chế chính sách khen thưởng, động viên xứng đáng, phù hợp; Có đầy đủ thông tin, cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện phục vụ kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng GV; Có sự tham gia ủng hộ của các lực lượng liên quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
- Điều kiện quan trọng nhất trong quá trình đánh giá là nhận thức của CBQL về cải tiến phương thức kiểm tra - đánh giá sau đó là sự quyết tâm của GV trong việc thực hiện cải tiến. Chú trọng công tác bồi dưỡng CBQL và GV về nghiệp vụ kiểm tra đánh giá theo phương thức mới. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm trong kiểm tra - đánh giá GV.
3.2.6. Biện pháp 6: Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm phối hợp, sắp xếp, phân bố các nguồn lực, cơ chế làm việc theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và các nguồn lực. Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực hướng đến mục tiêu đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng GV về NLCM; điều phối các điều kiện tốt nhất về nhân lực và vật lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả của các hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Biện pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm một số nội dung cơ bản: Chuẩn bị, sắp xếp, bố trí các nguồn lực cần thiết phục vụ công tác bồi dưỡng GV; Lựa chọn, phân công, bố trí nguồn lực con người, sắp xếp bộ máy phù hợp, đảm bảo triển khai công tác bồi dưỡng GV hiệu quả; Xây dựng nguyên tắc phối hợp, quy trình, cơ chế làm việc và phát triển chính sách thuận lợi thu hút sự tham gia rộng rãi của các lực lượng, cộng đồng xã hội
trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
- Lựa chọn, phân công, bố trí nguồn lực con người, sắp xếp bộ máy phù hợp, đảm bảo triển khai công tác bồi dưỡng GV hiệu quả. Ở nội dung này, CBQL nhà trường tác động đến nguồn lực con người, sắp xếp họ thành một mắt xích của tổ chức, tạo nên dây chuyền vận hành nhịp nhàng và tương tác lẫn nhau.
- Xây dựng nguyên tắc phối hơp, quy trình, cơ chế làm việc và phát triển chính sách thuận lợi thu hút sự tham gia rộng rãi của các lực lượng, cộng đồng xã hội trong công tác bồi dưỡng GV. Đây là nội dung góp phần tạo nên sự khác biệt quan trọng trong hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động bô. Hình thành cơ chế làm việc thuận lợi cho GV, tổ chuyên môn thực hiện quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm về kết quả đạt được.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Về tổ chức bộ máy: Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, lựa chọn, phân công, bố trí nguồn lực con người hợp lý, cụ thể là:
- Thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV của trường, các tiểu ban chuyên môn đặc thù (nếu cần).
- Tiến hành phân cấp quản lý và xác định cơ chế quan hệ tham mưu, tư vấn, hợp tác chặt chẽ giữa cá nhân, bộ phận, tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng GV. Trong đó CBQL nhà trường chịu trách nhiệm chung, các tổ, bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm mảng công việc phụ trách.
- Phân công, sắp xếp, bố trí GV giỏi, GV chủ chốt giàu kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt huyết làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV tại trường và làm nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn GV mới, GV hạn chế tay nghề.
- Sắp xếp, lựa chọn, cử GV đi đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, từ đó chọn lọc, bồi dưỡng GV có chuyên môn vững vàng, giỏi về phương pháp dạy học và giáo dục, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết
trong công việc. Những GV này được bổ sung lực lượng nòng cốt tham gia bồi dưỡng GV tại tổ, khoa và toàn trường. Nội dung này hiện thực hiện chưa hiệu quả do nhiều GV không bố trí được thời gian, GV thiếu tâm huyết, GV chuyển công tác, có đơn vị thiếu GV cốt cán.
- Phân công, giao việc, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, cụ thể cho cá nhân, bộ phận, đoàn thể tham gia công tác bồi dưỡng GV. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Phân công nhiệm vụ thực hiện công tác bồi dưỡng GV
Người phụ trách | Nội dung công việc | Ghi chú | |
1 | Hiệu trưởng | Quản lý chung, giao việc theo phân cấp quản lý cho các Hiệu phó Theo dõi, giám sát các Hiệu phó về mảng công việc được giao | Chịu trách nhiệm chính |
2 | Hiệu phó chuyên trách | Tổ chức thực hiện mảng công việc được giao Quản lý đội ngũ, và GV liên quan đến các hoạt động bồi dưỡng GV; Tham mưu với Hiệu trưởng về những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng NLCM cho GV | Hiệu phó phụ trách chuyên môn, báo cáo với Hiệu trưởng |
3 | Phòng đào tạo (Cán bộ phụ trách) | Quản lý công tác bồi dưỡng GV của nhà trường, trong đó có bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh;Tham mưu với hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng những vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng GV của nhà trường; Phối hợp với các đơn vị, khoa, tổ môn, bộ phận chức năng có liên quan đến bồi dưỡng GV. | Lãnh đạo và các thành viên cốt cán, báo cáo với Hiệu phó phụ trách/ Hiệu trưởng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Bồi Dưỡng Nlcm Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Khang Khay
- Biện Pháp 2: Chỉ Đạo Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiêng Anh Phù Hợp Với Tình Hình Thực Tiễn Ở Trường Cao Đẳng
- Biện Pháp 4: Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm
- Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 15
- Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Người phụ trách | Nội dung công việc | Ghi chú | |
4 | Khoa/Tổ | Quản lý công tác bồi dưỡng GV trong tổ chuyên môn, Khoa; Tham mưu với CBQL, lãnh đạo nhà trường những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng GV của tổ, khoa, nhà trường, đặc biệt là vấn đề khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; Phối hợp với các tổ/khoa khác, bộ phận chức năng trong các hoạt động bồi dưỡng GV. | Báo cáo với cấp trên quản lý trực tiếp |
5 | Các bộ phận chức năng | Lãnh đạo, định hướng, tham gia, phối hợp, hỗ trợ GV, tổ, khoa và nhà trường trong các hoạt động bồi dưỡng GV. | Theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao |
6 | GV có NLCM tốt, GV chủ chốt | Thực hiện kèm cặp, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng GV Đề xuất ý kiến, nhu cầu liên quan đến các hoạt động bồi dưỡng GV. | Báo cáo cấp quản lý trực tiếp, các cấp lãnh đạo về nội dung liên quan đến bồi dưỡng GV |
7 | GV khác | Tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng Đề xuất ý kiến, nhu cầu liên quan đến công tác bồi dưỡng GV | Báo cáo cấp quản lý trực tiếp, các cấp lãnh đạo về nhu cầu bồi dưỡng, những thuận lơi, khó khăn khi tham gia bồi dưỡng |
8 | Các lực lượng, cộng đồng xã hội | Tham gia, tư vấn, phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong công tác bồi dưỡng GV (khuyến khích) | Tham gia |
STT
Về tổ chức các nguồn lực: chuẩn bị, sắp xếp, bố trí các nguồn lực một cách đầy đủ, hợp lý, cụ thể là:
- Tiến hành sắp xếp, bố trí sẵn sàng các điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, cung cấp tài liệu chuyên môn phục vụ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV.
- Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nội dung, phương tiện và điều kiện cần thiết cho GV thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hội thảo chuyên đề, hội giảng, thao giảng tại trường …
- Phân phối các nguồn lực, điều kiện thuận lợi để GV được cử đi bồi dưỡng về triển khai bồi dưỡng lại cho GV toàn trường và tại từng tổ chuyên môn (khi cần thiết).
- Định hướng nội dung, hình thức tổ chức, điều kiện cho GV tham quan, giao lưu, nghiên cứu học tập tại các trường/cơ sở giáo dục khác.
- Sắp xếp, bố trí thời gian, không gian, môi trường, địa điểm tổ chức bồi dưỡng một cách thuận lợi, hợp lý, khoa học nhằm thu hút GV tham gia đầy đủ, tích cực vào công tác bồi dưỡng.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng nguyên tắc, cơ chế tổ chức bồi dưỡng GV đảm bảo vận hành nhịp nhàng, linh hoạt.
- Xây dựng và ban hành được hệ thống nguyên tắc, cơ chế tổ chức bồi dưỡng GV khoa học, rõ ràng, cụ thể.
- Xây dựng và ban hành hệ thống định hướng giá trị và nề nếp, quy chế văn hóa nhà trường.
- Rà soát, chỉnh sửa những quy định lỗi thời, kìm hãm sự vận hành thông thoáng đồng thời bổ sung, phát triển quy định mới phù hợp.
- Giao trách nhiệm đi đôi với trao quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân và tổ chức trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng.
- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho đội ngũ GV yên tâm công tác và gắn liền với trách nhiệm của họ.
- Vận động thu hút sự tham gia rộng rãi của lực lượng, cộng đồng xã hội vào công tác bồi dưỡng GV.
Hiệu trưởng xác định rõ các bước chủ trì – phối hợp các lực lượng tham gia bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh.
- Hiệu trưởng xây dựng và ban hành hệ thống các quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong và ngoại nhà trường có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ( trong đó xác định rõ vai trò chủ trì thuộc về nhà trường).
- Hiệu trưởng xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản về nguyên tắc, cơ chế tổ chức hoạt động bồi dưỡng, cơ chế phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh.
- Hiệu trưởng tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay nước CHDCND Lào
Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Sư phạm Khang Kha, nước CHDCND Lào như trình bày nêu trên là kết quả quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề. Mỗi biện pháp là một mắt xích, một khâu quan trọng thể hiện những việc làm cụ thể, hành động thiết thực của nhà quản lý trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu và kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh. Mỗi biện pháp đề xuất giữ vai trò nhất định tạo thành chu trình thực hiện các chức năng quản lý, chúng có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Cụ thể : Biện pháp 1 là biện pháp mang tính tiền đề, cần phải được tiến hành trước tiên nhằm chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực và đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh diễn ra thuận lợi theo định hướng mục tiêu của nhà quản lý.
Các biện pháp 2,3,4 là những biện pháp cơ bản, đồng thời là bước tiếp theo trong chu trình quản lý.
Biện pháp 5 là biện pháp hỗ trợ, bổ sung, nhằm tạo dựng môi trường, nguồn lực, nhân lực, vật lực vững chắc trong quá trình quản lý Nhà trường và quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
Mỗi biện pháp đề xuất nêu trên giữ vị trí, vai trò quan trọng và có tính đặc thù riêng, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau chặt chẽ, khó tách rời. Mỗi biện pháp là một bộ phận, một khâu quan trọng cấu thành hoạt động quản lý, vì vậy phải triển khai đồng bộ các biện pháp trên trong quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh. tại trường Cao đẳng Khang Khay nước CHDCNDL.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh. tại trường Cao đẳng Khang Khay nước CHDCNDL .
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với một số CBQL, GV nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay nước CHDCNDL .
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
3.4.4.1. Tính cần thiết của biện pháp đề xuất
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất theo ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra được thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính cần thiết ở mức cao với điểm trung bình từ 2,44 đến 2,95.
Trong đó, biện pháp “hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường CĐSP Khang Khay” được đánh giá rất cần thiết ở mức gần tuyệt đối là 2,95.
Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ rất cần thiết rất cao: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV với điểm trung bình là 2,86; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV có điểm trung bình là 2,70; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV phù hợp với tình hình thực tiễn với điểm trung bình là 2,62; Chỉ đạo và đánh giá thực trạng về năng lực chuyên môn của GV với điểm trung bình là 2,55; chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng GV phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn có điểm trung bình là 2,56.
3.4.4.2. Tính khả thi của biện pháp đề xuất
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện qua biểu đồ 3.2.