Trưởng khoa, trưởng bộ môn cần định hướng cho các GV trong khoa về nội dung đăng ký bồi dưỡng.
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL dựa vào năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp bồi dưỡng GV, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ứng dụng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình bồi dưỡng, bảo đảm điều kiện và thời gian tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu cho GV; phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của GV trong quá trình bồi dưỡng.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Nhà trường cần bổ sung thường xuyên, kịp thời các nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy và học bồi dưỡng; tổ chức dự giờ, trao đổi phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại chất lượng giảng dạy của GV (kể cả thông qua nhận xét của sinh viên). Mỗi GV không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, chủ động nghiên cứu tài liệu, cập nhật thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức thảo luận phù hợp với nội dung bài học để phát huy tính tích cực của người học; xây dựng mối quan hệ dân chủ, cởi mở giữa người dạy và người học. Trong quá trình học tập, mỗi GV cần nâng cao trách nhiệm, ý thức học tập, chủ động, sáng tạo gắn lý luận với thực tiễn dạy học bộ môn.
- Triển khai đổi mới phương pháp dạy và học trong quá trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh tại nhà trường theo xu hướng
tiếp cận phát triển, phù hợp với thời đại. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng sao cho đóng góp một phần vào việc biến quá trình bồi dưỡng trở thành quá trình tự bồi dưỡng dựa trên các yêu cầu cụ thể về NLCM của giáo viên Tiếng Anh.
- Nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát về nội dung bồi dưỡng, chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với GV; phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức viết thu hoạch, làm bài tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp... chú trọng liên hệ thực tiễn;
- Chỉ đạo kết hợp hài hòa giữa các phương pháp bồi dưỡng; sử dụng hài hòa các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn vào giảng dạy và bồi dưỡng GV, giúp cho quá tình tiếp thu kiến thức của HV được thuận lợi hơn. Thông qua các phương tiện hỗ trợ dạy và học hiện đại, kích thích sự ham học hỏi, nghiên cứu của GV.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức,chỉ Đạo Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Khang Khay
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Bồi Dưỡng Nlcm Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Khang Khay
- Biện Pháp 2: Chỉ Đạo Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiêng Anh Phù Hợp Với Tình Hình Thực Tiễn Ở Trường Cao Đẳng
- Biện Pháp 6: Hoàn Thiện Cơ Chế Phối Hợp Các Nguồn Lực Trong Việc Triển Khai Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng
- Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 15
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Nhà trường mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để góp phần nâng cao kiến thức thực tế, mối quan hệ công tác để GV có điều kiện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng đưa hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh vào chương trình công tác thường xuyên hằng năm với nhiều phương pháp và hình thức phong phú và phù hợp.
- CBQL cần tham mưu cho Hiệu phó chuyên trách, Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức hội thi GV giỏi cấp trường, qua đó từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng giảng dạy của đội ngũ GV, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác quản lý và GV trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình giảng dạy; cổ vũ, động viên cán bộ, GV đưa hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ngày càng đi vào nền nếp.
- Hiệu trưởng thường xuyên giao nhiệm vụ bồi dưỡng phù hợp với năng lực của CBQL, GV, tùy thuộc khả năng, điều kiện và định hướng phát triển NLCM và coi đó là một trong những căn cứ đánh giá, xếp loại hàng năm.
- Hiệu trưởng tạo điều kiện cho CBQL, GV đi thăm quan, khảo sát thực tế tại các địa điểm trong và ngoài Tỉnh với những chủ đề cụ thể để có thêm thông tin thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm.
- GV tìm tòi, nghiên cứu, tích cực ứng dụng CNTT, các hình thức, phương pháp phù hợp với nội dung cần bồi dưỡng để đề xuất và thực hiện kế hoạch đã được Hiệu trưởng/Hiệu phó chuyên trách phê duyệt.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ GV trẻ nhằm tạo ra đội ngũ kế cận trong tương lai đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng mang tính “lâu dài”, có sự “gối đầu”, nối tiếp và kế thừa về NLCM.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV, CBQL đi tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm ở trong tỉnh, ngoài tỉnh.
- GV cần cập nhật kiến thức thường xuyên, trau dồi kiến thức; tự nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan; đồng thời cần ham học hỏi, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực chính trị.
- GV cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
- Thực hiện biện pháp này nhằm giúp cho CBQL nhà trường nắm bắt thông tin kịp thời, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và phát hiện vấn đề nảy sinh trong bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh, từ đó đảm bảo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh diễn ra đúng hướng, đạt mục tiêu.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng cao tầm ảnh hưởng, tác dụng của kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV trên tinh thần thiện chí, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong tập thể sư phạm Nhà trường, qua đó phát hiện và khuyến khích tiềm năng nghề nghiệp của mỗi GV, tập thể sư phạm nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- CBQL nhà trường nắm bắt thông tin kịp thời, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và phát hiện vấn đề nảy sinh trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh, từ đó đảm bảo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh diễn ra đúng hướng, đạt mục tiêu.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng cao tầm ảnh hưởng, tác dụng của kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV trên tinh thần thiện chí, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường, qua đó phát hiện và khuyến khích tiềm năng nghề nghiệp của mỗi GV.
- Kiểm tra, đánh giá công tác công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh như là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý nhằm đảm bảo chất lượng công tác quản lý. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng thực hiện kế hoạch công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh theo hướng chú trọng tự đánh giá của tổ môn, khoa và GV đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những GV, tổ đạt thành tích cao trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo:
- Kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, dân chủ;
- Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ, tiềm năng phát triển của GV, tập thể sư phạm;
- Coi trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của cá nhân và bộ phận;
- Tránh chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quả, thành tích đạt được mà không chú trọng khích lệ GV, tập thể sư phạm tích cực tham gia triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, qua đó phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV; Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác bồi dưỡng GV cụ thể, rõ ràng; Xây dựng chính sách khen thưởng phù hợp đối với cá nhân, bộ phận đạt kết quả cao trong công tác
bồi dưỡng; Tiến hành cho GV và tổ chuyên môn thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng; Tuyên dương, khen thưởng kịp thời GV, tổ đạt thành tích cao trong công tác bồi dưỡng.
Một số nội dung trọng tâm của biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh là:
- Kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, cơ chế, quy trình, điều kiện thực hiện và tính khả thi của kế hoạch.
- Kiểm tra việc khai thác sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Đánh giá sự quan tâm, ý thức tham gia thực hiện kế hoạch của GV, tập thể sư phạm, theo dõi tình hình số lượng, đối tượng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Xem xét các nội dung bồi dưỡng có hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu. Đánh giá quá trình tổ chức sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV.
- Đánh giá nhận định kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh
Xem xét sự phù hợp của cơ chế, quy trình, điều kiện thực hiện và đánh giá tính khả thi của kế hoạch là khâu quan trọng và cần thiết của biện pháp kiểm tra. Làm tốt vấn đề này, CBQL nhà trường cần tiến hành kiểm tra theo dõi việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch của GV, tổ chuyên môn, xem xét sự phù hợp và tính khả thi của kế hoạch. Cụ thể là:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng GV đảm bảo tính chính xác, khách quan, toàn diện, công bằng, minh bạch. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và điều kiện thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công tác bồi dưỡng GV phù hợp tình hình thực tế nhà trường. Tiêu chí đánh giá cần bao gồm các mặt: nội dung,chương trình, tài liệu bồi dưỡng; tinh thần, thái độ tham gia của GV; kết quả vận dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế dạy học và giáo dục.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp, công khai, minh bạch. Qua triển khai thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau (tự đánh giá, kết quả học tập của SV, ý kiến đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của CBQL nhà trường…), lập bản dự thảo và lấy ý kiến phản hồi về các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng. Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng và vận dụng tiêu chí đã xây dựng vào việc đánh giá kết quả bồi dưỡng. Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong việc vận dụng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng vào thực tiễn.
- Triển khai xây dựng và ban hành quy định cụ thể về chính sách thi đua khen thưởng. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên về chính sách thi đua khen thưởng, vận dụng vào việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của trường. Ban hành quy định cụ thể về chính sách thi đua khen thưởng có tác dụng khích lệ cá nhân, bộ phận đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
Kiểm tra việc khai thác sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV về các mặt:
- Đánh giá tình hình nguồn lực hiện có đủ hay thiếu, mức độ phù hợp, khả năng có thể khai thác sử dụng những nguồn lực này, khả năng có thể cung cấp bổ sung.
- Kiểm tra quá trình khai thác sử dụng các nguồn lực (hiệu quả hay chưa hiệu quả, tần suất sử dụng các loại nguồn lực khác nhau, việc phân bố, sắp xếp các nguồn lực liệu có phù hợp).
- Xem xét mức độ ảnh hưởng, tương tác chủ động của con người (GV, bộ phận, đoàn thể, lực lượng tham gia bồi dưỡng) lên các nguồn lực vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng GV.
Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh
- Đánh giá sự quan tâm, ý thức tham gia thực hiện kế hoạch của GV, tập thể sư phạm, theo dõi tình hình số lượng, đối tượng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Xem xét các nội dung bồi dưỡng có hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu. Đánh giá quá trình tổ chức sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV. Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định quản lý chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh của mỗi cá nhân, bộ phận và tập thể sư phạm.
- Tổ chức cho GV, tổ chuyên môn triển khai tự kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch công tác bồi dưỡng GV một cách công khai, minh bạch. Việc đánh giá này cần gắn với đánh giá mức độ cải thiện chất lượng GV theo các yêu cầu cụ thể về NLCM của GV Tiếng Anh.
- Tổ chức thực hiện đánh giá chéo giữa GV, tổ chuyên môn về kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV.
- Tạo dựng không khí thân thiện, dân chủ trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác bồi dưỡng GV.
Đánh giá, nhận định kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch
- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý chu kỳ tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp. Ở khía cạnh tiếp cận chức năng quản lý thì đây là bước đi sau cùng khép lại chu trình quản lý. Đánh giá nhận định kết quả thực hiện kế hoạch gồm:
- Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV. Qua đó, điều chỉnh và nâng cao ý nghĩa tác dụng kiểm tra đánh giá, đồng thời khuyến khích GV tham gia giám sát, phát triển năng lực tự đánh giá kết quả công việc của bản thân. Sau quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, GV, tập thể sư phạm đạt được những tiến bộ, cải thiện tích cực về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, đồng thời CBQL và nhà trường cũng thu được thành quả quản lý tương xứng. Ở khâu này, CBQL cần quan tâm đến ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia bồi dưỡng để có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời.
- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng, phát triển tiềm năng, cơ hội và thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng (bổ sung vào đội ngũ nòng cốt, đề bạt đảm nhận vị trí công việc mới, ưu tiên phân công sử dụng, ưu tiên cử đi tham quan học tập, bồi dưỡng…) nhằm động viên, khích lệ đối với những GV, bộ phận triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đạt thành tích cao, có nhiều chuyển biến tích cực về NLCM, phẩm chất nghề nghiệp.
- Nhận định, phân tích, đánh giá thành quả sau khi kết thúc chu trình quản lý, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý công tác này ở chu kỳ tiếp theo phù hợp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp. Việc nhận định, đánh giá chính xác, khách quan kết quả thực hiện kế hoạch còn giúp cho CBQL nhà trường tổng kết, nhìn lại tình hình công tác bồi dưỡng GV một cách bao quát, toàn diện. Đây là điểm dừng cần thiết trong một chu trình quản lý, là bước đệm cho quá trình quản lý công tác bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi mới.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Căn cứ vào hướng dẩn của nhà trường chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá GV; Căn cứ và kế hoạch kiểm tra bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh rõ ràng; Căn cứ tiêu chí đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng GV; Có nhân sự phụ trách theo dõi, kiểm tra công tác bồi dưỡng GV; Có cơ