Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Cho Giáo Viên Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm

hoặc không xảy ra mà phải biểu hiện ra trong thực tại, tức là hiện thực hóa khả năng, tiềm năng và phải cho thấy chứng cứ. Bất cứ năng lực nào cũng đều tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng cũng không phải cứ đơn giản có ba thành tố trên là thành năng lực (cho dù là “tổ hợp hữu cơ” hay “kết hợp nhuần nhuyễn”).

Trong đào tạo nghề, năng lực được xem như một tổ hợp thuộc tính tâm lý và trình độ chuyên môn đã được chứng thực/chứng tỏ là hoàn thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của nghề. Quá trình hình thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc thuộc nghề nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình huống trong phạm vi của nghề. Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để làm việc với đồng nghiệp, với người lãnh đạo, quản lý cũng như với khách hàng của mình.

Ngoài bộ ba then chốt: kiến thức - kỹ năng - thái độ, năng lực còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố chủ quan khác như thể chất - sinh lý và yếu tố khách quan như bối cảnh và điều kiện làm việc.

Dựa trên những quan niệm nêu trên có thể hiểu: Năng lực là tổ hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, giúp cho việc thực hiện hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

- Năng lực chuyên môn:

Dựa trên khái miệm năng lực đã nêu ở trên có thể hiểu: Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh việc hoạt động chuyên môn nhất định như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc… Năng lực chuyên môn bao gồm ba thành tố cơ bản: kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với từng vị trí công tác, giúp chủ thể thực hiện tốt công việc của mình.

1.2.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn

Dựa trên các khác miệm: Quản lý, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn đã trình bày ở trên, có thể hiểu: Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, giúp cho hoạt động này đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu về mục tiêu quản lý.

Chủ thể quản lý triển khai việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn thông qua các chức năng quản lý như: lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn; tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn; chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực chuyên môn; kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn.

1.3. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.1. Tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh nhằm cung cấp, cập nhật kiến thức chuyên môn; bổ sung, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết cho giáo viên về kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học…; đồng thời khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, giúp giáo viên đáp ứng được yêu cầu dạy học, phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lực tự đánh giá hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn.

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường. Thông qua hoạt động bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên kịp thời cập nhật được các quan điểm đổi mới giáo dục phố thông, chính sách và các quy định về phát triển giáo dục ở trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh hiện nay. Về phương diện quản lý, cùng với việc xác định, cập

nhật các kiến thức cơ bản, cần thiết để phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhà quản lý còn xác định được các nguyên tắc cần thiết định hướng cho việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng vừa duy trì được những gì đã tạo ra ở trường sư phạm, vừa bổ sung những khiếm khuyết để lại từ đào tạo ban đầu, vừa cập nhật cái mới. Nhờ đó mà năng lực chuyên môn của giáo viên được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và cao đẳng, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường phải có kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường cao đẳng sư phạm, vì đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt, trong đó việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đóng vai trò quyết định. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.2.1.Yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm

Dựa vào cấu trúc của năng lực cá nhân - ba thành phần cơ bản của năng lực: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ, dựa vào các biểu hiện về năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh, có thể hình dung yêu cầu cơ bản đối với năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm như sau:

Về kiến thức:

- Năng lực Tiếng Anh: Để giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm giáo viên Tiếng Anh phải có trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ về chuyên môn Tiếng Anh.

- Kiến thức về hệ thống ngôn ngữ Tiếng Anh: Giáo viên phải nắm vững hệ thống ngữ âm, từ vựng , ngữ pháp để vận dụng vào việc giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm.

- Hiểu biết về việc học Tiếng Anh: Giáo viên hiểu và có khả năng áp dụng kiến thức về việc học Tiếng Anh trong giảng dạy và tự học, tự bồi dưỡng.

- Hiểu biết về văn hóa các nước nói Tiếng Anh: Giáo viên hiểu biết những nét cơ bản về văn hóa của các nước nói Tiếng Anh; có khả năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Lào và đưa các kiến thức văn hóa vào giảng dạy một cách phù hợp.

- Hiểu biết về chương trình Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm:

Giáo viên nắn được chương trình môn Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm; có khả năng sử dụng tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu chương trình khi thiết kế bài giảng.

- Hiểu biết về đặc điểm tâm lý- nhận thức của sinh viên: Giáo viên nắm được đặc điểm về sự phát triển nhận thức, tình cảm, thái độ học tập của sinh viên để điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp, phát huy tính độc lập, sáng tạo và khơi dậy hứng thú học tập môn Tiếng Anh ở sinh viên.

Về kỹ năng:

- Kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh: Giáo viên có khả năng tổ chức quá trình dạy học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để dạy bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho sinh viên phù hợp với yêu cầu của môn học.

- Kỹ năng thiết kế bài giảng: Giáo viên có khả năng thiết kế bài giảng cho từng bài học, từng phần trong nội dung chương trình dạy học môn học, qua đó phát triển bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho sinh viên, giúp sinh viên nắm vững các dạng thức và các chức năng ngôn ngữ.

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học: Giáo viên có khả năng xây dựng môi trường học tập tiếng Anh, tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức

khác nhau để tăng cường giao tiếp bằng tiếng Anh phù hợp với đặc điểm nhận thức của sinh viên và điều kiện dạy học cụ thể.

- Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Anh:

Giáo viên biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh.

- Kỹ năng đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh: Giáo viên hiểu và có khả năng lựa chọn các hình thức đánh giá, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra và thi, tổ chức thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kỳ; biết sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học.

Về giá trị và thái độ nghề nghiệp:

- Thể hiện tính chuyên nghiệp trong dạy học môn Tiếng Anh: Giáo viên hiểu và truyền đạt được các giá trị của việc học tiếng Anh cho sinh viên; thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong giảng dạy.

- Tôn trọng người học, thể hiện sự hợp tác trong giảng dạy môn Tiếng Anh: Giáo viên luôn thiện chí trong ứng xử với sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, óc phê phán…; thể hiện được khả năng làm việc hợp tác, làm việc theo nhóm để thực hiện tốt hơn công việc của mình và nâng cao hiệu quả giảng dạy; hướng dẫn sinh viên thực hành các kỹ năng này trong các giờ học tiếng Anh.

- Tích cực học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn: Giáo viên có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng; biết khai thác các nguồn thông tin, tài liệu, học liệu để nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng chuyên môn

Có thể hình dung các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh qua bảng sau:

Bảng 1.1. Các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn của GV Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm


Kiến thức

1

Năng lực Tiếng Anh (Trình độ đạt được)

2

Kiến thức về hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh

3

Hiểu biết về việc học tiếng Anh

4

Hiểu biết về văn hóa các nước nói tiếng Anh

5

Hiểu biết về chương trình Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm

6

Hiểu biết về đặc điểm tâm lý- nhận thức của sinh viên


Kỹ năng

1

Kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

2

Kỹ năng thiết kế bài giảng môn Tiếng Anh

3

Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

4

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn

Tiếng Anh

5

Kỹ năng đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh

Giá trị và thái độ nghề nghiệp

1

Thể hiện tính chuyên nghiệp trong dạy học môn Tiếng Anh

2

Tôn trọng người học, thể hiện sự hợp tác trong giảng dạy

môn Tiếng Anh

3

Tích cực học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển

chuyên môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 4

1.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh

Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh, có thể thấy, nội dung Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh bao gồm: Bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp. Cụ thể:

- Bồi dưỡng các kiến thức cơ bản như:

Kiến thức về hệ thống ngôn ngữ Tiếng Anh; Hiểu biết về việc học Tiếng Anh;

Hiểu biết về văn hóa các nước nói Tiếng Anh;

Hiểu biết về chương trình Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm; Hiểu biết về đặc điểm tâm lý - nhận thức của sinh viên.

- Bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn như:

Kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh; Kỹ năng thiết kế bài giảng môn Tiếng Anh;

Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học môn Tiếng Anh;

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Anh; Kỹ năng đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên.

- Bồi dưỡng về thái độ đối với nghề nghiệp như:

Thể hiện tính chuyên nghiệp trong dạy học môn Tiếng Anh;

Tôn trọng người học, thể hiện sự hợp tác trong giảng dạy môn Tiếng Anh; Tích cực học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn.

Các nội dung bồi dưỡng nêu trên có thể được triển khai theo các hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; bồi dưỡng theo chuyên đề; bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng theo nhu cầu, theo đề xuất của các nhà trường và đội ngũ giáo viên… Trong đó, nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu của giáo viên rất cần được quan tâm. Theo đó, các nội dung bồi dưỡng cụ thể sẽ được lựa chọn dựa trên nhu cầu thực tiễn của các nhà trường.

1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm

Phương pháp bồi dưỡng là cách thức thực hiện hoạt động dạy học trong quá trình bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng dành cho học viên là giáo viên ở các cơ sở giáo dục có những đặc điểm khác biệt so với bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông. Các năng lực được hình thành thông qua bồi dưỡng không phải là cái mới mẻ ban đầu mà là sự hình thành và phát triển dựa trên các năng lực đã có. Chình vì vậy, trong bôi dưỡng cần sử dụng các phương pháp mang tính gợi mở, định hướng để giúp đối tượng tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra cũng cần kết

hợp với các phương pháp thực hành các tình huống giả định gắn với thực tiễn quản lí nhà trường để trang bị cho giáo viên khả năng áp dụng linh hoạt trong thực tiễn làm việc.

Một số phương pháp có thể được vận dụng trong quá trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh như sau:

- Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình là phương pháp trong đó giảng viên (người dạy) trình bày một vấn đề trước người học (học viên), người dạy sử dụng lời nói và hành động để trình bày những tri thức của bài giảng tới người học nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học.

Vận dụng phương pháp thuyết trình trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh: Giảng viên trình bày nội dung cần truyền đạt cho học viên bằng cách nêu vấn đề theo nội dung yêu cầu, sau đó phân tích, giải thích, lấy ví dụ chứng minh những nội dung cần truyền đạt giúp học viên lĩnh hội tri thức. Quá trình này diễn ra chủ yếu theo một chiều, giảng viên giảng dạy, học viên lắng nghe và ghi chép, sau đó về học và nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thuyết trình trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh có nhiều ưu điểm: Trong một thời gian ngắn giảng viên có thể chuyển tải được khối lượng thông tin nhiều đến học viên. Nhưng nếu chỉ sử dụng một phương pháp này trong giảng bài sẽ làm cho học viên trở nên thụ động, vì vậy, trong quá trình giảng bài, giảng viên có thể kết hợp với nêu vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học viên.

- Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm

Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm là phương pháp trong đó giảng viên đặt câu hỏi và học viên trả lời câu hỏi, từ đó giảng viên rút ra những kết luận, chỉ ra những tri thức mà người học cần nắm, hoặc tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào tạo sâu những tri thức mà học viên đã học.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí