Tính Chính Xác Trong Các Quy Định Về Hành Vi Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Phòng Cháy Và Chữa Cháy

quyết định xử phạt một cách chính xác, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, để có được nhận thức nêu trên còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ Cảnh sát PCCC, trong đó công tác tổ chức cán bộ là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, chỉ khi các chủ thể xử lý - những người thực thi pháp luật thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, có hiểu biết về pháp luật, xử lý nghiêm minh, không bị sa ngã trước các cám dỗ, không vi phạm pháp luật, có phẩm chất đạo đức trong sáng,… tạo được niềm tin trước Đảng, Nhà nước và nhân dân thì việc thực thi pháp luật mới đảm bảo được tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính.

b) Về chủ thể vi phạm

Muốn thiết lập trật tự xã hội bằng công cụ pháp luật thì phải có ý thức xã hội, mỗi thành viên xã hội phải có ý thức pháp luật, không chỉ bản thân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn đòi hỏi nhà nước, đòi hỏi người khác cũng phải tuân thủ nghiêm minh, tự giác, chủ động, kịp thời phản ánh với cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung pháp luật nếu thấy không hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn. Theo đó, nhận thức pháp luật PCCC của các chủ thể tham gia hoạt động PCCC càng được nâng cao thì việc đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cũng được nâng cao.

Nhận thức pháp luật về PCCC thể hiện sự ý thức của các chủ thể và thái độ của họ đối với các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về PCCC nói riêng. Cho nên nhận thức pháp luật càng được nâng cao, mức độ hiểu biết pháp luật càng sâu thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật, thực hiện pháp luật càng được bảo đảm. Do đó, nhận thức pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động PCCC là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC. Pháp luật xử lý VPHC

trong lĩnh vực PCCC chỉ có thể được thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác nếu như các đối tượng tham gia nắm vững, hiểu rõ, chỉ làm những gì pháp luật không cấm và phải làm những việc mà pháp luật quy định, hạn chế tình trạng cố tình vi phạm pháp luật.

Các chủ thể chịu sự tác động của hoạt động QLNN về PCCC bao gồm các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trên thực tế, các cá nhân tham gia hoạt động PCCC hay trực tiếp vi phạm nhất là người lao động tại các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, hộ gia đình, đây là những đối tượng có nhận thực hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.

Mặt khác, hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC ngoài phụ thuộc vào ý thức pháp luật về PCCC, trình độ nhận thức về quản lý và nhận thức pháp luật về PCCC của đội ngũ cán bộ, công chức và cả của đối tượng QLNN về PCCC.

1.2.2.2. Tính chính xác trong các quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Theo quy định của pháp luật việc quy định các hành vi VPHC nói chung cũng như các hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng phải dựa trên các quy định của pháp luật về PCCC như Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 15/6/2012 của Chính phủ, Nghị định số 79/2014/NĐ- CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004, Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ Công an; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013; các Nghị định, Thông tư khác và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan về PCCC.

Để công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật, đồng thời thực sự là công cụ đắc lực trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, điều cần thiết đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC phải hoàn chỉnh, đồng bộ và có tính khả thi cao; trong đó đảm bảo tính chính xác là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự hợp thành hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về PCCC nói riêng, các hành vi vi phạm được mô tả trong các văn bản pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC phải đảm bảo phù hợp, đúng với các quy định của Hiến pháp, Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản luật có liên quan về PCCC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tính chính xác của các quy định về hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC phải được thể hiện ở các mặt đó là các quy định về hành vi VPHC và các quy định khác của pháp luật về PCCC không mâu thuẫn, chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, sự tác động điều chỉnh của các quy định phải đảm bảo theo một chiều, một hướng nhất định. Không thể coi một hành vi là VPHC trong lĩnh vực PCCC nếu hành vi đó không được quy định, hoặc mâu thuẫn nhau trong các văn bản pháp luật về PCCC và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trong một hệ thống pháp luật không thể có hai quy định trái ngược nhau về một nội dung của hai văn bản trong cùng một lĩnh vực, việc quy định như vậy sẽ làm cho pháp luật không có tính khả thi, vì vậy cần phải có những quy định đảm bảo tính chính xác về nội dung và hình thức của các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC trong quá trình soạn thảo và ban hành, việc quy định chính xác các nội dung trong các văn bản pháp luật về PCCC là điều kiện cần thiết để việc thực thi pháp luật có hiệu quả.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 5

Việc quy định chung chung đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC sẽ dẫn đến việc hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai nội dung vụ việc, vấn đề

trong việc xử lý VPHC của chủ thể xử phạt, tạo kẽ hở để phát sinh các hành vi tiêu cực của người có thẩm quyền xử lý, gây sự bất đồng về quan điểm giữa chủ thể xử phạt và chủ thể bị xử phạt, dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý cũng như việc phát sinh các khiếu nại, tố cáo.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC được mô tả cụ thể trong các văn bản của pháp luật về PCCC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người thực thi pháp luật dễ hiểu và vận dụng một cách đúng đắn trong quá trình thực thi công vụ cũng như khi ra quyết định xử phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật về PCCC.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định một cách chính xác là cơ sở cho các hoạt động phát hiện hành vi vi phạm về PCCC và đưa ra các hình thức xử xử lý kịp thời, giảm các thủ tục hành chính phiền hà cho đối tượng vi phạm, tránh cho các hoạt động xử phạt phải kéo dài do việc phải xác minh các tình tiết không rõ ràng, các tình tiết phức tạp trong các vụ vi phạm hành chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

1.2.2.3. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Trách nhiệm xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC được quy định tại Điều 55, Điều 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ và tại các Điều 3, Điều 14, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Xử lý VPHC năm 2012, theo đó:

Trách nhiệm của Bộ Công an được quy định tại Khoản 6, Điều 55 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP như sau: “Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm về PCCC”.

Điều 66 quy định trách nhiệm của UBND các cấp: “Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC ở địa phương; xử lý các hành vi vi phạm về PCCC theo thẩm quyền”.

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính...”.

Đây chính là cơ sở để có thể khẳng định rằng pháp luật về xử phạt VPHC có được thực thi một cách nghiêm túc, triệt để hay không còn là do trách nhiệm của người có thẩm quyền, chỉ khi trách nhiệm của những người có thẩm quyền được nâng cao thì việc thực thi công vụ mới đảm bảo một cách tốt nhất. Một hành vi vi phạm có bị buộc chấm dứt và xử phạt kịp thời hay không, điều đó ngoài phụ thuộc các yếu tố nêu trên thì còn phụ thuộc vào trách nhiệm về tinh thần, về nghĩa vụ chứng minh có hay không có hành vi vi phạm hành chính, hành vi đó theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo hình thức nào,... của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm đó.

Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC của người có thẩm quyền trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC là hoạt động áp dụng pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Do đó, đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng áp dụng. Có như vậy hiệu quả xử phạt mới được bảo đảm, trật tự quản lý mới được thiết lập, hợp lòng dân, được người dân ủng hộ.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, trước hết người có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC phải là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không chỉ hiểu biết, nắm vững kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật về PCCC mà còn phải có tinh thần, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, mà phải thành thục quy trình áp dụng pháp luật, có khả năng diễn đạt, truyền đạt các quyết định áp dụng pháp luật nhanh chóng, tổ chức thực hiện quyết định một cách chính xác, khách quan [21, tr. 38].

1.2.3. Ý nghĩa của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thì cần thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính một cách nghiêm minh, xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là biện pháp quan trọng giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý Nhà nước về PCCC.

Kỷ luật Nhà nước là một trật tự do Nhà nước quy định, theo đó các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có chức vụ và mọi công dân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy quy định:

1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy [24].

Những chủ thể làm trái với những quy định về trật tự quản lý nhà nước về PCCC là họ đã vi phạm kỷ luật Nhà nước và sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế cụ thể.

Tính chất kỷ luật của Nhà nước trong công tác PCCC thể hiện ở việc thực hiện trên thực tế những quy định, quy tắc cụ thể của pháp luật, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của cán bộ nhà nước có chức vụ.

Việc tuân thủ kỷ luật Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trước yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, nó đòi hỏi mỗi người phải thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC một cách tự giác cao. Nếu chủ thể nào vi phạm thì Nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý nhà nước về PCCC [38, tr. 12].

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung.

Mục đích hoạt động quản lý nhà nước về PCCC là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC phải được xử lý kịp thời, buộc người có hành vi trái pháp luật phải thực hiện các chế tài của nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về PCCC được đúng hướng, nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ. Bởi vậy, việc xử lý vi phạm hành chính sẽ góp phần rất quan trọng bảo đảm cho các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC có hiệu quả.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước ta.

Chức năng của Nhà nước là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và tổ chức hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực PCCC; đồng thời bằng sức mạnh quyền lực của mình, Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị những đối tượng có hành vi vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được Nhà nước sử dụng là công cụ có hiệu quả để thể hiện sự công bằng trong xã hội.

Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều đó không có nghĩa là Nhà nước xét xử người có hành vi vi phạm pháp luật mà là làm sao cho tất cả các hiện tượng vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh [38, tr. 13]. Khoản 1 Điều 63 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là biện pháp tác động của Nhà nước nhằm hạn chế quyền và tài sản của người vi phạm, buộc người vi phạm phải thực hiện các chế tài do pháp luật quy định đối với mọi người, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn vi phạm pháp luật về PCCC.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có vị trí quan trọng và ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC. Nó là công cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật Nhà nước; là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung. Xử lý vi phạm hành

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 28/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí