Thực Trạng Tổ Chức,chỉ Đạo Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Khang Khay

thực hiện. Điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc triển khai bồi dưỡng. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân của thực trạng này chúng tôi được biết “Nhà trường chưa triển khai tốt việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, tạo căn cứ cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng” (theo ý kiến của thầy F. X, CBQL của Nhà trường). Như vậy, Hiệu trưởng Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến các nội dung của việc lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh. Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, xác định các nội dung bồi dưỡng cụ thể dựa trên hạn chế của giáo viên (xét theo yêu cầu cụ thể về NLCM của giáo viên Tiếng Anh.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức,chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay

Để khảo sát thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7,8 phụ lục số1, 2. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đắng Sư phạm Khang Khay


STT


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Tổng số

điểm

Giá trị TB

Thường

xuyên

Đôi khi

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo

viên theo kế hoạch


22


25.88


63


74.12


0


0.00


192


2.26

2

Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên phù hợp nhu cầu

thực tiễn


20


23.53


54


63.53


11


12.94


179


2.11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 9

STT


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Tổng số

điểm

Giá trị TB

Thường

xuyên

Đôi khi

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%

3

Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dựa trên điều kiện

thực tế của Nhà trường


24


28.24


61


71.76


0


0.00


194


2.28

4

Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo

viên đúng tiến độ


22


25.88


39


45.88


24


28.24


168


1.98

5

Chỉ đạo việc huy động và phối hợp các nguồn lực trong quá trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho

giáo viên


26


30.59


59


69.41


0


0.00


196


2.31

6

Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá; lựa chọn phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho

giáo viên


22


25.88


51


60.00


12


14.12


180


2.12

7

Chỉ đạo việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình

bồi dưỡng


37


43.53


24


28.24


24


28.24


183


2.17


Trung bình chung

2.1


Bảng 2.10 cho thấy, theo đánh giá chung của các khách thể điều tra, việc thực hiện chức năng tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh của Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạt mức trung bình ( X =2.1). Tất cả các nội dung trong bảng đều có mức điểm đánh giá ở mức trung bình. Độ giao động về

mức điểm đánh giá đối với các nội dung khác nhau không đáng kể. Nếu căn cứ vào ĐTB để sắp xếp theo thứ bậc ta thấy: Nội dung được đánh giá cao nhất là “Chỉ đạo việc huy động và phối hợp các nguồn lực trong quá trình bồi dưỡng

năng lực chuyên môn cho giáo viên”, với X =2.31; tiếp theo lần lượt là: “Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dựa trên điều kiện thực tế của Nhà trường”, với X =2.28; “Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên theo kế hoạch”, với X =2.26; “Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên phù hợp nhu cầu thực tiễn”, với X =2.1; “Chỉ đạo việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình bồi dưỡng”, với X =2.17; “Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá; lựa chọn phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên”, với X =2.12; “Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đúng tiến độ”, với X =1.98.

Như vậy, nội dung “Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng

năng lực chuyên môn cho giáo viên đúng tiến độ” có mức điểm đánh giá thấp nhất, với X =1.98. Đây là một trong những nội dung cơ bản trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Nhà trường. Muốn tổ chức thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng có hiệu quả, Hiệu trưởng cần làm tốt các công việc khác có liên

quan như: Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên, tạo căn cứ cho việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng; Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân; Chỉ đạo việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình bồi dưỡng; Hướng dẫn tổ chuyên môn và GV xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về hiệu quả bồi dưỡng; Lựa chọn

phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên sao cho vừa đan hs giá đúng thực trạng bồi dưỡng, vừa có tác dụng khuyến khích, tạo động lực bồi dưỡng cho GV tiếng Anh…Tuy nhiên, tất cả những điều này lại chưa được các khách thể điều tra đánh giá cao.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên chúng tôi được biết: Việc chỉ đạo chung của Hiệu trưởng Nhà trường đôi khi chưa thực sự sát sao; các biện pháp tổ chức và chỉ đạo chưa thật hiệu quả; sự phối hợp giữa các lực lượng, các bộ phận tham gia quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh đôi khi còn lỏng lẻo. Về điều này, cô giáo N. S, một giáo viên Tiếng Anh chia sẻ: “Việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng của Nhà trường chưa dựa trên nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Chương trình bồi dưỡng còn mang tính áp đặt. Việc phối hợp giữa tổ chuyên môn với các Phòng, Ban chức năng của Nhà trường trong quá trình triển khai bồi dưỡng chưa chặt chẽ”.Một giáo viên Tiếng Anh của trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ( cô giáo K.K) cho biết: “Một số giáo viên trẻ còn hạn chế về kỹ năng chuyên môn, vì thế, những giáo viên này chưa biết cách hướng dẫn sinh viên thiết kế bài giảng và tổ chức triển khai bài giảng môn Tiếng Anh một cách hiệu quả”.

Tất cả những điều nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh của Nhà trường.

2.3.2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay

Để khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 phụ lục số1, 2. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đắng Sư phạm Khang Khay


STT


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Tổng số

điểm

Giá trị TB

Thường

xuyên

Đôi khi

Không sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo

viên Tiếng Anh


23


27.06


37


43.53


25


29.41


168


1.98

2

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết về bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho

giáo viên Tiếng Anh


9


10.59


61


71.76


15


17.65


164


1.93

3

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho

giáo viên Tiếng Anh


24


28.24


49


57.65


12


14.12


182


2.14

4

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng của cán bộ dạy

bồi dưỡng


22


25.88


49


57.65


14


16.47


178


2.09

5

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp

dạy và học bồi dưỡng


22


25.88


63


74.12


0


0.00


192


2.26

6

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học bồi

dưỡng


22


25.88


24


28.24


39


45.88


153


1.80

7

Đánh giá toàn diện các mặt bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho

giáo viên Tiếng Anh


24


28.24


24


28.24


37


43.53


157


1.85

8

Rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn

cho giaó viên Tiếng Anh của Nhà trường


10


11.76


51


60.00


24


28.24


156


1.84


Trung bình chung

1.98

Bảng 2.11 cho thấy, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh của Hiệu trưởng Nhà trường chỉ được đánh giá chung ở mức trung bình ( X =1,98). Tất cả các nội dung trong bảng đều có mức điểm đánh giá ở mức trung bình. Độ giao động về điểm TB giữa các dung

cũng không đáng kể. Cụ thể, các nội dung có ĐTB lần lượt sắp xếp theo thứ bậc như sau: “ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy và học bồi dưỡng”, với X =2,26; “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh”, với X =2,14 ; “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng của cán bộ dạy bồi dưỡng”, với X =2,09; “Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh”, với X =1,98; “Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết về bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh”, với X =1,93 ; “Đánh giá toàn diện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh”, với X =1,85; “Rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giaó viên Tiếng Anh của Nhà trường” với X =1,84; “ Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học bồi dưỡng”, với X =1,80.

Qua quan sát thực tiễn và trao đổi trực tiếp với một số CBQL, GV Tiếng

Anh, chúng tôi được biết: Việc giám sát quá trình bồi dưỡng của CBQL chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ; việc kiểm tra đôi khi chỉ mang tính hình thức. Về tinh thần, thái độ của GV Tiếng Anh tham gia bồi dưỡng, cô giáo U.N, một GV Tiếng Anh của Nhà trường chia sẻ: “Có một số thầy, cô chưa thực sự tích cực trong quá trình bồi dưỡng. Những GV này thường không tự giác để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Họ thường ỷ lại người khác. Nhưng vì Nhà trường không tiến hành kiểm tra, đánh giá chặt chẽ nên họ cứ thờ ơ”… Như vậy, có thể hình dung một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

Về phía GV: Một bộ phận GV thiếu quan tâm đến bồi dưỡng, ngại tham gia bồi dưỡng nên mang tâm lý ỷ lại, phó mặc cho nhà trường; gặp khó khăn trong việc xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của bản thân và đáp ứng đòi hỏi của công việc; chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Về phía cán bộ quản lý:

Một số CBQL chưa thực sự quan tâm đến việc bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh; chưa thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý, từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát quá trình bồi dưỡng. Một số CBQL chưa thể hiện hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, hoặc để cho cấp dưới tự thực hiện, do vậy hiệu quả quản lý chưa cao và còn mang tính hình thức.

Về cơ chế quản lý: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận tham gia quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV; Một số CBQL cấp dưới vẫn còn tâm lý e ngại, chờ hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên chứ chưa mạnh dạn, chủ động trong quá trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng; Chế độ, chính sách đối với cán bộ, GV tham gia bồi dưỡng còn hạn chế, chưa thật sự tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ này, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Nhà trường và quản lý công tác bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh.

Tất cả những điều nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh ở Nhà trường.

2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang khay

Để khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang khay, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 phụ lục số1,2. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao Sư phạm Khang Khay


STT


Nội dung

Mức độ ảnh hưởng

Tổng số

điểm

Giá trị TB

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực quản lý của

Hiệu trưởng

22

25.88

63

74.12

0

0.00

192

2.26

2

Nhu cầu bồi dưỡng và tính tích cực của giáo viên Tiếng Anh trong quá trình bồi

dưỡng


24


28.24


61


71.76


0


0.00


194


2.28

3

Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia dạy bồi

dưỡng


37


43.53


37


43.53


14


16.47


199


2.34

4

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi

dưỡng


24


28.24


61


71.76


0


0.00


194


2.28


Trung bình chung

2.29

Bảng 2.12 cho thấy, theo đánh giá của các khách thể điều tra, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh của trường CĐSP Khang Khay. Trong đó, có những yếu tố thuộc về khách quan như: Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng; Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia dạy bồi dưỡng; Nhu cầu bồi dưỡng và tính tích cực của giáo viên Tiếng Anh trong quá trình bồi dưỡng. Yếu tố chủ quan thuộc về người Hiệu trưởng chính là Năng lực quản lý của Hiệu

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí