Tổng Quan Nghiên Cứu Vấn Đề Năng Lực Ngôn Ngữ Và Năng Lực Giao Tiếp

Mô hình năng lực ASK – Thái độ, Kĩ năng and Kiến thức

S Kĩ năng

Trí tuệ

Xã hội

Giao tiếp

Thể chất

….


Thái độ

Ham hiểu biết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

A K

Kiến thức

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 4

Cơ sở lập luận

Khát vọng thành công

Sẵn sàng tiếp thu cái mới

Kiên cường

Tự kiểm soát


Hình 1.1. Mô hình năng lực ASK [79]

Số liệu

Khái niệm

Ý tưởng

Mô hình tảng băng trôi trong quản trị nhân sự cho thấy năng lực và tiềm lực của một người. Cụ thể:

• Kỹ năng: Những điều, cách thức giúp một người có thể làm tốt việc gì

• Kiến thức: Những gì người đó hiểu biết

• Thái độ: Bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, cách xác định giá trị và giá trị ưu tiên, thể hiện thái độ và động cơ

Kỹ năng

Kiến thức

Thái độ

Giá trị

Định vị bản thân

Đặc tính

• Giá trị: Hình ảnh của người đó trong tập thể; nó thể hiện điều quan trọng phản ánh giá trị của họ


Động lực

Hình 1.2. Mô hình năng lực tảng băng trôi [143]

• Định vị bản thân: Thể hiện qua khả năng lãnh đạo, quản lý; Khả năng thích nghi và sự tự tin

Đặc tính: Thể hiện qua sở thích, năng khiếu, sự điều tiết hợp lý, tiềm năng, sự hiểu biết sâu rộng, linh hoạt, sáng tạo, ngay thẳng, bộc trực, thông minh, sự trung thành và khả năng chịu áp lực công việc

• Động lực: Suy nghĩ trong vô thức khiến có những hành động hướng đến thành công.

Các ưu tiên của EU nhằm nâng cao chất lượng giáo viên và việc đào tạo giáo viên, như được xác định trong các kết luận của Hội đồng Giáo dục vào tháng 11 năm 2007, 2008 và 2009, nhắc lại sự cần thiết phải nâng cao năng lực giáo viên, cũng như để thúc đẩy các giá trị và thái độ nghề nghiệp, đề cập đến những yêu cầu nghề giáo viên như sau:

Kiến thức chuyên ngành của môn học

Kỹ năng sư phạm, bao gồm:

• Dạy các lớp học hỗn hợp; • Sử dụng ICT; • Dạy học năng lực qua môn học; • Tạo ra trường học hấp dẫn an toàn; • Văn hóa/ Thái độ đối với việc thực hành suy tưởng, nghiên cứu, sáng tạo, hợp tác, tự học. [102]

Các kết luận được củng cố bằng các mô hình học tập suốt đời đã được nêu ra trong chương trình nghị sự Lisbon, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực ngang (như kỹ thuật số, học để tìm hiểu, các năng lực công dân) trong tám năng lực chủ chốt cần thiết trong một thế giới luôn thay đổi - đặc biệt, năng lực tổng hợp của việc học để tìm hiểu (điều chỉnh để thay đổi, quản lý và lựa chọn từ các nguồn thông tin khổng lồ). [102]

Theo các tác giả Koster và Dengerink, năng lực giáo viên là “sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị và đặc điểm cá nhân, giúp cho giáo viên có thể thể hiện một cách chuyên nghiệp và phù hợp trong một tình huống và triển khai chúng một cách chặt chẽ.” [117]

Trong cuốn kỷ yếu “Teaching Competency Standards in Southeast Asia: Eleven Country Audit”, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục, khoa học và văn hóa trong khu vực đã chia sẻ, trao đổi và bàn luận về các tiêu chuẩn năng lực giảng dạy ở các quốc gia Đông Nam Á. Sau khi nghiên cứu, thảo luận các tiêu chuẩn năng lực giảng dạy nói riêng ở từng nước trong khu vực, Hội nghị đã đưa ra các năng lực giảng dạy chung bao

gồm: nhân cách, kiến thức nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp, các tiêu chuẩn đạo đức trong nghề và các kĩ năng nghề nghiệp. [156]

Bản báo cáo “A Teacher Education Model for the 21st Century” của Viện Giáo dục Quốc gia Singapore đã khẳng định rõ tầm quan trọng của giáo dục trong việc đảm bảo sự sống còn và phát triển của quốc gia trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa. Trong đó giáo viên ở thế kỷ 21 cũng càng cần lòng yêu nghề, những giá trị đúng đắn, kỹ năng và kiến thức để nuôi dưỡng, phát triển cả về mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, xã hội và thẩm mỹ cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên ở thế kỷ 21 đòi hỏi phải có năng lực toàn diện hơn để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn của người học và có thể trang bị tốt cho họ những kỹ năng và kiến thức cần thiết nhằm đạt được thành công trong cuộc sống và trở thành công dân có ích cho xã hội. [126]

Vai trò của giáo viên và nhà trường đang thay đổi, và những kỳ vọng về họ cũng vậy: giáo viên được yêu cầu dạy trong những lớp học đa văn hóa, phải giúp các học viên có những nhu cầu đặc biệt hòa nhập, sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả trong giảng dạy, tham gia vào quy trình đánh giá và giải trình, và khuyến khích phụ huynh hợp tác với nhà trường [132]. Hơn nữa, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về giảng dạy diễn ra gần đây đã lưu ý rằng giáo viên cần giúp học sinh không chỉ có “những kỹ năng dễ dạy nhất và dễ kiểm tra nhất”, mà quan trọng hơn cả là cách suy nghĩ (sự sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kĩ năng đưa ra quyết định làm và học tập); cách thức làm việc (giao tiếp và hợp tác); các công cụ để làm việc (bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông); và các kỹ năng về công dân, về cuộc sống, sự nghiệp và trách nhiệm của cá nhân và xã hội để đạt thành công trong nền dân chủ hiện đại. [133]

Tài liệu “Competency Framework for Teachers” do Sở giáo dục và đào tạo Tây Úc đã đưa ra khung năng lực cho giáo viên và định hướng giáo viên trong chuyên môn và nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng những thay đổi về yêu cầu học tập, tăng chất lượng đầu ra của học sinh. [94]

Năng lực liên văn hóa cần thiết ở giáo viên giảng dạy ngoại ngữ đã được đề cập và mô tả trong dự án “Intercultural competences for Foreign Language Teachers”, đó là:

Các năng lực chung:

1. Tính mở: quan tâm và hiểu biết về các nền văn hóa khác

2. Kiến thức: hiểu biết về văn hóa, giao tiếp liên văn hóa và có thể truyền đạt cho học sinh

3. Tính linh hoạt: chấp nhận một số hành vi thích hợp trong một số tình huống và hướng dẫn học sinh làm

Các năng lực định hướng nghề:

4. Nhận thức: có thể suy nghĩ và hành động qua những nhận thức khác nhau và áp dụng thuật ngữ nhận thức vào giảng dạy

5. Bối cảnh: có kiến thức đầy đủ về văn hóa đích để thêm bối cảnh vào các hoạt động học tập và có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh

6. Đối thoại: hiểu biết các nền tảng và vấn đề của giao tiếp liên văn hóa và có thể thực thi hiểu biết này trong giảng dạy. [115]

Giáo viên cần có năng lực học tập suốt đời để có thể liên tục nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa. Khái niệm này đề cập đến khả năng cá nhân tự phát triển liên tục, suốt cuộc đời. Theo khung tham chiếu của Châu Âu gồm có 8 loại năng lực chủ chốt: giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; giao tiếp bằng ngoại ngữ; năng lực toán và khoa học, công nghệ cơ bản; năng lực số hóa; học cách học; năng lực xã hội và công dân; ý thức sáng tạo và kinh doanh; ý thức văn hóa. Các năng lực trên làm nền tảng cho việc học tập suốt đời của một công dân toàn cầu được triển khai đồng bộ ở mọi cấp bậc học, mọi chuyên ngành. [97]

Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTG, phê duyệt Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu làm chuẩn đào tạo trình độ tiếng Anh kèm theo đó là “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020”. [57]

Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp năng lực vào phạm trù hoạt động khi giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.” [12]

Tác giả Nguyễn Đức Chính cho rằng năng lực là tổ hợp các hoạt động nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng khác nhau trong nhà trường, xã hội, kinh nghiệm bản thân, sách báo, đồng nghiệp để giải quyết vấn đề hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh xã hội luôn phát triển. [25]

Theo cách hiểu của tác giả Đặng Thành Hưng “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [43]

Khi nghiên cứu về năng lực của người thầy giáo, tác giả Phạm Minh Hạc [34] cho rằng sự thành công trong việc dạy học và giáo dục học sinh đòi hỏi người thầy giáo phải có thế giới quan tiên tiến, phẩm chất đạo đức cao quý, trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cao, trình độ văn hoá chung và xu hướng sư phạm. Ngoài ra, còn cần một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của nhân cách về mặt trí tuệ, tình cảm và ý chí.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả Trần Trọng Hà: “Quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực” đã nghiên cứu nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực, chương trình giáo dục trung học phổ thông định hướng năng lực, phát triển chương trình và quản lí phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực. [33]

1.1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp

Các tác giả như Hymes and Savignon bắt đầu sử dụng thuật ngữ năng lực giao tiếp để miêu tả mức độ mà người học ngôn ngữ có thể tạo ra nghĩa và tương tác với người khác. [111] [141]

Hymes [112] đưa ra khái niệm năng lực giao tiếp là ‘‘Sự hiểu biết về tính thích hợp của phát ngôn trong một hoàn cảnh cụ thể với ý nghĩa văn hoá xã hội cụ thể và sự hiểu biết về ý nghĩa văn hoá xã hội của hoàn cảnh đó’’ và cho rằng có năng lực giao tiếp là có ba khả năng sau đây trong giao tiếp: (1)Khả năng chuyển tải thông điệp;(2) Khả năng hiểu thông điệp;(3) Khả năng “phản ứng” và “xử lí” thông điệp.

Theo Savignon, “Năng lực giao tiếp là khả năng chọn đúng ý nghĩa, khả năng kết hợp thành công kiến thức ngôn ngữ học và những quy tắc ngôn ngữ học xã hội trong tương tác giao tiếp. Năng lực giao tiếp đề cập đến năng lực ngữ pháp trên

cấp độ câu, thể hiện sự tương tác xã hội giữa một người nói và nhiều người nghe trong tình huống thực như việc giải thích, diễn đạt và chọn ý nghĩa theo nhiều cách khác nhau”.

Năng lực giao tiếp là một khái niệm ngôn ngữ đề cập đến khả năng của người học ngoại ngữ. Khả năng này không những liên quan đến việc nhận diện và sử dụng những quy luật ngữ pháp mà còn liên quan đến cách hình thành phát ngôn đúng, làm thế nào để sự dụng phát ngôn thích hợp, và vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp văn hóa xã hội. Thuật ngữ “năng lực giao tiếp” được xem là “linh hồn” của phương pháp dạy học giao tiếp trong việc dạy - học ngoại ngữ. [142]

Quan điểm của Canale và Swain, “năng lực giao tiếp” gồm 4 yếu tố:

Năng lực ngữ pháp (grammatical competence): là tri thức về hệ thống các quy tắc ngữ pháp, cú pháp, từ vựng và ngữ âm. Năng lực này giúp người học ngôn ngữ có thể nắm vững cấu trúc và khả năng diễn đạt tốt.

Năng lực ngôn ngữ xã hội (sociolinguistic competence): Năng lực ngôn ngữ xã hội là tri thức cần thiết giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn cảnh, chủ đề và mối quan hệ xã hội, là khả năng lựa chọn sử dụng từ tình thái phù hợp ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp.

Năng lực diễn ngôn (discourse competence): là khả năng liên kết các ý tưởng một cách logic, mạch lạc, thống nhất và cách dùng từ liên kết văn bản hợp lý.

Năng lực chiến lược (strategic competence): khả năng sử dụng các chiến lược giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhận diện và giải quyết các tình huống hiểu nhầm, phản ứng, bác bỏ, chất vấn. [86]

năng lực ngữ pháp (grammatical competence)

năng lực ngôn ngữ (sociolinguistic competence)

năng lực chiến lược (strategic competence)

năng lực diễn ngôn (discourse competence)

Hình 1.3. Quan niệm năng lực giao tiếp của Canale và Swain

Ngoài ra, khái niệm “năng lực giao tiếp” theo nghiên cứu của Batchman được chia thành hai yếu tố chính: “năng lực tổ chức” (organizational competence) gồm

năng lực ngữ pháp và năng lực diễn ngôn. Còn “năng lực ngữ dụng” (pragmatic competence) gồm ngôn ngữ học xã hội và năng lực ngôn trung. Năng lực giao tiếp là thước đo học lực của người học. Nhằm giúp người học có môi trường phát triển khả năng giao tiếp và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, giáo viên cần năng động trong việc áp dụng phương pháp giao tiếp để thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với trình độ học viên và từng lớp học. [74]

Theo Ellis, năng lực giao tiếp là “những kiến thức mà người sử dụng ngôn ngữ đã tiếp thu được giúp họ có thể hiểu và tạo ra các thông điệp bằng ngôn ngữ.” [96]

Theo Hamers, “Tất cả sự phát triển ngôn ngữ diễn ra trong những mối tương tác trong bối cảnh của môi trường xã hội.” [107]

Romaine định nghĩa năng lực giao tiếp là “kiến thức cơ bản của người nói về các quy tắc ngữ pháp (được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và ngữ nghĩa) và các quy tắc cho việc sử dụng chúng trong những hoàn cảnh xã hội thích hợp.” [140]

Giáo viên sử dụng ngôn ngữ vừa là phương tiện và đối tượng giảng dạy. Họ đòi hỏi kỹ năng ngôn ngữ phức tạp bao gồm tất cả các khía cạnh của ngôn ngữ cần thiết trong quá trình bình thường giao tiếp với những người khác, cũng như một loạt các kỹ năng chuyên môn.

Sử dụng ngôn ngữ, bao hàm cả việc học ngôn ngữ, bao gồm các hành động được thực hiện bởi những cá nhân và các tác nhân xã hội nhằm phát triển một loạt các năng lực, cả năng lực ngôn ngữ giao tiếp nói chung và riêng. [89]

Để xác định năng lực ngôn ngữ, hai trong các cách được sử dụng phổ biến là thang mô tả cấp độ thành thạo và các bài thi khảo sát năng lực được chuẩn hóa [144]. Thang mô tả các cấp độ thành thạo là thang cấp độ trong đó năng lực được mô tả theo từng thang bậc, từ trình độ zê-rô đến trình độ tương đương với người bản xứ; cái lợi của nó là cung cấp những chuẩn mực có thể sử dụng cho mục đích dạy học, đánh giá và tự đánh giá [144]. Qua nhiều thập kỉ nhiều thang mô tả cấp độ đã được hình thành và phát triển, tuy nhiên thang mô tả phổ biến hiện nay là “Khung tham chiếu chung về năng lực ngôn ngữ” được một tập thể các chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ ở châu Âu tiêu biểu là John Trim, Brian North, Daniel Coste, và

Joseph Sheils [101] phát triển từ đầu thập niên 1990 và được thẩm định thông qua Hội đồng Châu Âu.

Trong bài viết “Bàn thêm về cái đích của dạy - học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp - cá thể hóa”, tác giả Nguyễn Văn Tụ đã đề cập đến bản chất của năng lực giao tiếp và những cơ sở khoa học để chọn nó làm mục đích cơ bản, mục đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ hiện đại. [68]

Trong bài viết: “Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ” của tác giả Nguyễn Quang, các cách nhìn nhận khác nhau của các nhà nghiên cứu về “văn hóa” được đưa ra bàn luận, phân tích. Tác giả có đề cập vấn đề giao thoa văn hóa và xem xét các xung đột văn hóa. Tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị về “nội dung” và “cách thức” tiếp cận giao thoa văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm giúp người học thành công trong giao tiếp quốc tế. [53]

1.1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về tiếp cận phát triển, vấn đề bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực giao tiếp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà giáo, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những các tư tưởng tinh hoa của nhân loại, cùng với kinh nghiệm thực tiễn của mình trong suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dân chủ của nhân dân Việt Nam và cho sự tiến bộ của nhân loại đã khẳng định: “Học không bao giờ là cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ càng thấy phải học thêm”.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập ngày 6/5/1950, Hồ Chí Minh cho rằng nội dung công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, bao gồm các mặt không tách rời nhau: Huấn luyện nghề nghiệp (chuyên môn), huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý luận. Phương châm huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ có thể tóm lược như sau: “Thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”; “Huấn luyện từ dưới lên trên”; “Phải gắn lý luận với công tác thực tế”; “Huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu”; “Huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng”; “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”. [50]

Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các trường, khoa sư phạm với các trường phổ thông và mầm non trong công tác đào tạo, bồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023