chặt chẽ với nhau thông qua quan hệ sở hữu,cùng cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, kể cả sản phẩm dịch vụ phi ngân hàng. Trong đó NHTM đóng vai trò hạt nhân chi phối các thành viên khác bằng mối quan hệ về vốn, cơ chế giám sát và chiến lược nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực tài chính và tăng cường khả năng cạnh tranh.
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của tập đoàn TC-NH
Như phân tích trên, tập đoàn TC-NH về bản chất là một TĐKT, có đầy đủ tất cả các đặc tính cơ bản của một TĐKT. Các tập đoàn TC-NH cũng có quy mô vốn tự có lớn, doanh thu và lợi nhuận cao, có quan hệ cấu trúc đan xen vừa chặt, vừa lỏng với sự đa dạng về hình thức liên kết cũng như mô hình tập đoàn, cũng có phạm vi hoạt động đa quốc gia và không chỉ gói gọn trong một ngành nghề mà phát triển hơn một ngành nghề cố định và mục tiêu cuối cùng cũng nhằm vào sự phát triển ổn định, tăng trưởng và tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những đặc tính tương đồng, tập đoàn TC-NH cũng có những nét riêng biệt mà xuất phát điểm cơ bản là từ lĩnh vực và thị trường hoạt động. Những nét riêng đó được khái quát như sau:
1.2.2.1. Tập đoàn TC-NH lấy NHTM làm nòng cốt chi phối các thành viên
Tập đoàn TC-NH có xuất phát điểm từ NHTM và lấy hoạt động ngân hàng làm hạt nhân để liên kết và quản lý các thành viên bằng các quan hệ nắm giữ cổ phần, cho vay vốn hoặc điều phối nhân sự. Vì xuất phát từ NHTM nên dễ nhận thấy hoạt động tập đoàn này cơ bản chia thành hai bộ phận chính, bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ.
Bộ phận kinh doanh tập trung vào các mảng chuyên môn chính như:
- Ngân hàng bán lẻ (Retail banking): phát triển sản phẩm dịch vụ nhắm vào nhóm khách hàng cá nhân
- Ngân hàng bán buôn (Wholesale banking): tập trung khai thác các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn
- Ngân hàng phục vụ những người giàu có (Private banking): tập trung khai thác khách hàng thượng lưu là những người giàu có trong xã hội.
- Ngân hàng đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính (Merchant bank): tập trung các hoạt động nghiệp vụ trên thị trường tài chính và chứng khoán như mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành cho các ngân hàng khác.
Bộ phận hỗ trợ: tập trung vào các hoạt động hỗ trợ như giám sát, quản lý rủi ro, tài chính kế toán, công nghệ thông tin giúp NHTM (công ty mẹ) và các thành viên tập đoàn vận hành ổn định, an toàn và phát triển.
1.2.2.2. Sản phẩm dịch vụ đa dạng và chủ yếu là dịch vụ tiền tệ và các sản phẩm tài chính phái sinh
Như phần trên đã nêu, chỉ riêng đối tượng phục vụ thì tập đoàn tài chính đã có ít nhất bốn nhóm khách hàng khác nhau và nhu cầu của mỗi nhóm khách hàng bao giờ cũng đa dạng, phong phú. Vì vậy các tập đoàn TC-NH cũng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt nhất. Sản phẩm dịch vụ được xây dựng thông qua sự kết hợp, phát triển với các thành viên trực thuộc ở các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư…tạo ra các sản phẩm dịch vụ phái sinh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Một số sản phẩm dịch vụ điển hình được các tập đoàn TC-NH quan tâm khai thác là: tín dụng, chứng khoán, tiêu dùng, đầu tư tài chính, bảo hiểm, quản lý tài sản. Hiện các sản phẩm dịch vụ ưa thích được tập đoàn TC-NH cung cấp gồm:
- Dịch vụ quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay và thanh toán
- Phát hành bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh chứng khoán
- Phát hành bảo hiểm tài sản và bảo hiểm tín dụng
- Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản
- Cấp tín dụng và phát hành thẻ
Tại Mỹ [24], danh mục các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng mà các tập đoàn TC-NH được phép sở hữu và kiểm soát bao gồm:
- Công ty tài chính, công ty tư vấn tài chính, công ty cho thuê tài chính
- Công ty mua bán nợ
- Công ty xử lý số liệu
- Công ty bảo hiểm
- Công ty môi giới chứng khoán
- Công ty phát hành bảo lãnh chứng khoán
- Công ty thẻ tín dụng
- Công ty bất động sản…
Qua danh mục trên cho thấy các lĩnh vực mà tập đoàn TC-NH hoạt động khá đa dạng, bao trùm trong lĩnh vực tài chính và cả phi tài chính. Khi tập đoàn TC-NH được hoạt động chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính thì nhiều nghiệp vụ phái sinh ra đời như repo, cho vay ứng trước chứng khoán, cho vay cổ phần hóa doanh nghiệp cũng như các nghiệp vụ liên quan bancassurance, bảo hiểm tín dụng, bảo lãnh ngày càng đa dạng hơn. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có không dưới 1.000 sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng được cung cấp cho khách hàng [21,41].
1.2.2.3. Sự ra đời của tập đoàn TC-NH phần lớn do sáp nhập, mua lại, liên kết hoặc phát triển từ một NHTM
Qua nghiên cứu chỉ ra con đường hình thành tập đoàn TC-NH trên thế giới có từ nhiều cách khác nhau:
- Một NHTM đủ mạnh có thể phát triển thành tập đoàn TC-NH.
- Thông qua việc cổ phần hóa những NHTM NN mà nhà nước cho phép thực hiện các liên doanh, liên kết
- Sáp nhập hay hợp nhất các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các định chế tài chính khác (bảo hiểm, chứng khoán…)
Sáp nhập hay hợp nhất có thể nói là con đường nhanh nhất để một ngân hàng nhanh chóng thay đổi cấu trúc vốn về mặt cơ học, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động. Thông thường các định chế tài chính với những lợi thế riêng đã liên kết với nhau nhằm tận dụng lợi thế của nhau phục vụ cho mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất có thể.
Lịch sử cho thấy ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ JPMorgan Chase là kết quả sáp nhập giữa nhiều ngân hàng và định chế tài chính khác nhau. Năm 2007, thương vụ mua sáp nhập lớn nhất lịch sử thuộc về ngân hàng Châu Âu Barclays Plc của Anh và ABN Amro của Hà Lan với giá trị giao dịch 89,7 tỷ USD.
Thống kê của nhóm G10, trong 13 quốc gia thuộc G10 cộng với Tây Ban Nha và Úc thì có tới 1.376 trong số 7.304 các giao dịch sáp nhập và mua lại liên quan đến tổ chức tài chính là giao dịch liên ngành từ những năm 1990 – 1999.
Xa hơn năm 1955, CitiBank of New York sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Đến năm 1968, ngân hàng này cải tổ để trở thành một công ty mẹ (Holding company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp, đến năm 1974 đổi tên thành CitiCorp [47]
Việc sáp nhập, mua lại không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế hay bị quốc tế hóa. Những động cơ khuyến khích các tập đoàn tài chính mở rộng phạm quốc tế vì có thêm cơ hội sinh lời ở các quốc gia chủ thể, và nhờ vào các yếu tố pháp lý thuận lợi ở các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia mới bắt đầu phát triển [9].
1.2.2.4. Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu thường lớn hơn so các TĐKT khác
Thông qua sáp nhập hoặc mua lại nên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn TC-NH khá lớn so các TĐKT khác. Bảng 1.2 cho thấy trong 100
tập đoàn lớn nhất thế giới năm 2011 thì có 31 tập đoàn tài chính ngân hàng, tức là chiếm tỷ trọng 31% và có quy mô tổng tài sản lớn nhất. Với số lượng chỉ gần 1/3 nhưng giá trị tài sản chiếm đến 2/3 trong 100 doanh nghiệp lớn trên thế giới. Trong 19 tập đoàn có giá trị tài sản trên 1.000 tỷ USD thì có 18 tập đoàn tài chính ngân hàng.
Ở các “megebank” hay “too big to fail” cũng cho thấy tổng tài sản của mỗi tập đoàn tài chính ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ USD như JP Morgan Chase có tổng tài sản năm 2011 là 2.117 tỷ USD, BNP Paripas là 2.680 tỷ USD hay HSBC là 2.468 tỷ USD trong khi chỉ có một tập đoàn kinh tế duy nhất Societe General của Pháp có tổng tài sản 1.518 tỷ USD [51].
Bảng 1.2: Quy mô tập đoàn TC-NH trong 100 TĐKT lớn nhất thế giới 2011
Đơn vị tính: tỷ đô la
Theo Số lượng | Theo tài sản | Tập đoàn có tài sản >1000 tỷ USD | ||||||
Số lượng | Tỷ trọng (%) | Giá trị tài sản | Tỷ trọng (%) | Số lượng | Tỷ trọng (%) | Giá trị tài sản | Tỷ trọng (%) | |
Tập đoàn tài chính | 31 | 31 | 38.633 | 66,2 | 18 | 94,7 | 32.385 | 95,5 |
TĐKT khác | 69 | 69 | 19.685 | 33,8 | 1 | 5,3 | 1.518 | 4,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tđkt Có Quy Mô Lớn Và Hoạt Động Trên Nhiều Lĩnh Vực Khác Nhau
- Một Số Mô Hình Tổ Chức Của Tđkt
- Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 5
- Mô Hình Công Ty Mẹ - Con (Parent - Subsidiary Relationship)
- Sự Phát Triển Của Hệ Thống Sản Phẩm Dịch Vụ Ngân Hàng
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việc Phát Triển Tập Đoàn Tc-Nh Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
(Nguồn: tổng hợp và tính toán từ www.forbes.com) [51]
1.2.2.5. Góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Xuất phát điểm từ NHTM và lấy NHTM làm nòng cốt, sản phẩm dịch vụ chủ yếu vẫn là sản phẩm dịch vụ tài chính – tiền tệ do đó tập đoàn TC-NH vẫn là một định chế tài chính quan trọng mà thông qua đó, nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ. Với quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng và tầm ảnh hưởng liên quan đến hầu
hết tất cả các chủ thể kinh tế vì vậy khả năng chịu sự tác động của chính sách tiền tệ cũng như tác động ngược lại chính sách tiền tệ là điều tất yếu. Mặc dù trong nền kinh tế chính phủ có nhiều kênh khác nhau để vận hành điều tiết tiền tệ nhưng thông qua kênh NHTM hay rộng hơn, thông qua các tập đoàn TC-NH thì chính sách tiền tệ sẽ được thực thi nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất.
Chính vì tầm quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế mà ngay sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, ngày 3/10/2008, Mỹ đã vội vã ban hành Đạo luật Ổn định khẩn cấp nền kinh tế (Emergency Economic Stabilization Act). Đạo luật này đã thông qua chương trình giải cứu tài sản rủi ro (Troubled Asset Relied Program – TARP) trị giá lên tới 700 tỷ USD để ngăn chặn sự sụp đổ của những tổ chức tài chính có khả năng làm nguy hại đến nền kinh tế Mỹ.
1.2.3. Một số mô hình tổ chức của tập đoàn TC-NH
Tập đoàn TC-NH có thể hình thành hoạt động theo các mô hình khác nhau nhưng dù cấu trúc bộ máy, hình thức tổ chức có thế nào đi nữa thì bản chất vẫn là mối quan hệ giữa:
- Các định chế tài chính với các định chế tài chính
- Giữa định chế tài chính với định chế phi tài chính
- Giữa ngân hàng xem như công ty mẹ và các thành viên là công ty con. Phổ biến hiện nay tập đoàn TC-NH được tổ chức theo ba mô hình [7,10]:
- Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)
- Mô hình công ty sở hữu tài chính (financial holding company)
- Mô hình công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship)
1.2.3.1. Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)
Đây là mô hình tập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ với các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh cả của NHTM và ngân hàng đầu tư. Ở Mỹ, loại hình tập đoàn này là sản phẩm của Đạo luật Glass - Steagall Act of 1933. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển, xuất hiện và tồn tại việc phân định giữa NHTM và ngân hàng đầu tư. Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay ở châu Âu, việc phân định ranh giới giữa NHTM và ngân hàng đầu tư không còn, khi cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu năm 2008 diễn ra thì vẫn còn một lượng lớn các ngân hàng đầu tư thuần tuý.
Vì vậy, các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng toàn cầu trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào việc phát triển thành những NHTM chuyên biệt hoặc như là những ngân hàng đầu tư. Ví dụ điển hình của những ngân hàng toàn cầu là Deutsche Bank của Đức, UBSS và Credit Suisse của Thuỵ Sĩ (xem hình 1.1)
Hình 1.1: Mô hình theo cấu trúc ngân hàng đa năng
CỔ ĐÔNG
NGÂN HÀNG
NGÂN HÀNG
CHỨNG KHOÁN
BẢO HIỂM
(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61]
Theo mô hình này, các cổ đông của ngân hàng chi phối tất cả hoạt động kinh doanh ngân hàng và các chức năng thuộc lĩnh vực ngân hàng đầu tư như môi giới, ủy thác, kể cả các hoạt động bảo hiểm. Về quan hệ vốn giữa các lĩnh
vực kinh doanh thì không có sự tách biệt chính thức giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, song vẫn có thể có sự phân phối vốn cho mục đích quản trị nội bộ ở mỗi lĩnh vực.
Tuy nhiên mô hình này gặp một số hạn chế nhất định do kết hợp giữa chức năng của NHTM và ngân hàng đầu tư, tập trung quyền lực vào ngân hàng nên thường bị lạm dụng giữa lợi ích cổ đông và nhà quản trị ngân hàng.
1.2.3.2. Mô hình theo cấu trúc sở hữu tài chính (Financial Holding company)
Theo mô hình này thì đứng đầu tập đoàn sẽ là cổ đông, các cổ đông sẽ thành lập công ty mẹ thay mặt quản lý các thành viên trực thuộc gồm NHTM, công ty Chứng khoán và công ty Bảo hiểm. Mô hình này được phổ biến ở các tập đoàn tài chính quốc tế, nhất là ở Mỹ và hiện cũng đang áp dụng ở Nhật. Ban điều hành thực hiện quyền nắm giữ cổ phần trong tất cả các công ty con hay các công ty con nắm giữa vốn chủ sở hữu (xem hình 1.2).
Hình 1.2: Mô hình theo cấu trúc sở hữu tài chính
CỔ ĐÔNG
NGÂN HÀNG
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY BẢO HIỂM
(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61] Trong mô hình này công ty mẹ chủ yếu chỉ thực hiện hoạt động đầu tư tài