Thực Nghiệm Giải Pháp: Xác Định Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh

vấn đề trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng của các yếu tố như nhận thức, cơ chế, chính sách, quan hệ, cơ cấu…

Kết quả đánh giá cho thấy phần lớn các ý kiến trả lời từ cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đều rất thống nhất và khẳng định tính khả thi cao của các biện pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực. Các biện pháp có thể thực hiện thành công và không giải pháp nào bị bác bỏ hoặc không công nhận.

Tóm lại, số liệu được phân tích và đánh giá thông qua bảng biểu trên cho ta thấy, hầu hết số cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy tiếng Anh được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những giải pháp được nêu ra. Điều này chứng tỏ các giải pháp chúng tôi đề xuất là phù hợp, đáp ứng được sự mong muốn của giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay.

3.5.2. Thực nghiệm giải pháp: Xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh

3.5.2.1. Mục đích thực nghiệm

Xem xét tính khả thi của giải pháp: xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đã được đề xuất trong luận án.

3.5.2.2. Nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm

Xác định nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh: Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Thực nghiệm qua thực tế quản lý hoạt động bồi dưỡng: Quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án.

Quản lý và hướng dẫn giáo viên tiếng Anh hiểu, áp dụng phương pháp quản lý dạy học theo dự án.

Trao đổi lấy ý kiến giáo viên tiếng Anh về quản lý và dạy học theo dự án.

Thu thập, xử lý các kết quả thực nghiệm để xem xét tính khả thi của biện pháp đã đề xuất. (Phụ lục 7)

3.5.2.3. Đối tượng thực nghiệm

Tác giả lựa chọn 15 giáo viên tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông Thăng Long, trung học phổ thông Đống Đa, trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ, trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, trung học phổ thông Trần Phú, trung học phổ

thông Việt Đức, trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, trung học phổ thông Phan Đình Phùng.

3.5.2.4. Thời gian thực nghiệm

Năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017

3.5.2.5. Quá trình tổ chức thực nghiệm

3.5.2.5.1. Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm

Để chuẩn bị cho thực nghiệm, tác giả luận án tiến hành các bước: chuẩn bị tài liệu thực nghiệm, khảo sát và chọn đối tượng thực nghiệm, thu thập các thông tin khác trước thực nghiệm.

Xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh: Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Cụ thể bồi dưỡng: Quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án. (Phụ lục 8)

3.4.2.5.2. Làm việc với các giáo viên tham gia thực nghiệm

Để thực nghiệm có tính khả thi, sau khi chọn giáo viên hướng dẫn nội dung bồi dưỡng: quản lý và dạy học theo dự án, tác giả luận án đã thảo luận, trao đổi, thống nhất cách thức tổ chức lớp học, phương pháp tiến hành chuyên đề bồi dưỡng bằng phương pháp tập trung, cách thức tổ chức, cách thức thực nghiệm, nghiên cứu nội dung bồi dưỡng, thống nhất cách thức đánh giá, tập hợp thông tin…

3.4.2.5.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm

Việc thực nghiệm được thực hiện với giải pháp: “Xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh”. Cụ thể, bồi dưỡng phương pháp dạy học tiếng Anh: Quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án.

Để đánh giá được tính khả thi của giải pháp trên, chúng tôi đã căn cứ vào tác động của giải pháp đến sự chuyển biến về đánh giá và nhận thức của giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý. Việc chuyển biến về đánh giá và nhận thức của giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý được thực hiện bằng cách thức thực nghiệm qua cách dùng phiếu lấy ý kiến để so sánh cùng nhóm đối tượng theo tiêu chí trước và sau khi tham gia thực hiện.

Các số liệu nghiên cứu được xử lý sử dụng phép kiểm định Wilcoxon thông qua chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.

3.5.2.6. Kết quả thực nghiệm và nhận định, đánh giá

Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tiếng Anh: Quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án đã có những tác động và đánh giá tích cực, đặc biệt về tính khả thi của giải pháp.

3.5.2.6.1. Đánh giá các lợi ích của việc quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án

1. Nâng cao năng lực ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Anh, bổ sung kiến thức nền

Bảng thống kê mô tả:


Nội dung

Số lượng

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

C3_1_Trước

15

3.33

0.488

3

4

C3_1_Sau

15

3.73

0.704

3

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 23

Bảng thứ hạng:


Biến

Thứ hạng trung bình chênh lệch (-)

Thứ hạng trung bình chênh lệch (+)

C3_1_Sau - C3_1_Trước

Bằng nhau

Tổng

0a 6b 9c

15

Tổng hạng Tổng trung bình hạng 0.00 0.00

3.50 21.00

a. C3_1_Sau < C3_1_Trước b. C3_1_Sau > C3_1_Trước c. C3_1_Sau = C3_1_Trước

Bảng kiểm định thống kê:



C3_1_Sau - C3_1_Trước

Đơn vị lệch chuẩn

-2.449b

Ý nghĩa thống kê (Asymp. Sig. (2-tailed)

0.014

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị mức ý nghĩa sig = 0.014 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích nâng cao năng lực ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Anh, bổ sung kiến thức nền trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.73 so với 3.33). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (6 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn).

2. Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, phản biện, tổng hợp, đánh giá...)

