NUÔI SINH KHỐI ARTEMIA TRÊN BỂ LÓT BẠT VỚI MẬT ĐỘ CAO - 2

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu

3.1.1 Dụng cụ, vật tư và hóa chất

Bể lót bạt với thể tích 2 m(9 bể) Chai 500 ml (15 chai)

Dụng cụ đo: máy đo pH, máy đo Oxi- nhiệt độ, máy đo độ mặn, thước đo độ trong (đĩa secchi), kính lúp, kính hiển vi, cân điện tử, tủ lạnh.

Cốc thủy tinh 500 ml, 1000 ml, bình tam giác xem mẫu 250 ml, đĩa

petri, pipet nhựa, xô, ca, máy bơm chìm.

Hệ thống sục khí: máy thổi khí, ống dẫn khí PVC, dây sục khí, đá bọt, van điều chỉnh, que sụt khí.

Túi lọc nước 5 µm, 100 µm, lưới lọc thức ăn 50 µm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 28 trang tài liệu này.

Hóa chất: Formol 38%, chlorine, Thiosulphat Natri, Lugol, test chlorine.

Một số dụng cụ cần thiết khác

Thức ăn: cám gạo, bột đậu nành tươi – rang, bột mì tinh, men ủ (men

bánh mì) được mua ở đại lý thức ăn gia súc.

3.1.2 Nguồn trứng Artemia

Trứng Artemia franciscana Vĩnh Châu thu từ vụ sản xuất trước, được

sấy khô và bảo quản kỹ.

3.1.3 Nguồn nước

Nguồn nước mặn được bơm trực tiếp từ ao sản xuất qua lưới lọc 5 µm có độ mặn 57‰.

3.1.4 Thời gian và địa điểm

Thời gian: 3 tháng (từ tháng 03/2009-06/2009)

Địa điểm: Trại thực nghiệm Vĩnh Châu – Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ (tại ấp Biển Dưới, xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Xử lý nước

Nước nuôi Artemia được lấy trực tiếp từ ao sản xuất qua túi lọc 5 µm có nồng độ muối 57‰. Sau đó, nước được xử lý bằng chlorine với nồng độ 30 ppm. Khuấy cho hóa chất tan trong nước rồi tạt vào bể và để yên trong 1 giờ. Sau đó tiến hành sục khí liên tục trong 2 ngày để lượng hóa chất tồn dư bị loại ra khỏi nguồn nước xử lý. Trước khi sử dụng phải kiểm tra lượng chlorine tồn dư trong nước bằng thuốc thử chlorine, nếu không thấy màu vàng xuất hiện thì có thể sử dụng, ngược lại, nước có màu vàng (vẫn còn chlorine) thì cần trung hòa bằng bằng Thiosunphat Natri (Na2S2O3). Sau khi trung hòa kiểm tra lại lần nữa mức độ tồn dư của chlorine, nếu vẫn còn thì tiến hành trung hòa tiếp cho đến khi lượng chlorine tồn dư biến mất thì nước có thể sử dụng được.

3.2.2 Gây màu nước

Thông thường phân hữu cơ (phân gà, heo,…) được dùng để gây màu nước trong ao bón phân với liều 30-50 kg/100 m3/lần và kết hợp với phân vô cơ (ure và DAP với tỉ lệ 3:1) với liều 2-3 mg/l (hay g/m3) định kỳ bón 1-2 lần

/tuần để kích thích tảo phát triển nhanh. Sau 2-3 ngày bón phân nước chuyển sang màu xanh nâu, xanh lục,…và độ đục đạt 15-20 cm. Lúc này có thể bơm nước vào bể Artemia.

3.2.3 Phương pháp ấp trứng Artemia

* Tính số lượng trứng cho nở

Tùy mật độ thả mà số lượng trứng được tính theo công thức sau:

Số gram trứng cho nở (g/m3) =

D(De*1000 300.000

D: mật độ nuôi (cá thể/L)

S: diện tích nuôi (m2)

De: chiều cao cột nước (m)

300000: số ấu trùng nở từ 1g trứng khô

Dụng cụ cho nở là xô nhựa có thể tích 4 L/xô (thí nghiệm 2) và chai

nước khoáng 1,5 L (thí nghiệm 1).

Cung cấp ánh sáng bằng đèn neon liên tục trong suốt quá trình ấp trứng, đèn đặt cách xô ấp 20 cm.

Nhiệt độ ấp: ấp ở nhiệt độ phòng (28 – 30oC)

Độ mặn: 30‰ Mật độ ấp: 3g/lít

Sục khí mạnh và liên tục

Hình 3.1: Cân và cho nở trứng Artemia

Sau 18-20 giờ, quan sát thấy trứng đã nở thì tiến hành thả giống. Lúc này, đa số ấu trùng ở gia đoạn Instar I (khả năng thích ứng cao với những biến đổi của môi trường) rất thuận lợi trong việc cấy thả (Nguyễn Văn Hòa et al., 2007).

3.2.4 Thả giống

Thả giống ở giai đoạn Instar I vào buổi chiều mát (6h30).

Hình 3 2   Artemia  giai đoạn Instar I 3 2 5 Phương pháp bố trí thí nghiệm 3 2 5 1 1

Hình 3.2: Artemia giai đoạn Instar I

3.2. 5 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.2.5.1 Thí nghiệm 1

● Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm này được thực hiện nhằm xác định loại thức ăn thích hợp có thể sử dụng để nuôi Artemia trên bể.

Thí nghiệm được bố trí trong chai nhựa hình chóp có thể tích 500 ml

chứa 400 ml nước biển có nồng độ muối 50‰, mật độ thả là 200 nauplii/chai,

thí nghiệm được thực hiện với 5 nghiệm thức khác nhau tương ứng với 5 loại

thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.

NT1: bột đậu nành rang (ĐNR) NT2: bột đậu nành tươi (ĐNT) NT3: cám gạo (CG)

NT4: cám ủ (CU): ủ bằng men bánh mì với hàm lượng 1g men/kg cám

và ủ trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.

NT5: bột mì tinh (MT)

● Chăm sóc và quản lý

Hàng ngày theo dõi nhiệt độ, quan sát Artemia.

Cho ăn: thức ăn được hòa vào nước và lọc qua lưới 50 µm lấy phần dung dịch lọt qua lưới đem cho Artemia ăn, cho ăn thỏa mãn và hạn chế thức ăn dư thừa.

Sục khí: sử dụng que thổi khí, giúp cho thức ăn không bị lắng và nâng cao hiệu quả lọc thức ăn của Artemia.

Tiến hành thay nước toàn bộ vào ngày thứ 5, 8, 14.

Tỷ lệ sống: được xác định vào ngày 8, 11, 14 sau khi bố trí bằng cách đếm số cá thể còn sống /chai.

Tăng trưởng: được xác định vào ngày thứ 7 và 14 sau khi bố trí bằng

cách bắt ngẫu nhiên 10 cá thể/chai, cố định bằng lugol và đo dưới kính hiển vi.

3.2.5.2 Thí nghiệm 2

Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất

sinh khối của Artemia.

Với kết quả thu được từ thí nghiệm 1 khi nuôi Artemia trong phòng với các loài phụ phẩm nông nghiệp, thì cám ủ có tỷ lệ sống thấp hơn so với bột mì tinh. Tuy nhiên cám ủ men có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bột mì tinh, vì thế nghiệm thức cho ăn bằng cám ủ men có tăng trưởng nhanh hơn. Do đó chọn cám ủ là thức ăn cho Artemia để nuôi sinh khối trên bể.

● Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong bể lót bạt xanh, mực nước ban đầu 40 cm, từ ngày thứ 4 về sau mực nước được nâng lên 45 cm, nauplii Artemia được bố trí với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với 3 mật độ và 3 lần lặp lại/ NT.

NT1: 1000 nauplii/L

NT2: 1500 nauplii/L

NT3: 2000 nauplii/L

Hình 3.3 : Bể thí nghiệm nuôi Artemia sinh khối

● Chăm sóc và quản lý

Theo Nguyễn Văn Hòa (2007), theo dõi thường xuyên ao nuôi là hoạt động cần thiết giúp cho việc quản lý và điều chỉnh ao kịp thời. Do đó, trong thời gian thí nghiệm theo dõi các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.1: Theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Yếu tố Chỉ tiêu Số lần theo dõi

Lý học

Độ mặn Nhiệt độ pH

Độ trong

Ôxy

1 lần/ngày

2 lần/ngày

2 lần/ngày

2 lần/ngày

1 lần/ngày

Hóa học NHNO2-

4 ngày/lần

Hàng ngày, theo dõi biến động của các yếu tố môi trường, thường xuyên ghi nhận tình trạng sức khỏe của Artemia thông qua tập tính bơi lội, lượng thức ăn trong cơ thể và các biểu hiện khác.

Thức ăn và cho ăn: thức ăn tảo và cám ủ cho ăn 3-4 lần/ngày tùy thuộc vào tốc độ lọc và độ trong của bể, thường duy trì độ trong 30-40 cm. Cám ủ được hòa chung với nước và được lọc qua túi 50 µm trước khi được tạt vào bể, tảo được cấp từ ao bón phân vào bể bằng máy bơm chìm qua lưới lọc 100 µm (lưới 50 µm làm nước khó lọt qua lưới).

Thay nước: định kỳ thay nước khi bể có nhiều phân, chất thải của Artemia, nước được thay vào ngày thứ 4 sau khi nuôi và thay 20-30% nước vào mỗi ngày sau đó.

Sục khí: được lắp đặt từ đáy bể để quá trình di chuyển của khí sẽ giúp cho thức ăn không bị lắng tụ xuống đáy, hiệu quả lọc của Artemia trong quá trình bơi lội cũng tốt hơn.

●Thu thập số liệu

Tỷ lệ sống:được xác định 3 lần trong quá trình nuôi vào ngày thứ 5, 9

và 14 sau khi bố trí.

Cách thu mẫu: thu ngẫu nhiên nhiều điểm trong bể vào xô 10 L, sục khí cho Artemia phân bố đều trong xô và lấy 1 L ra đếm và ghi nhận số cá thể có trong một lít, mỗi bể thu 3 mẫu và tỷ lệ sống của mỗi bể được lấy trung bình từ 3 lần thu mẫu trên.

Tăng trưởng: chiều dài và trọng lượng được xác định vào ngày thứ 5, 9

và 14 sau khi bố trí.

+ Xác định chiều dài: thu ngẫu nhiên trong bể, cố định bằng Formol sau đó đo 30 cá thể dưới kính hiển vi (đo từ dỉnh đầu đến chạt đuôi).

+ Xác định trọng lượng: cân 1g Artemia, cố định bằng Lugol sau đó đếm số cá thể hiện diện trong 1 g.

3.2.6 Thu hoạch

Sau 14 ngày nuôi thì tiến hành thu hoạch Artemia trong bể.

Cách thu hoạch: tắt sục khí dùng lưới 1 mm thu hoạch sinh khối, tháo

cạn 50% nước trong bể và dùng vợt thu sinh khối còn lại, sau đó đem cân.

Hình 3.4: Thu hoạch sinh khối Artemia

3.3 Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu

- Tỷ lệ sống (%): SR

SR = Dt *100

Do

Do: số cá thể ban đầu

Dt : số cá thể cuối

- Chiều dài (mm)

L = 1 x A

10 

L: chiều dài

A: số vạch đo được

 : độ phóng đại của kính

3.4 Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu

● Phân tích mẫu

- NO2: bộ test SERA kết hợp với so màu quang phổ ở bước sóng 520

nm.

- NH: bộ test SERA kết hợp với so màu quang phổ ở bước sóng 640

nm.

● Xử lý số liệu: số liệu được xử lý với bảng tính Exel và chương trình STATISTICA 5.0 với ANOVA một nhân tố và phép thử Turkey HSD để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05.

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thí nghiệm 1

4.1.1 Điều kiện môi trường

Nhiệt độ

Trong thời gian làm thí nghiệm, nhiệt độ trong phòng được ghi nhận là dao động trong mức 28-30oC. Kết quả này phù hợp với Lê Lệ Hiền (2000) khi nuôi Artemia sinh khối trong bể bố trí trong phòng thì nhiệt độ nằm trong khoảng 28oC-30oC và đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của Artemia.

pH

pH

Sau 14 ngày nuôi, sự biến động pH giữa các nghiệm thức như sau:

ĐNR ĐNT CG CU

MT

8.6

8.4

8.2

8

7.8

7.6

5

8

11

14

Ngày

Hình 4.1: Sự biến động pH trong quá trình nuôi

Qua Hình 4.1 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa pH của các nghiệm thức, thức ăn mì tinh có pH trung bình cao nhất, dao động từ 8,15-8,55, thức ăn cám ủ có pH giảm dần vào cuối thời gian nuôi (7,78±0,06), so với kết quả của Lê Hồng Nghi (2009) khi nuôi sinh khối trong phòng sau thời gian 14 ngày thì pH giảm còn 7,1 vì theo quan sát thì bể nuôi của Lê Hồng Nghi có thể tích lớn và lượng thức ăn dư thừa quá nhiều trong khi đó thí nghiệm được bố trí trong chai có thể tích nhỏ, vẫn có thức ăn thừa nhưng ít hơn, vì thế pH có giảm nhưng vẫn cao hơn thí nghiệm của Lê Hồng Nghi.

Ammonia (NH3) và nitrite (NO2-)

Theo Trương Quốc Phú (2006), NHtrong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy bình thường các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ, nitrite trong các

thủy vực được tạo thành từ quá trình oxi hóa ammonia (NH3) và ammonium (NH4+).

Trong thời gian thí nghiệm, sự biến động hàm lượng NHvà NO2được

NH3 (mg/l)

ghi nhận như sau:

ĐNR ĐNT CG

CU

MT

0.4

0.3

0.2

0.1

0

5

8

11

14

Ngày

NO2 (mg/l)

Hình 4.2a: Biến động hàm lượng NH(mg/L) trong thời gian thí nghiệm

ĐNR ĐNT CG CU

MT

0.600

0.500

0.400

0.300

0.200

0.100

0.000

5

8

11

14

Ngày

Hình 4.2b: Biến động hàm lượng NO2(mg/L) trong thời gian thí nghiệm

Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng NHgiảm dần theo thời gian nuôi và dao động trong khoảng 0-0,38 mg/L. Hàm lượng nitrite có xu hướng tăng cao ở tất cả các nghiệm thức từ ngày 8 đến cuối thí nghiệm và biến động ở mức 0,01-0,5 mg/L.

Từ Hình 4.2a và 4.2b cho thấy sự biến động giữa hai yếu tố này trái ngược nhau, như nhận định của Trương Quốc Phú (2006), nitrie có trong môi trường nước là sản phẩm của sự chuyển hóa ammonia (NH3) và ammonium

(NH4+) dưới tác dụng của vi khuẩn. Do nước không được thay từ ngày 8 đến

kết thúc thí nghiệm, cùng với sự tích tụ của thức ăn thừa, chất thải do Artemia thải ra và có thể đã xảy ra quá trình trên. Do đó, hàm lượng NHcó xu hướng giảm trong khi đó NO2lại tăng cao vào cuối thí nghiệm. Tuy nhiên sự biến động của hai yếu tố vẫn nằm trong khoảng thích hợp và không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Artemia.

4.2.2 Tỷ lệ sống và chiều dài của Artemia

Qua thời gian thí nghiệm nuôi Artemia với các loại thức ăn khác nhau

thu được kết quả sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 8, 11, và 14 ngày nuôi (TB±ĐLC)

Nghiệm thức

Ngày 0

Ngày 8

Ngày 11

Ngày 14

ĐNR

100

3,5±3,5a

2,7±2,8a

2,0±1,8a

ĐNT 100 0a

0a

0a

CG

100

45,8±8,4b

43,0±6,3b

41,3±5,4b

CU

100

52,3±11,6b

48,2±10,9b

46,6±9,3b

MT

100

57,3±13,6b

55,7±14,2b

53,3±15,3b

Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Từ kết quả Bảng 4.1 cho thấy đối với 5 loại thức ăn khác nhau thì tỷ lệ sống của Artemia ở các nghiệm thức sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi so sánh giữa các trung bình mẫu.

Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức mì tinh (53,3±15,3%), và thấp nhất là đậu nành rang (3,0±0,7%), riêng nghiệm thức đậu nành tươi thì Artemia chết toàn bộ sau 5 ngày nuôi. Đối với thức ăn là cám gạo và cám ủ thì tỷ lệ sống tương đương nhau, tỷ lệ sống trung bình cám gạo là 41,3±5,4% và cám ủ là 46,6±9,3% và sai khác không có ý nghĩa thống kê với mì tinh.

Xét về chiều dài của Artemia qua 7 và 14 ngày nuôi được trình bày ở

Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Chiều dài của Artemia (mm) sau 7 và 14 ngày nuôi (TB±ĐLC)

Nghiệm thức

Ngày 0

Ngày 7

Ngày 14

ĐNR

0,5

1,90±0,01a

2,20±0,2a

CG

0,5

3,91±0,04ab

7,8±0,03ab

CU

0,5

4,61±0,06ab

8,32±0,1ab

MT

0,5

2,96±0,06b

5,52±0,47b

Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trung bình chiều dài thân của Artemia có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,05), kết quả cho thấy khi cho ăn cám ủ thì Artemia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (8,32±0,1 mm), kế đến là cám gạo (7,80±0,03 mm), mì tinh (5,52±0,47 mm) và tăng trưởng chậm nhất là đậu nành rang (2,20±0,2 mm). Đối với thức ăn cám gạo, kết quả chiều dài thân cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Nhật Thu (1985) khi nuôi Artemia ở mật độ 1.000 cá thể/L với thức ăn là cám gạo thì trung bình chiều dài thân sau 7 ngày nuôi là 2,1 mm trong khi đó chiều dài Artemia ở thí nghiệm này vào ngày thứ 7 là 3,91 mm. Ở nghiệm thức đậu nành rang thì Artemia tăng trưởng chậm và sau 14 ngày nuôi chỉ đạt 2,20±0,2 mm.

4.2 Thí nghiệm 2

42.1 Điều kiện môi trường

Nhiệt độ

Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007), nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng cũng như sinh sản của Artemia và chúng có thể phát triển tốt ở nhiệt độ 22-350C.

Artemia được nuôi ở ruộng muối Vĩnh Châu và Bạc Liêu có thể tồn tại ở nhiệt độ 38-41oC. Theo Nguyễn Thị Phỉ và Nguyễn Thị Hồng Vân (1989) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho Artemia franciscana Vĩnh Châu là 30-35oC, ngoài điều kiện tự nhiên thì mức nhiệt độ này có thể thay đổi tăng hơn nữa do nauplii thích nghi nhiệt độ từ nhỏ. Ở 38oArtemia vẫn sống và sinh sản nhưng sinh sản không tốt. Ở 40oC, hầu như đều bị chết sau 3 ngày đối với con cái và 4,5 ngày đối với con đực (Nguyễn Thị Phỉ và Nguyễn Thị Hồng Vân, 1989).

Trong thí nghiệm 2, với hình thức nuôi ngoài trời thì nhiệt độ biến động trong

các bể lúc 7 giờ và 14 giờ được trình bày ở Hình 4.3:

 

sáng

chiều

 

36.0

     

34.0

     

32.0

     

30.0

     

28.0

     
 

0

5

 

10

15

   

Ngày

  

Nhiệt độ

Hình 4.3: Nhiệt độ trung bình lúc 7 giờ và 14 giờ trong thí nghiệm

Kết quả cho thấy, trong thí nghiệm 2, do tác động của mưa nhiều làm cho nhiệt độ giữa sáng và chiều chênh lệch không nhiều.

Nhiệt độ trung bình lúc 7 giờ là 28,1-29,4oC, trung bình lúc 14 giờ là 30,7-35,5oC. Bể lót bạt với thể tích nhỏ (4 m2), mực nước trong bể 45 cm, giúp cho bể có khả năng giữ nhiệt lâu hơn, mặc dù một vài ngày ít nắng nhưng nhiệt độ trung bình giữa sáng và chiều cũng biến động ở mức tương đương nhau. Kết quả này cũng tương đương với kết quả thí nghiệm của Lê Trung Tâm (2008) khi nuôi trong ao đầu mùa mưa ở độ sâu 44-46 cm, cũng đã ghi nhận nhiệt độ dao động từ 26,7-28,2oC vào 7 giờ và 30,1-32,9oC lúc 14 giờ.

Nhìn chung, sự biến động nhiệt độ lúc 7 giờ và 14 giờ nằm trong khoảng thích hợp và ảnh hưởng không nhiều đến sự phát triển của quần thể và năng suất sinh khối trong bể.

Bảng 4.3: Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi (TB±ĐLC)

Yếu tố môi trường

NT1

NT2

NT3

Độ mặn

46,2±6,8

46,9±6,9

46,9±7,0

Độ trong

38,8±2,14

38,5±2,11

38,7±2,07

Oxy

3,71±0,49

3,63±0,47

3,74±0,50

Độ mặn

Artemia là loài rộng muối, xuất hiện trong những thủy vực có nồng độ

muối 0-250 ppt, phát triển tốt ở nồng độ muối 65-150‰ ‰. Ở độ mặn trên

250‰ Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng, Artemia franciscana Vĩnh Châu trong quá trình du nhập đã được thuần hóa theo điều kiện Việt Nam và có thể phát triển tốt ở độ mặn 80-120‰ (Nguyễn Văn Hòa et al, 2007).

Nồng độ muối ban đầu là 57‰, được sử dụng để nuôi sinh khối trên bể, trong suốt quá trình nuôi do mưa nhiều cùng với việc cấp nước từ ao bón phân vào bể nuôi mỗi ngày đã làm độ mặn giảm xuống còn 39-40‰ vào cuối thí nghiệm, độ mặn trung bình của các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm là 46,7±6,9‰.

Độ mặn 40-45‰ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Artemia, ở độ mặn 30%chúng tăng trưởng nhanh về chiều dài nhưng nước dễ bị nhiễm bẩn (Hồ Thị Nho, 1990). Còn theo tác giả Lê Lệ Hiền (2000), nuôi sinh khối trong bể ở các độ mặn 10, 15, 20, 25, 30, 35‰ , kết quả cho thấy rằng ở nồng độ muối 30‰ và 35‰ Artemia có tốc độ tăng trưởng cao ở các loại thức ăn. Và theo kết quả thí nghiệm gần đây của Phan Thị Mỹ Tho (2009) cho rằng khi nuôi Artemia ở nồng độ muối thấp (50‰) thì Artemia có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Vì vậy, nhìn chung sự biến động nồng độ muối vẫn thích hợp cho sự phát triển của Artemia.

Độ trong

Ở sông, độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tan

như phù sa (kích thước khoảng 2-50 µm), các chất keo (kích thước nhỏ hơn 2

µm) có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Ở ao, ngoài các nguyên nhân trên gây ra độ đục còn do vật chất hữu cơ từ phân bón, thức ăn, sự phát triển của tảo (Trương Quốc Phú et al., 2006).

Đối với việc sử dụng cám gạo làm thức ăn cho Artemia khi nuôi trên bể tuần hoàn thì Trần Thị Thanh Hiền (2000) cho rằng nên cho ăn đều đều sao cho giữ được độ trong 15-20 cm trong tuần đầu và 20-25 cm trong các tuần tiếp theo. Tuy nhiên theo thực tế, trong điều kiện nuôi trên bể và không hút cặn thì độ trong này thích hợp đối với sử dụng tảo, nếu cho ăn cám ủ men sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nuôi làm ảnh hưởng đến Artemia. Theo Mason (1962); Dhont và Lavens (1996) trích dẫn bởi Huỳnh Thanh Tới (2006) thì nuôi Artemia sinh khối cho kết quả tốt nhất chỉ khi liều lượng thức ăn vừa đủ, nếu dư thừa sẽ ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống của Artemia do thức ăn làm cản trở hoạt động bơi lội, tiêu hóa của Artemia mà còn có tác dụng xấu đến môi trường nuôi. Do đó, trong thời gian thí nghiệm chỉ cần cho ăn ở mức độ đảm bảo cho Artemia sống và phát triển tốt với độ trong là 35-40 cm để hạn chế sự tích tụ của thức ăn dư thừa ảnh hưởng đến môi trường bể nuôi.

