Tổng Quan Nghiên Cứu Vấn Đề Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên

dưỡng giáo viên…” do Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp tổ chức đã tập trung các bài viết nghiên cứu về thách thức, yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên, nêu ra thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm, các trường phổ thông và công tác phối hợp giữa cơ sở đào tạo giáo viên với hệ thống giáo dục phổ thông. [8]

́i quan điểm cho rằng giáo dục là môt quá trinh,̀ ́ c độ làm chủ bản thân

tiềm ẩn ở mỗi người đươc

phát triển một cách tối đa hay nói cách khác, đào tao

bồi

dưỡng theo tiếp cận phát triển năng lưc

của người hoc̣ . Giáo duc

hiệu quả phải phát

triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp ho ̣ làm chủ đươc những tinh̀

huống, đương đầu với những thách thức sẽ găp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

phải trong cuôc

sống và hoat

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 5

đông

nghề nghiệp một cách chủ động và sáng tạo. Giáo duc là quá trinh̀ tiêṕ diễn liên tuc

trong suốt cuộc đời mỗi con người, như vây môṭ mục đích cuối cùng nào.

nó không chỉ đươc

đăc

trưng chỉ bằng

Trong các chính sách giáo dục, hai cách tiếp cận tương phản về tiêu chuẩn có

thể được thấy rõ:

Cách tiếp cận về chuyên môn mang tính “quan liêu” với mục đích trách nhiệm, tập trung vào đánh giá, giám sát, so sánh và điều chỉnh hành vi cá nhân;

Cách tiếp cận 'phát triển', với các định nghĩa không chặt về năng lực chỉ hành động, nhấn mạnh nguyên tắc và tập hợp các quy tắc thực hành.

Cách thức tiếp cận về chuyên môn tập trung vào quan sát, đánh giá và kiểm soát; được kết hợp với quan điểm dựa trên kỹ năng để đánh giá chất lượng giáo viên và hoạt động giảng dạy, tất cả đều tập trung vào sự thể hiện của cá nhân giáo viên, chứ không phải toàn bộ quá trình phát triển nghề nghiệp.

Ngược lại, cách tiếp cận 'phát triển' để đạt được các tiêu chuẩn làm nổi bật giá trị, mục đích và tác dụng trong giảng dạy - khả năng cân bằng các ưu tiên những gì thuộc về mong muốn trong giáo dục và tạo nên đánh giá ở từng hoàn cảnh, được đưa ra qua lý thuyết và nghiên cứu. Cách tiếp cận này xem tiêu chuẩn như những công cụ mô tả cho sự suy ngẫm, tạo ra và định hướng hoạt động chuyên môn, giúp xác định các cơ hội phát triển và nhu cầu của mỗi cá nhân, của nhà trường, và hơn thế nữa. [99]

Hiệp hội giáo dục Utah trong báo cáo “Educators Taking the Lead: A Vision for Fostering Excellence in Teaching and Learning” đã đưa ra bốn lĩnh vực quan

trọng cần phải được ưu tiên nhằm đạt được mục tiêu tăng cường tính hiệu quả của việc giảng dạy và nâng cao kết quả học tập của học sinh: Đảm bảo giáo hiệu quả trong lớp học là yếu tố then chốt cho thành công của học sinh; Hỗ trợ và nâng cao chuẩn giáo viên; Ưu tiên tuyển dụng và giữ chân giáo viên xuất sắc; Đầu tư cho giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu. [152]

Hai yêu cầu cơ bản được nhấn mạnh như là mục tiêu nền tảng tối thiểu nhằm chuẩn bị cho chất lượng giáo viên: Khả năng đánh giá hệ thống kiến thức chuyên môn và thực hành trên cơ sở các tiêu chí từ thực hành, lý thuyết và nghiên cứu; Thái độ phản biện, nhiệt tình đối với sự đổi mới và phát triển chuyên môn. [106]

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Cuốn sách “Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã dược dịch và biên soạn từ nguồn tài liệu nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu giáo dục từ các trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. Cuốn sách nêu và phân tích các vấn đề như tổ chức giảng dạy và học tập trong nhà trường: vấn đề cải tiến và thực hiện hiệu quả các hoạt động tổ chức trong giáo dục. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác quản lý giáo dục nhà trường nhằm đạt hiệu quả hơn. [67]

Trong cuốn sách “Principles of Human Resource Development”, Jerry W. Gilley và nhóm tác giả trình bày về các nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực, đưa ra một cái nhìn tổng quan chặt chẽ, toàn diện về lý thuyết và thực hành, các thành tố của phát triển nguồn nhân lực và minh họa cho mối quan hệ giữa tất cả các thành phần cấu thành trong lĩnh vực này, vai trò và thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực. [114]

Thông qua bản báo cáo“Supporting Teacher Competence Development”, các quốc gia châu Âu cho thấy việc chắc chắn rằng tất cả giáo viên ở các nước này cần có các năng lực cần thiết để tăng tính hiệu quả trong lớp học là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao trình độ của học sinh có thể đạt được; đồng thời khuyến khích giáo viên tiếp tục phát triển và mở rộng năng lực trong một thế giới thay đổi nhanh chóng. Trong bối cảnh này, các quốc gia châu Âu đã đồng ý một số điểm để thực hiện những cải cách trong hệ thống giáo dục về những gì cần thực hiện nhằm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chất lượng cao:

Cải thiện toàn bộ quá trình đào tạo liên tục giáo viên: tuyển dụng và lựa chọn giáo viên, cải thiện chất lượng đào tạo giáo viên ban đầu, và hỗ trợ một cách có hệ thống các giáo viên đang bắt đầu nghề dạy học, nâng cao chất lượng và cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Thừa nhận việc cần thiết phải xác định rõ ràng những gì đội ngũ giáo viên phải biết, và có thể làm; như việc thông qua khung năng lực giáo viên sau đó có thể được dùng làm cơ sở cho việc cải tiến toàn bộ quá trình đào tạo liên tục giáo viên:

• xác định các kết quả của chương trình đào tạo giáo viên ban đầu

• xác định tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn cho các vị trí giảng dạy

• đánh giá nhu cầu của giáo viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng

• sắp xếp, cung cấp các cơ hội học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để giáo viên tiếp tục phát triển năng lực trong suốt cả sự nghiệp của họ

Đảm bảo rằng những người được tuyển dụng để giảng dạy và các vị trí lãnh đạo trường học có chất lượng cao và phù hợp với nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Kiến thức, kỹ năng, sự tận tụy của giáo viên và chất lượng của lãnh đạo nhà trường là những yếu tố quan trọng nhất trong việc đạt được kết quả giáo dục chất lượng cao.

Đồng ý rằng, tối thiểu, giáo viên cần phải có kiến thức chuyên sâu về môn học họ dạy, cộng thêm những kỹ năng sư phạm cần thiết để truyền đạt cho học sinh, bao gồm giảng dạy các lớp học không đồng nhất, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, và giúp đỡ học sinh đạt được các năng lực khác…

Ghi nhận sự cần thiết để thúc đẩy một số giá trị nghề nghiệp quan trọng và thái độ giữa các giáo viên: thực hành suy ngẫm, tự học tự bồi dưỡng thường xuyên, tham gia vào nghiên cứu và đổi mới, hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và tham gia vào quá trình phát triển của nhà trường. [99]

Tham khảo, nghiên cứu và phân tích tài liệu này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý giáo dục có bức tranh tổng thể về vấn đề năng lực, chuẩn nghề nghiệp, khung năng lực, phát triển năng lực, phát triển và thực thi khung năng lực trong bối cảnh mới, giúp đỡ và hỗ trợ giáo viên đạt được và phát triển năng lực nghề nghiệp trong suốt sự nghiệp của họ như: phát triển năng lực giáo viên, hỗ trợ việc bồi dưỡng và học tập của giáo viên, thúc đẩy và khuyến khích giáo viên tham gia quá trình học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phát triển năng lực, đánh giá sự phát triển

năng lực của giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia bồi dưỡng phát triển năng lực, điều kiện để các chính sách có thể thành công…

Trong tài liệu “Innovation in Professional Education: Steps on a Journey from Teaching to Learning” “Developing Management Skills”, các tác giả Boyatzis, Whetten và Cameron cho rằng phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên mô hình năng lực cần xử lý một cách có hệ thống dựa trên ba khía cạnh sau: xác định các năng lực, phát triển các năng lực, và đánh giá các năng lực một cách khách quan. [81] [82] [155]

Tom Bisschoff, Bennie Grobler nghiên cứu quản lý năng lực sư phạm và năng lực hợp tác của người giáo viên. Các tác giả này cho rằng người hiệu trưởng nhà trường cần khuyến khích giáo viên phát triển năng lực của bản thân. Để nâng cao năng lực hợp tác cho giáo viên, Tom Bisschoff, Bennie Grobler khuyến nghị hiệu trưởng các nhà trường cần làm tốt các việc sau: nhấn mạnh đúng mức vai trò của sự hợp tác giữa các giáo viên trong khi vẫn chú ý những ý tưởng cá nhân của họ; chia sẻ những kinh nghiệm làm việc của bản thân mình với các giáo viên; tạo điều kiện cho giáo viên có trình độ cao có thể chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các giáo viên yếu hơn. [149]

Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội” do các tác giả Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Phương Nga đã phân tích kinh nghiệm về đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của một số trường đại học trên thế giới, hiện trạng đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất được mô hình đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên với 3 tiêu chuẩn đã được chuẩn hoá qua thực nghiệm tại Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm: Tiêu chuẩn 1: Hoạt động giảng dạy, Tiêu chuẩn 2: Phát triển năng lực chuyên môn, Tiêu chuẩn 3: Hoạt động nghiên cứu khoa học và bộ phiếu đánh giá. [25]

Đồng giả Lê Thị Hoa, Đoàn Thị Bảy đã bàn về: “Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học”. Sau khi phân tích thực trạng việc quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau, các tác giả đã chỉ ra

bất cập và nêu ra một số giải pháp của hiệu trưởng nhằm khắc phục thực trạng đó. [39]

Luận án “Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội” của tác giả Phạm Văn Thuần góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và tổng kết kinh nghiệm quốc tế về quản lý nói chung và quản lý đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học nói riêng, từ đó vận dụng lý luận đó vào mô hình Đại học đa ngành, đa lĩnh vực; Xác định những bất cập về quản lý đội ngũ giảng viên theo mô hình quản lý hành chính nhân sự, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục, phù hợp với bối cảnh quản lý đại học theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội. [60]

Trong bài viết “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, tác giả Ngô Thành Can đã tập trung làm rõ quan niệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, quy trình đào tạo bồi dưỡng và thực hiện cải cách trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. [17]

Từ các nghiên cứu trên, cho thấy:

Thứ nhất, mỗi công trình và đề tài khoa học đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau về vấn đề quản lý và bồi dưỡng, nhưng nhìn chung, một nghiên cứu đầy đủ và hệ thống tập trung vào xác định, phân tích các năng lực, vấn đề quản lý, bồi dưỡng, phát triển giáo dục nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng chưa được quan tâm nhiều.

Thứ hai, mỗi nghiên cứu tiếp cận vấn đề bồi dưỡng theo hướng và quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản đều dựa trên các yếu tố cấu thành hoạt động bồi dưỡng, đó là: (1). Xác định mục tiêu bồi dưỡng, (2). Xác định nội dung bồi dưỡng, (3). Xác định hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng, (4). Đánh giá kết quả bồi dưỡng, (5). Tự bồi dưỡng.

Thứ ba, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận phát triển năng lực có vai trò quan trọng và tích cực, ảnh hưởng đến năng lực và hiệu quả của quá trình dạy - học, phát triển nghề nghiệp, giáo dục, nghiên cứu và quản lý.

Chính vì những lí do trên, việc thực hiện nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận phát triển năng lực là một hướng nghiên cứu cần đánh

giá và triển khai. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp đánh giá hoạt động bồi dưỡng, quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau mà còn là tài liệu hữu ích giúp các cơ sở giáo dục tham khảo, đánh giá và rút kinh nghiệm khi áp dụng tại đơn vị mình quản lý và bồi dưỡng.

1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý, bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng

1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1. Quản lý

Khoa học - công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội hợp tác, phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc và quản lý hiệu quả các nguồn lực.

Trong thực tiễn, có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản lý, tuỳ theo mục đích tiếp cận khác nhau.

Frederich Wiliam Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất ” [77]. Còn theo Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức” [136].

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì:“Quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [18]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo,“quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, v.v…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho phát triển của đối tượng.” [30]

“Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [54];

“chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đã đề ra” [64]

Trong quản lý, cần chú ý các chức năng cơ bản như: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức thực hiện, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra, đánh giá, thông tin quản lý. Thông tin quản lý bao gồm hệ thống tri thức được thu thập và xử lý (thông tin đầu vào), thông tin trong tổ chức thực hiện quyết định quản lý (quá trình truyền thông), thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý (thông tin phản hồi). Trong mỗi tổ chức, để hoạt động quản lý có hiệu quả, điều không thể thiếu được là phải xây dựng hệ thống thông tin tối ưu.

Quản lý là một trong vô lượng các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình hoạt động đặc biệt là lao động siêu lao động, lao động về lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Ngoài việc tuân theo quy trình của hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng, hoạt động quản lý còn có những đặc trưng riêng.

Tính đặc thù của hoạt động quản lý so với hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện trên tất cả các phương diện: chủ thể; đối tượng; công cụ, phương tiện; cách thức tác động và mục tiêu.


Quyết định quản lý

Con người

Hoạt động quản

=

Chủ thể quản

Công cụ, phương tiện

quản lý

Đối tượng quản

Con người

Mục tiêu của tổ

chức

Môi trường

Hình 1.4. Hoạt động quản lý

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, thông tin. Các chức năng này có mối liên hệ ràng buộc, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển, trong đó yếu tố

Thông tin quản lý

Kế hoạch hóa

Tổ chức

thông tin là trung tâm, là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động của công tác quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý được thể hiện trong sơ đồ sau đây:



Kiểm tra


Chỉ đạo

Hình 1.5. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Cuốn “Tư duy lại tương lai” đã đưa ra những lời khuyên rất hữu ích: “Các bạn không thể nhìn tương lai như một sự tiếp tục của quá khứ...vì rằng tương lai sẽ khác”. “Chúng ta phải từ bỏ việc cố tìm ra điều sẽ phải làm bằng cách dựa vào điều chúng ta đã làm”. “Người chiến thắng là những ai đứng phía trước đường cong thay đổi, tạo ra thị trường mới, khai phá con đường mới, sáng tạo lại các quy tắc cạnh tranh, thách thức với hiện trạng... Đó là những người sáng tạo ra thế giới, chứ không phải những người chỉ biết ứng phó với thế giới” [69]. Chính vì vậy, để quản lý theo hướng truyền thống tốt hơn, rất cần thu thập các dự báo của thế giới cho thập kỷ này và thập kỷ sau, phân tích, đánh giá các dự báo đó và hình thành dự báo kế hoạch chiến lược trung hạn 5 năm, tầm nhìn 15 năm, để từ đó xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. [3]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023