Vận dụng phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh: Sử dụng phương pháp trong bồi dưỡng nhằm tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và học viên thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định mà giảng viên nêu ra. Để xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học viên, giảng viên phải xác định mục tiêu bài học và những năng lực mà học viên cần đạt được sau bồi dưỡng. Từ đó, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để chuẩn bị những câu hỏi phù hợp với năng lực cần hình thành. Hệ thống câu hỏi giúp giảng viên biết được năng lực thực tế của học viên và chất lượng bài giảng. Trên cơ sở đó, giảng viên lập kế hoạch hiệu quả và phù hợp cho những bài dạy khác, rút kinh nghiệm cho những giờ dạy sau.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp trong đó người dạy đưa ra các tình huống giả định hoặc thực tế buộc người học tìm cách giải quyết. Đứng trước một tình huống có thể có nhiều cách xử lý khác nhau, người học phải biết vận dụng các tri thức đã được học để giải quyết vấn đề một cách tích cực, chủ động và hiệu quả.
Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh: Giảng viên đặt ra những tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động nhận thức của học viên, giúp họ độc lập giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức mới và hành động mới, hình thành năng lực tư duy sáng tạo cho học viên. Giảng viên phải thực sự là người dẫn dắt, thúc đẩy học viên tích cực tư duy, tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu để khám phá vấn đề. Giảng viên phải xác định rõ ràng học viên là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức mới, có như vậy quá trình bồi dưỡng mới đạt hiệu quả tốt.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp trong đó giảng viên chia người học thành các nhóm nhỏ và tổ chức, hướng dẫn các nhóm thảo luận, tranh luận giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh: Giảng viên chia học viên thành các nhóm nhỏ, phân chia vấn đề cần thảo luận. Giảng viên là người giao nhiệm vụ, chỉ dẫn các nhóm thảo luận và thực hiện. Khi thảo luận xong, các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm họạt động của nhóm trước lớp. Sau đó giảng viên chốt lại vấn đề cần phải nắm được qua những phần vừa thảo luận.
- Phương pháp cùng tham gia
Phương pháp cùng tham gia là phương pháp bồi dưỡng trong đó giảng viên tạo ra môi trường hoạt động hợp tác giữa giảng viên với người học, người học với người học dựa vào sự chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, giá trị giữa các cá nhân với nhau và sự chung sức, hợp tác, chia sẻ để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập.
Vận dụng phương pháp cùng tham gia trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh: Phương pháp cùng tham gia được tạo bởi 3 nhân tố cơ bản: giảng viên, học viên và môi trưởng học tập, giảng dạy. Giảng viên giao các nhiệm vụ cho từng nhóm học viên thực hiện, từ đó học viên tích cực tìm tòi tài liệu, nghiên cứu thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong quá trình học viên triển khai hoạt động nhóm, giảng viên luôn quan tâm định hướng hoạt động của học viên để họ thực hiện đúng mục tiêu đề ra. Mục đích cuối cùng là mỗi học viên trong nhóm đều được tập được kỹ năng nghiên cứu tài liệu mới một cách khoa học, biết phân tích, vận dụng các kỹ năng khác nhau để giải quyết một vấn đề đặt ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 2
- Các Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm
- Chỉ Đạo Triển Khai Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh
- Về Tình Hình Đội Ngũ Giảng Viên Của Nhà Trường
- Đánh Giá Của Các Khách Thể Điều Tra Về Nlcm Của Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Khang Khay
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, giảng viên có thể dùng kỹ thuật công não
Kỹ thuật công não là kỹ thuật dạy học trong đó giảng viên nêu ra tất cả các ý tưởng xung quanh một vấn đề, từ đó hướng học viên chọn ra được ý tưởng hoặc giải pháp có tính khả thi nhất.
Vận dụng phương pháp công não trong việc bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh: Giảng viên đặt vấn đề cho học viên, học viên phân tích, đánh giá các ý tưởng, chương trình, hoạt động,… từ đó lựa chọn một ý tưởng, chương trình, hoạt động hiệu quả nhất cho vấn đề được đặt ra.
Khi vận dụng các phương pháp bồi dưỡng nêu trên, giảng viên cần kế thừa, phát triển mặt tích cực của phương pháp truyền thống, đồng thời tích hợp phương pháp bồi dưỡng mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên. Vận dụng các phương pháp bồi dưỡng một cách linh hoạt, khéo léo sẽ góp phần tạo dựng mối quan hệ tương tác hai chiều trong quá trình bồi dưỡng, mặt khác giúp học viên lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả, đồng thời giúp học viên phát triển kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng tốt hơn.
Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, giảng viên cần đặt yêu cầu cụ thể đối với học viên, chú trọng luyện tập, thực hành, khuyến khích học viên tư duy phản biện, tổ chức cho học viên khám phá, trải nghiệm nhiều kỹ thuật, phương pháp học tập bồi dưỡng khác nhau. Ngoài ra, giảng viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng. Giảng viên cũng cần triển khai đánh giá, tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học viên để kịp thời về phương pháp bồi dưỡng.
1.3.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm
Hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên được thực hiện rất đa dạng, bao gồm: Bồi dưỡng tập trung (cả nước, theo vùng miền và cấp sở, phòng); bồi dưỡng tại chỗ tại nhà trường và cụm trường; giáo viên tự bồi dưỡng, giáo viên tự học, tự nghiên cứu thong qua tái liệu vá giao trình điện tử, qua mạng trực tuyến; bồi dưỡng qua công tác tổ chức các hội thi, cuộc thi, bồi dưỡng thong qua công tác thanh tra, kiểm tra bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, hội nghị, chuyên đề. Trên cơ sở nội dung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, điều kiện thực tế của Nhà trường và yêu cầu phát triển
NLCM cho giáo viên Tiếng Anh mà có thể lựa chọn một số hình thức tổ chức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh như sau:
- Bồi dưỡng thường xuyên: Đây là hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trong suốt năm học; giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực khác theo yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển nghề của địa phương, của đất nước, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục…
- Bồi dưỡng tại chỗ (có chuyên gia hướng dẫn): Là hình thức bồi dưỡng ngay tại trường nơi giáo viên đang công tác. Hình thức này được tổ chức trực tiếp tại nơi làm việc. Với hình thức này, mỗi giáo viên vừa có cơ hội rèn luyện kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết, vừa có điều kiện thực hiện các công việc cụ thể hàng ngày. Bằng việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm, thao giảng, hội thảo, báo cáo kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học…, giáo viên được rèn luyện và phát triển các năng lực chuyên môn. Đây là hình thức bồi dưỡng khá phổ biến và được duy trì thường xuyên trong suốt năm học tại các nhà trường, nơi giáo viên đang làm việc.
- Bồi dưỡng tập trung tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng: Là hình thức bồi dưỡng trong đó các cấp quản lý triệu tập giáo viên tham gia lớp học, khoá tập huấn, bồi dưỡng theo đợt, chu kỳ tại cơ sở bồi dưỡng giáo viên. Hình thức này thường được tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo…
- Bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến: Là hình thức bồi dưỡng đang trở nên phổ biến rộng rãi vì sự tiện ích và tính linh hoạt cao. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng từ xa với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị, phương tiện hiện đại như mạng internet, truyền thanh, truyền hình xuất hiện ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng đáp ứng mong đợi
của tất cả đối tượng tham gia bồi dưỡng. Vì thế, giáo viên cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn tham gia khóa, chương trình bồi dưỡng phù hợp khả năng cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển NLCM cho bản thân.
- Bồi dưỡng theo hình thức kèm cặp, giúp đỡ, trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp: Đây là hình thức bồi dưỡng bằng cách phân công giáo viên giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới, giáo viên yếu kém về NLCM.
- Giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp. Đây cũng là xu hướng học tập, bồi dưỡng suốt đời đem lại hiệu quả cao và cần được phổ biến rộng rãi trong các nhà trường.
Ngoài các hình thức nêu trên, việc bồi dưỡng cho giáo viên cần được thực hiện thông qua hình thức tham quan, thực tế tại các cơ sở giáo dục có thành tích nôi bật về một số mặt hoạt động phù hợp với nội dung bồi dưỡng.
Việc xem xét lựa chọn, vận dụng kết hợp các hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên phụ thuộc vào sự lựa chọn của CBQL Nhà trường. Muốn phát huy tối ưu kết quả công tác bồi dưỡng NLCM cho giáo viên, người quản lý cần chủ động, khai thác, lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Nhà trường.
1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm
Nội dung quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh của Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm được thể hiện qua bốn khía cạnh sau đây:
1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho Giáo viên Tiếng Anh
Xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh là quá trình xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng, nguồn lực bồi dưỡng… để nâng cao NLCM cho giáo viên Tiếng Anh. Công tác xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo
viênTiếng Anh phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục của nước CHDCND Lào và nhu cầu nâng cao NLCM cho giáo viên Tiếng Anh của các trường cao đẳng sư phạm.
Công tác xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh được triển khai đồng bộ theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo: Từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đến từng trường, từng tổ chuyên môn và giáo viên; phải có đầu tư tương xứng để thực hiện hiệu quả kế hoạch đã xây dựng. Trong đó việc giao quyền tự chủ cho các trường cao đẳng sư phạm lựa chọn mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh thuộc đơn vị trường phải được coi trọng.
Để việc xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng đạt hiệu quả, cùng với việc sát nhu cầu thực tế thì Hiệu trưởng cần triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
- Kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GVTA phải bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hóa – Thể thao Lào, đặc biệt theo quy định chuẩn GVTA, đồng thời dựa vào các nội dung cụ thể của hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh.
- Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng NLCM của đội ngũ GVTA dựa trên các yêu cầu cụ thể về NLCM của giáo viên Tiếng Anh.
- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của nhà trường, tổ chuyên môn và mỗi giáo viên.
- Xác định được mục tiêu bồi dưỡng NLCM cho GVTA dựa trên khung năng lực ( Các yêu cầu cụ thể về NLCM) của giáo viên Tiếng Anh.
- Xác định được nội dung, tài liệu bồi dưỡng NLCM cho GVTA.
- Dự kiến phương án chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng.
- Lập phương án huy động tài chính tổ chức bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
- Lựa chọn CBQL và giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn làm báo cáo viên.
- Lựa chọn thời gian, thời lượng bồi dưỡng phù hợp.
- Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức thực hiện
- Tổng hợp ý kiến đề xuất, ban hành dự thảo kế hoạch để CBQL nhà trường và giáo viên Tiếng Anh được tham gia ý kiến trước khi ban hành chính thức.
- Ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng (nếu thấy cần thiết).
1.4.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh
Tổ chức là quá trình Hiệu trưởng phân công và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đề ra. Chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức, đặc biệt, chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của nhà trường, cơ quan đơn vị, thậm chí là cả hệ thống nếu việc phân công, sắp xếp nguồn lực đảm bảo tính khoa học và hợp lí, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.
Để thực hiện hiệu quả việc bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu cụ thể về vai trò, nhiệm vụ, vị trí công tác của CBQL, tổ chuyên môn và giáo viên. Tổ chuyên môn, cá nhân giáo viên Tiếng Anh phải hiểu rõ công việc mình làm, trong phạm vi, điều kiện nhất định theo chức năng, nhiệm vụ, nhằm đạt mục tiêu cụ thể. Giữa các cá nhân và các tổ chức có liên quan đến quá trình bồi dưỡng phải có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ với nhau.
Việc tổ chức bộ máy và tổ chức triển khai bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu nâng cao NLCM cho giáo viên Tiếng Anh. Bởi thế, Hiệu trưởng cần lưu ý thực hiện 5 bước sau:
- Lập danh sách các công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh theo kế hoạch đã xác định.
- Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể để tổ chuyên môn, giáo viên Tiếng Anh, các bộ phận liên quan đến quá trình bồi dưỡng trong thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả; Xác định rõ cơ chế phối hợp cho các đơn vị thực hiện. Trong đó, xác định rõ tổ Chuyên môn có nhiệm vụ quản lý trực tiếp đối với hoạt động bồi dưỡng dưới sự chỉ đạo chung của BGH nhà trường ( đề xuất nhu cầu bồi dưỡng, cử giáo viên tham gia bồi dưỡng, giám sát quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên…); Các bộ phân liên quan: Phòng Đào tạo, phòng Kế hoạch – Tài chính của nhà trường… thực hiện các công việc cụ thể có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Sử dụng hợp lý các phương pháp quản lý trong quá trình triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên Tiếng Anh phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách dễ dàng.
- Kịp thời đôn đốc, động viên, tạo động lực bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, đồng thời tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu theo đúng tiến độ đã định.
Để thực hiện được chức năng tổ chức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh, hiệu trưởng cần xây dựng một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý trong nhà trường về bồi dưỡng NLCM cho giáo viên. Đó là sự phân quyền, trách nhiệm cho các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn; quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; sự