Theo Nguyễn Văn Hòa (2007), thức ăn tốt nhất cho Artemia là vi tảo thông qua việc cấp “nước xanh” từ ao bón phân, lượng tảo trong ao nuôi được ước lượng thông qua độ trong (được đo bằng đĩa secchi). Trong ao nuôi độ trong dao động từ 25-35 cm là tốt. Vì thế, từ ngày thứ 4 cấp tảo từ ao bón phân vào bể nuôi với độ trong 30-40 cm. Trong quá trình thí nghiệm thì độ trong trung bình các bể được ghi nhận 38,6±2,11cm. Trong bể nuôi, thì độ trong không hẳn hoàn toàn đánh giá lượng thức ăn trong bể vì khi bể được sục khí liên tục thì ngoài thức ăn (cám, tảo) mà Artemia có thể sử dụng được thì các chất hữu cơ, tảo có kích thước lớn (do được lọc qua lưới 100 µm) mà Artemia không sử dụng được hay phân của Artemia cũng ảnh hưởng đến độ trong. Do đó, ngoài việc cung cấp thức ăn thông qua độ trong thì kết hợp với quan sát ống tiêu hóa của Artemia (đường ruột màu xanh , xám và liên tục, không đứt đoạn là đầy đủ thức ăn).

Hàm lượng Oxy hòa tan

Theo Persoon và Sorgeloos (1980) Artemia có phạm vi thích ứng Oxy rộng, có thể sống ở môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp (1 mg/L) đến mức oxy quá bảo hòa (ở môi trường có tảo rộ phát). Khi nuôi trên bể, oxy thấp 0,81 mg/l thì Artemia chết hàng loạt (Nguyễn Thị Nhật Thu, 1985).

Hàm lượng oxy trong suốt quá trình thí nghiệm được ghi nhận ở mức 3,0-4,5 mg/L, hàm lượng oxy trung bình của các nghiệm thức là 3,69±0,48 mg/L. Nguyễn Văn Hòa (2007) cho rằng hàm lượng oxy hòa tan ≤2 mg/L sẽ ảnh hưởng đến sản xuất sinh khối, mức oxy thích hợp cho ao nuôi Artemia là cao hơn 2,5 mg/L. Như vậy, nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan trong các bể dao động trong khoảng 3,63±0,47 mg/L đến 3,74±0,50 mg/L thuận lợi cho sự phát triển của Artemia.

pH

pH là một trong những nhân tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng

lớn đến đời sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng, pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9 (Trương Quốc Phú et al., 2006). Theo Nguyễn Văn Hòa et al (2007), Artemia Vĩnh Châu hiện tại phát triển tốt trong điều kiện pH từ 7,0-9,0.

Thực tế, sự biến động pH trong quá trình thí nghiệm của các bể được

trình bày ở Hình 4.4

SÁNG

CHIỀU

8.0

7.8

7.6

7.4

7.2

7.0

0

2

4

6 8 10 12 14

Ngày

pH

Hình 4.4: Sự biến động pH trung bình sáng và chiều của các bể nuôi thí

nghiệm

Kết quả cho thấy pH trung bình vào lúc 7 giờ biến động trong khoảng 7,1-7,6. Trong khi đó pH trung bình vào lúc 14 giờ cao hơn và biến động trong khoảng 7,2-7,8. pH trung bình vào buổi sáng có chiều hướng giảm dần vào cuối thí nghiệm, có thể do ảnh hưởng của cám ủ, thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng tới pH. Nhìn chung có sự chênh lệch giữa buổi sáng và chiều nhưng không lớn, từ ngày thứ 4 về sau, do bể nuôi được thay nước và cấp nước từ ao bón phân mỗi ngày nên pH có cao hơn nhờ sự quang hợp của tảo nên pH có tăng so với buổi sáng.

Ammonia (NH3)

NHtrong thủy vực được cung cấp từ các quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ (protein, xác động vật,…) nhờ các vi khuẩn hiếu khí, NH(dạng tự do) hòa tan trong nước tạo thành NH4(dạng ion). Amonia ở dạng tự do rất độc đối với tôm, cá (Trương Quốc Phú et al., 2006), trong môi trường nước luôn có sự chuyển hóa giữa ammonium và ammonia, tỷ lệ giữa hay chất này phụ thuộc vào sự biến động của pH , độ mặn và nhiệt độ trong môi trường nước.

Xem tất cả 28 trang.

Ngày đăng: 12/04/2022