứu

8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực, xây dựng khung lý luận cho luận án.

8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra viết

Khảo sát trên đối tượng cán bộ quản lý các trường, chuyên viên Sở và Phòng

Giáo dục và giáo viên tiếng Anh ở một số trường trung học phổ thông.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trao đổi, trưng cầu ý kiến một số cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý giáo dục, và các chuyên gia tiếng Anh.

Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn một số chuyên gia, cán bộ quản lý các cấp, giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu một số kế hoạch, báo cáo tổng kết của Đề án dạy học ngoại ngữ; một số hồ sơ báo cáo thống kê số liệu tổng hợp, kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch triển khai Đề án dạy ngoại ngữ, công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh hàng năm hoặc từng giai đoạn, của các Sở giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo...

Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm

Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất tại một số trường trung học phổ thông; thử nghiệm một hoặc hai giải pháp được đề xuất.

Phương pháp thống kê

Xử lý các số liệu trên phiếu điều tra, khảo sát và các số liệu thống kê cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông bằng các thuật toán và phần mềm phân tích số liệu.

9. Luận điểm bảo vệ

i. Bồi dưỡng giáo viên nói chung theo tiếp cận phát triển năng lực là một mắt xích quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.

ii. Để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực, cần xác định cấu trúc của năng lực giao tiếp, năng lực cốt lõi của giáo viên ngoại ngữ, xác lập khung chuẩn năng lực tiếp cận chuẩn quốc tế làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

iii. Các giải pháp phải phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

10. Đóng góp mới của đề tài

10.1. Về mặt lý luận

Luận án hệ thống lý luận về bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực.

Luận án đóng góp vào lý luận bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trên phương diện đổi mới cách tiếp cận.

10.2. Về mặt thực tiễn

Thông qua các phương pháp nghiên cứu, quan sát và phân tích hiện trạng, luận án nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực; xác định những tồn tại và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực. Các giải pháp đó đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, khả thi và phù hợp với đối tượng tham gia bồi dưỡng, tăng cường khả năng phát triển năng lực và nghề nghiệp cho họ; làm cơ sở cho các trường sư phạm và các trường trung học phổ thông, các cấp quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh thay đổi căn bản toàn diện nền giáo dục hiện nay.

11. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực

Chương 2: Cơ sở thực tiễn hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề năng lực, năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, tiếp cận phát triển, bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực

1.1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề năng lực


Những nghiên cứu ở nước ngoài

Với xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập các tổ chức quốc tế, để cạnh tranh có hiệu quả, giáo dục của mỗi quốc gia phải thực sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và có năng lực, chất lượng cao, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, giáo dục cũng phải góp phần ảnh hưởng tích cực, giữ gìn bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Nguồn gốc của các cuộc thảo luận về năng lực có thể quay ngược trở lại năm 1996 khi hội đồng châu Âu định nghĩa công dân tích cực có khả năng đảm nhận trách nhiệm, tham gia vào các quyết định nhóm, giải quyết xung đột một cách phi bạo lực và đóng một phần trong hoạt động và cải thiện thể chế dân chủ. Bằng cách này, năng lực được đưa vào các tài liệu chính thức nhằm bao gồm các khía cạnh chính trị xã hội thiết yếu trong cuộc sống của những công dân châu Âu [90]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở 27 nước thành viên châu Âu liên quan đến triết lý giáo dục, lịch sử, phương pháp tiếp cận học tập và phát triển chương trình giảng dạy, các tiến trình cải cách và ảnh hưởng quốc tế gần đây.

Trong nỗ lực làm rõ khái niệm “năng lực”, Weinert gắn thuật ngữ này với khái niệm “arete", theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “xuất sắc; cùng với thuật ngữ tiếng Latinh “virtus”, được hiểu là xuất sắc thuộc về đạo đức, hay sức mạnh, hiệu quả;

trong khi mọi người thường hiểu thuật ngữ này có liên quan tới “những gì mọi người có thể làm hơn là những gì họ biết”. Khái niệm này áp dụng cho cá nhân, nhóm xã hội hoặc thể chế. Các thuật ngữ “khả năng” hoặc “năng lực” có thể được sử dụng thay thế cho nhau. [153]

Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” [93]

Năng lực được miêu tả như là “sự kết hợp phức tạp của kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết, những giá trị, thái độ và mong muốn mà chúng dẫn tới các hành động hiệu quả, tiêu biểu của con người trên thế giới, trong một lĩnh vực cụ thể” [92]. Năng lực do đó được phân biệt với kỹ năng, một từ được định nghĩa là khả năng để thực hiện những hành động phức tạp một cách dễ dàng, chính xác và thích hợp.

Theo Hoskins, B. và Deakin Crick, R., năng lực là sự kết hợp phức tạp của kiến thức, kỹ năng, hiểu biết, giá trị, thái độ và mong muốn đem lại hiệu quả, được thể hiện qua hành động của con người ở một lĩnh vực nào đó. Thành tích của ai đó trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc trong xã hội dân sự không đơn giản chỉ dựa vào sự tích lũy kiến thức cũ được lưu trữ dưới dạng dữ liệu, mà là sự kết hợp của kiến thức với các kỹ năng, giá trị, thái độ, mong muốn, động lực và áp dụng kiến thức này trong một bối cảnh cụ thể của người đó tại một thời điểm cụ thể trong quỹ đạo thời gian. [109]

Mô hình năng lực được sử dụng phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân hiện nay là mô hình ASK (Phẩm chất hay thái độ - Attitude; Kỹ năng - Skills; và Kiến thức - Knowledge). Benjamin Bloom [79] được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm:

Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm

Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or Physical)

Kiến thức (Knowledge): Thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023