Chỉ Đạo Triển Khai Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh

phân bố nguồn lực và quy định thời gian nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình tổ chức thực hiện bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, hiệu trưởng phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các tổ chức bên trong nhà trường cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội để việc bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh đạt hiệu quả tốt nhất.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

Chỉ đạo là quá trình Hiệu trưởng tác động tới hành vi, thái độ của cán bộ, giáo viên nhằm đạt tới các mục tiêu của quá trình bồi dưỡng. Chức năng chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý, có vai trò kết hợp cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được thể hiện ở việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động theo kế hoạch đã dự kiến để đạt được mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Thông qua chức năng chỉ đạo, hiệu trưởng tác động CBQL, giáo viên, biến yêu cầu chung của tổ chức, của nhà trường thành nhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để làm việc.

Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng liên kết giáo viên trong tổ chức, nhà trường, tập hợp, động viên giáo viên hoàn thành các công việc nhất định theo kế hoạch bồi dưỡng để đạt dược mục tiêu đã định. Chỉ đạo bồi dưỡng NLCM cho giáo viên cũng là sự tác động của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn vào toàn bộ quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở nhà trường, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho giáo viên được diễn ra đúng hướng, đúng tiến độ.

Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh thông qua các công việc cụ thể sau đây:

- Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn (hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách các tổ chức) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được

giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Hiệu trưởng đề ra yêu cầu và truyên đạt thông tin đến cấp dưới một cách rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời.

- Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên Tiếng Anh nghiêm túc thực hiện kế hoạch.

- Tăng cường công tác giám sát, tư vấn, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch để đàm bảo kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở từng tổ chuyên môn được triển khai đúng hướng và có chất lượng.

Để thực hiện tốt những nội dung trên, người Hiệu trưởng phải là người có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và kĩ năng ra quyết định, kỹ năng tổ chức và chỉ dạo triển khai quyết định quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thưc tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian bảo đảm cho hoạt động diễn ra phù hợp với kế hoạch chung. Kiểm tra việc bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu những thông tin thu được với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra. Từ đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng giáo viên. Kiểm tra, đánh giá là tạo lập kênh thông tin ngược, nhờ đó người quản lý có thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.

Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 6

Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng; xác định ưu điểm, hạn chế, hay nguyên nhân dẫn đến hạn chế về hiệu quả công việc của tổ chức, cá nhân, làm cơ sở cho việc đề ra chủ trương, biện pháp và hành động tiếp theo nhằm phát huy ưu điểm và sửa chữa thiếu sót trong quá trình bồi dưỡng. Đánh giá kết quả bồi dưỡng NLCM cho giáo viên

Tiếng Anh là quá trình xác định mức độ đạt được về NLCM của giáo viên theo mục tiêu đã định.

Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh gồm các công việc cụ thể như sau:

- Thiết lập được tiêu chí đánh giá rõ ràng theo yêu cầu về NLCM của giáo viên Tiếng Anh và theo mục tiêu đã định.

- Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý, dễ dàng xác định dược mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra.

- Thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra để thu thập đầy đủ thông tin, minh chứng cụ thể, xác thực về bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh và đánh giá chính xác về kết quả bồi dưỡng.

- Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng theo hướng tích cực cho từng tổ chuyên môn và giáo viên.

Như vậy, kiểm tra và đánh giá bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng về bồi dưỡng NLCM và quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, qua đó khuyến khích những nhân tố tích cực, đồng thời phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các tổ chức và cá nhân đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện vai trò kiểm tra, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần phải xác định được các tiêu chí kiểm tra, đo đường việc thực thi nhiệm vụ; so sánh, đối chiếu với mục tiêu đã đề ra và đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết. Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá, sơ kết để rút ra những kinh nghiệm hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

1.5.1.Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về tất cả các hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt

động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh. Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng một cách cụ thể, chi tiết. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần phát huy tốt vai trò các tổ, nhóm chuyên môn. Nếu vai trò của Ban giám hiệu và Hiệu trưởng được thể hiện tốt, thì đó sẽ là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả nâng cao chất lượng và bồi dưỡng NLCM cho giáo viên. Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng NLCM cho giáo viên còn được thể hiện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động các bồi dưỡng. Mặt khác, sự quan tâm của Hiệu trưởng đến hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên là quan trọng và cần thiết. Sự quan tâm này giúp cho hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên diễn ra theo đúng kế hoạch và giải quyết kịp thời những khó khăn khi tổ chức triển khai thực hiện. Hơn nữa, sự động viên, khích lệ, khen thưởng, nhắc nhở hoặc phê bình kịp thời của Hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn chính là động lực quan trọng tới từng giáo viên tham gia bồi dưỡng. Mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ được giao họ còn muốn khẳng định năng lực với đồng nghiệp và cấp trên. Việc quan tâm, động viên khích lệ từ cấp trên sẽ giúp giáo viên phấn chấn, hăng say, tận tụy với nghề. Ngoài ra, năng lực quản lý của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm còn có tác dụng như chất xúc tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, tạo động lực thi đua cho giáo viên.

Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLCM đối với tất cả giáo viên Tiếng Anh trong tổ. Tổ trưởng chuyên môn được hiệu trưởng giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân sự của tổ chuyên môn theo điều lệ trường cao đẳng sư phạm, là người nắm rõ nhất nhu cầu bồi dưỡng của mọi thành viên trong tổ; nắm rõ năng lực, tinh thần, ý thức trách nhiệm và kết quả thực hiện của mỗi giáo viên trong tổ. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên trong tổ để tổng hợp tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả, khả thi nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn

vị. Do đó trình độ và năng lực của Tổ trưởng chuyên môn cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh.

1.5.1.2. Tính tích cực của giáo viên Tiếng Anh trong quá trình tham gia bồi dưỡng NLCM

Trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLCM, giáo viên Tiếng Anh vừa là đối tượng tham gia quản lý, tham gia bồi dưỡng và là đối tượng được bồi dưỡng. Xét theo góc độ của khoa học giáo dục, với quan điểm trong dạy học “lấy người học làm trung tâm”, trong bồi dưỡng giáo viên, đội ngũ giáo viên cũng đóng vai trò trung tâm. Quá trình bồi dưỡng chỉ có chất lượng tốt và đem lại hiệu quả thật sự nếu mỗi giáo viên ý thức một cách đầy đủ về hoạt động này.

Một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh tại Nhà trường và các tổ chuyên môn chính là những giáo viên Tiếng Anh có NLCM tốt. Những giáo viên này có vai trò quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, vì họ là người trực tiếp triển khai cũng như lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng, nhu câu của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh để tổng hợp báo cáo với cấp trên theo phân câp quản lý. Bởi thế, trình độ và năng lực của những giáo viên Tiếng Anh có NLCM tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đên hiệu quả bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Công tác quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh chịu ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, trong nước và địa phương. Những yếu tố trên sẽ chi phối hoạt động quản lý từ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và cả những điều kiện đảm bảo cho hoạt động quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh.

1.5.2.2. Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật của Nhà trường

Tài chính và cơ sở vật chất là yếu tố góp phần quyết định đến hiệu quả quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, bao gồm sự đáp ứng về

ngân sách mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động tổ chức khóa bồi dưỡng; nguồn tài chính hỗ trợ điều tra nhu cầu bồi dưỡng, phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp nguồn tài liệu, hỗ trợ học phí cho giáo viên.

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình bồi dưỡng. Nếu có thiết bị kỹ thuật tốt, hiện đại, khoa học thì giảng viên mới có thể tổ chức được quá trình bồi dưỡng với đa dạng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Do vậy cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Hiện nay cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật được Vì vậy, Hiệu trưởng cần có những biện pháp cụ thể để Nhà trường làm tốt hơn công tác quản lý, đồng thời phát huy có hiệu quả về khai thác, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật phục vụ các hoạt động cụ thể của quá trình bồi dưỡng.

1.5.2.3. Quy định phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục

Sự phân cấp quản lý và cơ chế quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh. Việc phân cấp quản lý thể hiện: Các cơ quan Nhà nước về giáo dục (Các cơ quan Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo) chịu trách nhiệm những gì, đến đâu về quản lý nội dung, hình thức, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh; các cơ sở giáo dục được tự chủ và chịu trách nhiệm những gì và đến đâu? Trong Nhà trường, việc phân cấp rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể sẽ giúp cho việc triển khai bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh được nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả.

Kết luận chương 1


Trên cơ sở phân tích các khía cạnh lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm, chúng tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ nội hàm các khái niệm cơ bản sau: Quản lý, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh, quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môncho giáo viên Tiếng Anh.

Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm là hoạt động của chủ thể quản lý ( hiệu trưởng) với hệ thống công cụ quản lý, thực hiện các chức năng quản lý, tác động đến quá trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh thông qua các cấp, các tổ chức và giáo viênTiếng Anh nhằm làm cho đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh bao gồm: Lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng giáo viên; tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên; chỉ đạo triển khai bồi dưỡng giáo viên; kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Những vấn đề lý luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để khảo sát, đánh giá thực trạng về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊNMÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO‌‌

2.1. Khái quát về các trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay

2.1.1. Về vi trí chức năng, nhiệm vụ của nhà trường

Trường Cao đẳng sư phạm Khang Khay là một trong những ngôi trường sư phạm trọng điểm của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trường nằm trong làng Khang Khay, huyện Pek, tỉnh Xiêng Khoảng. Trường Cao đẳng sư phạm Khang Khay là tổ chức giáo dục - đào tạo được kế thừa và phát triển từ Trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, thành lập năm 1965 ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn.

Là một trường của miền núi phía Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trường từ Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn. Cũng giống như các trường sư phạm khác, trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, trọng trách lớn, đó là: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, Nhà trường còn coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng cho sinh viên. Kết hợp giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí