Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực trạng bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, chúng tôi đề xuất các giải pháp đồng bộ bao gồm: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; Quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh; Quản lý sắp xếp, đánh giá và sử dụng giáo viên tiếng Anh.
Hệ thống các giải pháp này được xây dựng dựa trên 6 nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính pháp lý
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính hệ thống Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính thích ứng, linh hoạt
Kết quả nghiên cứu thực tế về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu, làm rõ và chứng minh tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.
Tuy nhiên, để các giải pháp đó thực sự là những cách làm hiệu quả, phù hợp thì cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa sự quản lý của các cấp các ngành và giáo viên tiếng Anh, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình triển khai và thực hiện các giải pháp. Mặt khác, các cơ sở giáo dục và chủ thể có liên quan và chịu trách nhiệm phải biết phối hợp vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo, điều chỉnh cho thích hợp với đối tượng, điều kiện, tình huống cụ thể nhằm phát huy được tiềm năng, hiệu quả và thế mạnh của cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh trong bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng theo tiếp cận phát triển năng lực.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Việc Sắp Xếp, Đánh Giá Và Sử Dụng Giáo Viên Tiếng Anh
- Sử Dụng Theo Yêu Cầu Của Nhà Trường Mục Đích, Ý Nghĩa:
- Thực Nghiệm Giải Pháp: Xác Định Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh
- Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp Cận Hiện Đại Hoạt Động Dạy Học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
- Jerry Gilley, Steven Eggland And Ann Maycunich Gilley (2010), Principles Of Human Resource Development, New York.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 27
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
1. Kết luận
Trong xu thế toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triển, tiếng Anh vẫn luôn được xem là ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện để giao tiếp quốc tế, là chìa khóa giúp người sử dụng lĩnh hội, nghiên cứu, áp dụng những tri thức mới, tiếp cận với những nền văn hóa khác nhau, tận dụng nhiều cơ hội để phát triển. Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, vì vậy tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta hội nhập, hợp tác để phát triển, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập các tổ chức Quốc tế thì vai trò của tiếng Anh tại Việt Nam càng trở nên cần thiết hơn.
Hơn nữa, để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đất nước tiến bước vững chắc vào thế kỷ công nghệ, cần phải có con người vừa có khả năng nắm vững công nghệ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, vừa có khả năng sáng tạo để đưa đất nước đi lên, hội nhập với sự phát triển của thế giới.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, vấn đề cần được quan tâm là bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực như thế nào để đạt hiệu quả và đón đầu những biến động, thay đổi trong nước cũng như quốc tế.
Trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tổ chức khảo sát, quan sát thực tế, phân tích và rút ra những tồn tại chủ yếu của bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, một số giáo viên tiếng Anh chưa có ý thức trong việc bồi dưỡng, học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên đôi khi công tác này chưa thật sự đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh còn hình thức, ít ỏi, do đó cũng hạn chế về việc giáo viên tích cực và chủ động tham gia các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu. Ngoài ra, thời gian dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không nhiều và không liên tục do đó hiệu quả cũng không được như mong muốn.Việc triển khai các biện pháp theo dõi quản lý tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho các giáo viên tiếng
Anh chưa được cán bộ quản lý quan tâm nhiều. Hoạt động bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh như mời chuyên gia, giáo viên cốt cán báo cáo chuyên đề tại cụm trường, cử giáo viên tiếng Anh dự các lớp bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm, áp dụng triển khai nội dung được bồi dưỡng...tuy đã được tổ chức, phát động nhưng các biện pháp tiến hành, theo dõi, kiểm tra, đánh giá không kịp thời, đôi khi không chính xác nên chưa khuyến khích được giáo viên tiếng Anh tích cực tham gia, cũng như chưa chấn chỉnh được những giáo viên ý thức chưa cao chủ động bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, một số trường chưa chú ý trong việc tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên tiếng Anh hoặc khuyến khích họ phát huy hết khả năng, năng lực và sở trường của mình. Chính sách, chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ quản lý, giáo viên còn thấp so với các ngành khác. Lương và phụ cấp tiền lương của cán bộ quản lý, giáo viên chưa đảm bảo mức sống tối thiểu và chưa thực sự làm họ yên tâm với công việc, với ngành dẫn đến phải làm thêm, dạy thêm để tăng thu nhập, ít dành thời gian tự học, tự bồi dưỡng, và chưa quan tâm đúng mức tới việc cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo có hệ thống về khoa học quản lý, làm việc chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm cá nhân, do đó tính chuyên nghiệp chưa cao; năng lực quản lý, điều hành còn nhiều bất cập, hạn chế trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ. Kiến thức về quản lý nhân sự, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chưa định hướng mục tiêu, giải pháp lâu dài có tính chiến lược về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Công tác lập kế hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mực, đúng tầm. Một số hiệu trưởng chỉ quan tâm đến hiện tại mà chưa chú trọng việc dự báo nhu cầu quy hoạch, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh theo lộ trình và trong tương lai.
Để khắc phục những tồn tại trên, luận án đã đề xuất các biện pháp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; Quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh; Quản lý sắp xếp, đánh giá và sử dụng giáo viên
tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu thực tế về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu, làm rõ và chứng minh tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.
Tuy nhiên, để các giải pháp đó thực sự là những cách làm hiệu quả, phù hợp các cơ sở giáo dục và chủ thể có liên quan và chịu trách nhiệm phải phối hợp, vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện, môi trường giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố
Chỉ đạo và thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ khuyến khích công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Ban hành các quy định về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông đảm bảo tính thống nhất, liên thông, liên kết và phối hợp giữa các cấp các ngành và các cơ sở giáo dục.
Tạo điều kiện, cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên giáo viên tiếng Anh tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Xây dựng các văn bản về việc khuyến khích và thu hút nhân tài; có chế độ, chính sách cho giáo viên tham gia công tác ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
2.2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quan tâm và chỉ đạo hiệu quả việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Tạo điều kiện, cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên giáo viên tiếng Anh tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo tiếp cận phát triển năng lực.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.
Cần đổi mới nội dung, chương trình phổ thông, cách kiểm tra đánh giá để phù hợp với mục tiêu dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.
Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, tài liệu tham
khảo, bổ trợ để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các địa phương, cơ sở giáo dục.
Xây dựng các văn bản về việc khuyến khích và thu hút nhân tài; có chế độ, chính sách cho giáo viên tiếng Anh tham gia công tác ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và các địa phương gặp khó khăn.
2.3. Với các Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để hoàn thiện và xây dựng các văn bản về chế độ lao động, hợp đồng lao động trong các cơ sở trong và ngoài công lập; có chính sách đồng bộ giữa việc tăng lương với việc tinh giản biên chế và giải quyết lao động dôi dư trong lĩnh vực giáo dục.
Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, phòng chức năng, các thiết bị dạy học để giáo viên có đủ điều kiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh. Khuyến khích giáo viên tiếng Anh tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trong cụm trường.
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, thường xuyên tổng kết phong trào thi đua, động viên khen thưởng giáo viên tiếng Anh có nhiều cống hiến và thành tích xuất sắc kịp thời. Có chế độ, chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh tích cực bồi dưỡng và đạt kết quả xuất sắc.
Tăng cường tham mưu và đề xuất với Ủy ban Nhân dân các biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cũng như tháo gỡ kịp thời các vướng mắc khi thực hiện các chủ trương, giải pháp thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng.
2.4. Với các trường trung học phổ thông
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh.
Tăng cường tuyên truyền để tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của giáo viên trong trường, của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách và áp dụng các biện pháp quản
lý hiệu quả khi đã được thông qua một cách chủ động, linh hoạt, xuất phát từ điều kiện và nhu cầu của nhà trường. Chủ động đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm điều kiện và đặc thù của từng đơn vị. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch và có chế độ chính sách khuyến khích cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên hàng năm.
Kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên theo từng tháng, học kỳ và cả năm. Khi thực hiện công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, động viên phong trào thi đua của cả đơn vị.
Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, tài liệu và giáo trình cập nhật giúp giáo viên tiếng Anh nâng cao hiệu quả giảng dạy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
2.5. Với giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng, phát triển năng lực, chuyên môn nghiệp vụ; linh hoạt triển khai, áp dụng hiệu quả tại đơn vị công tác. Tích cực tham gia thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ trong công việc và hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Lập kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng, xác định rõ mục tiêu, lộ trình phát triển năng lực và nghề nghiệp.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Phương (2014), “Nội dung, hoạt động tổ chức đánh giá và khuyến khích giáo viên tiếng Anh đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 331, kỳ 1 tháng 2 – 2014.
2. Nguyễn Thị Thu Phương (2018), “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 1, tháng 1 – 2018.
3. Nguyễn Thị Thu Phương (2018), “Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, Vol. 10, No. 4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá
VIII) phương hướng phát triển GD & ĐT đến năm 2020.
2. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Đặng Quốc Bảo (2000), Quản lý giáo dục – quản lý nhà trường: Một số hướng tiếp cận, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình BDTX chu kỳ II, III. Hà Nội 27/11.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 05/2012/TT-BGDDT.
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các trường, khoa sư phạm với các trường phổ thông và mầm non trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục sau 2015”.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD
10. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01năm 2014 ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, tháng 3-2015.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo tổng kết đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, Hà Nội.