b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc Công ty: Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất, điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của Công ty, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của từng bộ phận. Giám đốc có trách nhiệm vạch ra các mục tiêu kinh doanh, tổ chức hoạt động quản lý Công ty, giám đốc có quyền phê duyệt các kế hoạch bồi dưỡng, quản lý, tuyển dụng, đề bạt cán bộ và kỹ thuật đối với cán bộ công nhân viên như việc quản lý tài sản, chất lượng phục vụ.
Phó giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý và vạch ra phương hướng kinh doanh các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của các bộ phận, đề ra các quy chế điều lệ, quy trình và tiêu chuẩn thao tác các dịch vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cung cấp dịch vụ khác.
Phó giám đốc hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý tình hình nhân sự trong Công ty, quản lý và chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng nhân sự, tổng số ngày công để báo lên cấp trên.
Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán theo những quy định do Bộ Tài Chính ban hành, cập nhật các chứng từ phát sinh để kiểm tra, đối chiếu, ghi chép và hạch toán, thực hiện các báo cáo tài chính, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong tháng, quý, năm tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, theo dõi công nợ, quản lý vốn và tiền mặt, liên tục cung cấp số liệu cho giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc các công việc như công tác tổ chức lao động, tiền lương, tuyển dụng nhân viên, thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động, thực hiện công tác khen thưởng và xử lý văn thư.
Bộ phận lễ tân, lữ hành: Thực hiện nhiệm vụ đón tiếp khách, nhận đăng ký giữ chỗ cho khách lưu trú, kết hợp thường xuyên với bộ phận lưu trú nhằm đảm bảo đón tiếp khách kịp thời chịu trách nhiệm giải quyết các phàn nàn, nhận và chuyển các cuộc điện thoại, lập hóa đơn thanh toán, quản lý hồ sơ, chịu trách
nhiệm theo dõi tình hình thị trường, nhận thông tin đặt phòng và giữ phòng cho khách.
Bộ phận nhà hàng:
+ Tổ bàn: Thực hiện việc bố trí chỗ ăn uống cho khách, hướng dẫn khách ăn uống đúng nơi quy định.
+ Tổ bếp: Cung cấp kịp thời các loại thực phẩm tươi sống hàng ngày đảm bảo đúng tiêu chuẩn, khẩu vị đối với từng khách hàng. Thực hiện đầy đủ về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực đơn đa dạng, phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Bộ phận lưu trú: Có trách nhiệm vệ sinh phòng hàng ngày, quản lý trang thiết bị trong phòng, lập hóa đơn thanh toán các dịch vụ mà khách đã sử dụng trong thời gian lưu trú. Nhận giặt ủi, sấy khô quần áo cho khách, chịu trách nhiệm đăng ký nhập xuất các vật liệu, đồ vải trong phòng.
Bộ phận bảo vệ, bảo trì:
+ Bảo vệ: có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự và an toàn tài sản trong toàn phạm vi Công ty cũng như an toàn tính mạng và tài sản riêng của khách lưu trú, giám sát kiểm tra toàn bộ nhân viên khi ra vào Công ty, tiếp nhận và đưa hành lý của khách hàng đúng nơi quy định an toàn khi khách đến và khi khách rời khỏi Công ty.
+ Bảo trì: Phụ trách việc bảo trì định kỳ hệ thống điện nước của Công ty.
2.1.4. Các nguồn lực hoạt động của Công ty
2.1.4.1. Tình hình lao động
Bảng 2.2 - Phân tích tình hình lao động của Công ty qua ba năm 2012-2014
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | So sánh 2013/2012 | So sánh 2014/2013 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
1. Tổng số lao động | 82 | 79 | 75 | -3 | -3.66 | -4 | -5.06 |
2. Phân theo giới tính | |||||||
- Nam | 42 | 40 | 39 | -2 | -4.76 | -1 | -2.50 |
- Nữ | 40 | 39 | 36 | -1 | -2.50 | -3 | -7.69 |
3. Theo tính chất công việc | |||||||
- Lao động gián tiếp | 12 | 11 | 10 | -1 | -8.33 | -1 | -9.09 |
- Lao động trực tiếp | 70 | 68 | 65 | -2 | -2.86 | -3 | -4.41 |
4. Phân theo chuyên môn | |||||||
- Đại học | 36 | 35 | 35 | -1 | -2.78 | 0 | 0 |
- Cao đẳng và trung cấp | 41 | 41 | 37 | 0 | 0 | -4 | -9.76 |
- Lao động phổ thông | 5 | 3 | 3 | -2 | -40 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Bán Hàng Và Ccdv Theo Phương Thức Trả Chậm (Trả Góp)
- A - Sơ Đồ Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán Theo Phương Pháp Kktx
- Thực Trạng Công Tác Kế Toán Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Đống Đa
- Danh Mục Chứng Từ Kế Toán Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ
- Lý Thường Kiệt, Thành Phố Huế Mã Số Thuế: 3300364395
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Du lịch Đống Đa - 9
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tình hình lao động – Phòng hành chính)
Nhận xét:
Lao động là một nguồn lực không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục và hiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng tốt nguồn lao động. Qua bảng số liệu trong ba năm (2012 – 2014), ta thấy tổng số lao động của Công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2013 giảm 3 lao động so với năm 2012, tương ứng giảm 3.66%, năm 2014 giảm 4 lao động so với năm 2013, tương ứng giảm 5.06%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do Công ty cắt giảm lao động, chỉ giữ lại những người có kinh nghiệm và năng lực.
Về giới tính, trong 3 năm số lao động nam đều chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với lao động nữ nhưng không đáng kể. Về tính chất công việc, lao động gián tiếp ít biến động, lao động trực tiếp giảm dần. Cụ thể, năm 2013 so với năm 2012, lao động trực tiếp giảm 2 người, tương ứng giảm 2.86%, năm 2014 so với năm 2013 giảm 3 người, tương ứng giảm 4.41%. Về năng lực chuyên môn, cao đẳng và trung cấp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và đại học chiếm tỷ lệ sau đó. Năm 2014 Công ty cắt giảm lao động Cao đẳng và trung cấp 4 người, tương ứng 9.76%, trong khi đó lao động có trình độ Đại
học vẫn không thay đổi. Như vậy Công ty chú trọng đến công tác tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu phát triển chiến lược.
Nhìn chung, đội ngũ lao động của Công ty TNHH Du lịch Đống Đa là đội ngũ có trình độ văn hóa cao, lực lượng lao động dồi dào, nhiệt tình, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2013-2014
ĐVT : Triệu đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | So sánh 2013/2012 | So sánh 2014/2013 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Tổng tài sản | 15,554 | 15,021 | 14,237 | -533 | -3.43 | -784 | -5.22 |
- Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn | 2,161 | 2,276 | 2,040 | 115 | 5.32 | -236 | -10.37 |
- Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn | 13,393 | 12,745 | 12,197 | -648 | -4.84 | -548 | -4.30 |
Tổng nguồn vốn | 15,554 | 15,021 | 14,237 | -533 | -3.43 | -784 | -5.22 |
- Nợ phải trả | 2,557 | 2,289 | 2,137 | -268 | -10.48 | -152 | -6.64 |
- Vốn chủ sở hữu | 12,998 | 12,732 | 12,100 | -266 | -2.05 | -632 | -4.96 |
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013, 2014 – Phòng kế toán)
Nhận xét:
- Về tình hình tài sản:
Do đặc trưng của Công ty là kinh doanh dịch vụ du lịch nên TSCĐ và ĐTDH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Tuy nhiên, trong 3 năm, TSCĐ đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013 giảm 648 triệu đồng, tương ứng giảm 4.84%, năm 2014 giảm 548 triệu đồng, tương ứng giảm 4.3%. Nguyên nhân do giá trị hao mòn lũy kế tăng dần làm cho giá trị tổng tài sản giảm. Trong tổng giá trị tài sản, TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tỷ trọng của TSCĐ và ĐTDH. TSLĐ chủ yếu của Công ty bao gồm: tiền mặt, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa,…dùng cho quá trình chế biến món ăn, phục vụ khách hàng. Tổng giá trị TSLĐ và ĐTNH năm
2013 so với năm 2012 tăng 115 triệu đồng, tương ứng tăng 5.32%, nhưng năm 2014 so với năm 2013 lại giảm 236 tiệu đồng, tương ứng giảm 10.37%.
- Về tình hình nguồn vốn:
Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, vốn luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhất là đối với hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp mà còn là tiềm lực và là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi đơn vị phải biết huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Qua bảng số liệu, ta thấy trong ba năm, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ của Công ty về tài chính. Qua ba năm, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty đều có xu hướng giảm nhưng vốn chủ sở hữu giảm không đáng kể. Năm 2013, nợ phải trả giảm 268 triệu đồng, tương ứng giảm 10.48% so với 2012 và năm 2014 giảm 152 triệu đồng, tương ứng giảm 6.64%. Như vậy, Công ty đã giảm được các khoản phải trả như: nợ ngắn hạn, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phả trả khác. Điều đó càng chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty có đủ sức, đủ vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường mà việc cạnh tranh diễn ra thường xuyên và khốc liệt thì độ tin cậy của thông tin kế toán được coi là một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo cho sự an toàn và mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng phù hợp với yêu cầu quản lý. Công ty TNHH Du lịch Đống Đa đã tổ chức bộ máy kế toán đơn vị theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán TSCĐ,
kế toán vật tư
Kế toán
tiền lương
Thủ
quỹ
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Du lịch Đống Đa
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật về việc tổ chức công tác kế toán. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy, tổ chức việc tính toán ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình nộp các khoản ngân sách lên cấp trên. Tổ chức hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính kế toán, kiểm tra kế toán nội bộ, hướng dẫn cho đội ngũ kế toán thực hiện các chế độ chính sách nhà nước.
Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh đã phản ánh trên các chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ. Định kỳ cuối tháng, quý, năm tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chi phí, lập bảng phân bổ chi phí, tổng hợp doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong Công ty và lập báo cáo kế toán tài chính.
Kế toán thanh toán: Cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền của đơn vị, quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty với khách hàng. Theo dõi sự hình thành của hàng hóa, bán hàng và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, nhập và xử lý các chứng từ kế toán từ các bộ phận gửi lên, theo dõi giá vốn hàng bán và tính toán doanh thu.
Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán vật tư: Theo dõi và hạch toán TSCĐ của Công ty, bao gồm phản ánh tình hình biến động TCSĐ, trích lập khấu hao, theo dõi tổng vốn khấu hao, giá trị còn lại của tài sản để từ đó ý kiến đề xuất sửa chữa, đại tu hoặc thanh lý TSCĐ. Đồng thời theo dõi sự biến động của công cụ dụng cụ, phân bổ
chi phí cho từng kỳ cũng như sự biến động của hàng hóa, lập chứng từ ghi sổ và chuyển cho kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền lương: Ghi chép, theo dõi tình hình trả lương, thanh toán các phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Thủ quỹ: Theo dõi tình hình tồn quỹ các loại vốn bằng tiền, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng và các khoản thu khác, chi tiền mặt. Cuối ngày lập báo cáo tình hình thu chi tiền mặt và đối chiếu số liệu với kế toán.
2.1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hiện tại, Công ty TNHH Du lịch Đống Đa đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Smile và dựa trên hình thức chứng từ ghi sổ. Phần mềm này liên kết các hoạt động trong Công ty với nhau. Phần mềm kế toán này không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Mọi công việc kế toán ở các bộ phận đều có kế toán riêng thực hiện theo dõi hàng ngày. Sau đó chuyển chứng từ gốc về phòng kế toán để tổng hợp chung. Kế toán tổng hợp làm việc trực tiếp trên máy tính với phần mềm Smile, giúp cho việc tính toán số liệu tương đối chính xác, cung cấp cho ban giám đốc thông tin kịp thời, đầy đủ.
Sổ kế toán:
- Sổ cái
- Sổ chi tiết
Phần mềm kế toán
Smile
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Chứng từ kế toán
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quản trị
Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ hình thức kế toán máy dựa trên nền chứng từ ghi sổ
Ghi chú : Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo hàng tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, sau khi tiếp nhận các chứng từ gốc ban đầu như hóa đơn GTGT, giấy đề nghị, giấy thanh toán, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,… kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, lấy số liệu để lập bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại. Sau khi lập các chứng từ tổng hợp, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính và máy sẽ tự động ghi vào các sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản. Đối với các chi phí phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu từ kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và nhập dữ liệu vào máy.
Cuối tháng và cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.