Bảng thống kê mô tả:


Nội dung

Số lượng

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

C3_2_Trước

15

3.27

0.458

3

4

C3_2_Sau

15

3.67

0.617

3

5

Bảng thứ hạng:


Biến

Thứ hạng trung bình chênh lệch (-)

Thứ hạng trung bình chênh lệch (+)

C3_2_Sau - C3_2_Trước

Bằng nhau

Tổng

0a 6b 9c

15

Tổng hạng Tổng trung bình hạng 0.00 0.00

3.50 21.00

a. C3_2_Sau < C3_2_Trước b. C3_2_Sau > C3_2_Trước c. C3_2_Sau = C3_2_Trước


Bảng kiểm định thống kê:



C3_2_Sau - C3_2_Trước

Đơn vị lệch chuẩn

-2.449b

Ý nghĩa thống kê (Asymp. Sig. (2-tailed)

0.014

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.014 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, phản biện, tổng hợp, đánh giá...) trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.67 so với 3.27). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (6 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn).

3. Rèn luyện nhiều kỹ năng (nghiên cứu khoa học, tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp...)

Bảng thống kê mô tả:

Số lượng

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

C3_3_Trước

15

3.33

0.488

3

4

C3_3_Sau

15

3.67

0.488

3

4

Nội dung

Bảng thứ hạng:



Biến

Tổng hạng

trung bình

Tổng

hạng


Thứ hạng trung bình chênh lệch (-)

0a

0.00

0.00

C3_3_Sau - C3_3_Trước

Thứ hạng trung bình chênh lệch (+)

5b

3.00

15.00

Bằng nhau

10c




Tổng

15



a. C3_3_Sau < C3_3_Trước b. C3_3_Sau > C3_3_Trước c. C3_3_Sau = C3_3_Trước

Bảng kiểm định thống kê:



C3_3_Sau - C3_3_Trước

Đơn vị lệch chuẩn

-2.236b

Ý nghĩa thống kê

(Asymp. Sig. (2-tailed)


0.025

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.025 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích rèn luyện nhiều kỹ năng (nghiên cứu khoa học, tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp...) trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.67 so với 3.33). Bảng thứ hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (5 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn).

4. Giúp học sinh biết cách làm việc một cách độc lập để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế.

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.025 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích giúp học sinh biết cách làm việc một cách độc lập để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.73 so với 3.40). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (5 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn). (Phụ lục 11)

5. Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.011 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.93 so với 3.40). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (7 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn). (Phụ lục 11)

6. Giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.034 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.80 so với 3.40). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (7 trường hợp cao hơn so với 1 trường hợp thấp hơn). (Phụ lục 11)

7. Giúp nâng cao kỹ năng kiểm tra, đánh giá

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.011 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về lợi ích giúp nâng cao kỹ năng kiểm tra, đánh giá trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.87 so

với 3.33). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (7 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn). (Phụ lục 11)

Tóm lại, quản lý và dạy học theo dự án đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả học sinh và giáo viên. Dạy học theo dự án là hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được; là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc đóng một hay nhiều vai để giải quyết vấn đề mô phỏng những hoạt động có thật của xã hội. Những hoạt động này giúp học sinh thấy kiến thức cần học có ý nghĩa, thực tế hơn.

3.5.2.6.2. Tính khả thi của việc quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án trong chương trình học phổ thông

Bảng thống kê mô tả:


Nội dung

Số lượng

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

C4_Trước

15

3.20

0.414

3

4

C4_Sau

15

3.87

0.640

3

5

Bảng thứ hạng:



Biến

Tổng hạng

trung bình

Tổng

hạng


Thứ hạng trung bình chênh lệch (-)

0a

0.00

0.00

C4_Sau – C4_Trước

Thứ hạng trung bình chênh lệch (+)

6b

5.00

45.00

Bằng nhau

9c




Tổng

15



a. C4_Sau < C4_Trước b. C4_Sau > C4_Trước c. C4_Sau = C4_Trước

Bảng kiểm định thống kê:



C4_Sau – C4_Trước

Đơn vị lệch chuẩn

-2.887b

Ý nghĩa thống kê

(Asymp. Sig. (2-tailed)


0.004

Kiểm định Wilcoxon cho giá trị sig = 0.004 < 0.05 do vậy có thể kết luận với mức ý nghĩa 95% có sự khác biệt về đánh giá của các giáo viên về tính khả thi của quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án trong chương trình học phổ thông trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Bảng mô tả cho thấy giá trị trung bình của biến đánh giá sau khi áp dụng phương pháp mới cao hơn hẳn so với trước khi áp dụng phương pháp mới (3.87 so với 3.20). Bảng xếp hạng cho thấy số trường hợp đánh giá cao hơn có sự chênh lệch nhiều (9 trường hợp cao hơn so với 0 trường hợp thấp hơn).

Qua thực nghiệm, giáo viên tiếng Anh nhận thức được rõ hơn về quản lý và dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án có đặc điểm: Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án có ý nghĩa thực tiễn-xã hội; Định hướng hứng thú của học sinh: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của học sinh; Tính tự lực cao của người học: Học sinh tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học: Định hướng hành động: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan; Định hướng sản phẩm: Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu được; Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau; Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội.

Khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, học sinh sẽ chuyển: Từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng; Từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trình bày; Từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm; Từ kiến thức đơn thuần về sự kiện, thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõ quá trình; Từ lí thuyết sang vận dụng lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống; Từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động tổ chức hoạt động nhóm.

Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự đánh giá cao của các giáo viên về tính khả thi của quản lý và dạy học tiếng Anh theo dự án trong chương trình học phổ thông trước và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Điều đó chứng tỏ rằng khi giáo viên đã hiểu, làm chủ phương pháp và sẵn sàng áp dụng phương pháp đó như một phương pháp mới trong nhà trường phổ thông, họ có thể thu lại được nhiều kết quả tích cực từ sự thay đổi về chuyên môn, phương pháp dạy học của mình. Quan trọng hơn, học sinh của họ cũng có những biến chuyển tích cực trong việc học, áp dụng và nghiên cứu, thực hành, trải nghiệm…

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí