phương pháp dạy học tiếng Anh mới và tiến hành nghiên cứu khoa học cấp thành phố về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh.
3.3.3. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh Mục đích, ý nghĩa:
Tự bồi dưỡng được hiểu là tự mình học và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, tự làm việc với chính mình trước trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ của người thầy, người hướng dẫn. Hoạt động tự bồi dưỡng luôn gắn với các hoạt động tự thân của người học để làm cho tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lĩnh hội được thực sự trở thành cái của mình, bền vững và phát huy hiệu quả.
Tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh có thể coi là việc tự đào tạo lại, tự đổi mới, cập nhật kiến thức và kĩ năng chuyên môn, nâng cao trình độ của giáo viên tiếng Anh, là sự nối tiếp tinh thần đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc của người giáo viên. Đó là quy trình bồi dưỡng năng lực, kiến thức chuyên môn; phương pháp giảng dạy tiếng Anh…
Tuy vậy, hoạt động này cũng khó đạt hiệu quả cao như mong muốn nếu thiếu đi vai trò của nhà quản lý, ban lãnh đạo nhà trường trong việc phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh của nhà trường.
Nội dung và tổ chức thực hiện:
Tự bồi dưỡng, hay nói cách khác là tự học, tự làm giàu kiến thức cho mình một cách đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả.
Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng và phát triển năng lực của giáo viên tiếng Anh là hoạt động của cán bộ quản lý thông qua các chức năng quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để tác động đến khách thể quản lý mà cụ thể là giáo viên tiếng Anh và các nội dung của hoạt động tự bồi dưỡng của họ nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra.
Dưới đây là các hình thức cụ thể để giáo viên tiếng Anh có thể tự bồi dưỡng:
Tham gia các khoá học, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy tiếng Anh, phát triển chuyên môn nghiệp vụ;
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 17
- Tổ Chức Phân Cấp Quản Lý Bồi Dưỡng Mục Đích, Ý Nghĩa:
- Điều Chỉnh Các Điều Kiện Chủ Quan, Khách Quan Ảnh Hưởng Phục Vụ Công Tác Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh
- Quản Lý Việc Sắp Xếp, Đánh Giá Và Sử Dụng Giáo Viên Tiếng Anh
- Sử Dụng Theo Yêu Cầu Của Nhà Trường Mục Đích, Ý Nghĩa:
- Thực Nghiệm Giải Pháp: Xác Định Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Tham gia hội thảo, hội nghị, chuyên đề về tiếng Anh;
Đi thực tế, quan sát và làm dự án tiếng Anh;
Trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng, diễn đàn dành cho giáo viên tiếng Anh;
Các hình thức hỗ trợ hoạt động tự học, tự bồi dưỡng và phát triển năng lực tiếng Anh;
Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc và học tập tốt cho cán bộ và giáo viên tiếng Anh.
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán môn tiếng Anh cấp trường, cấp liên trường, cấp thành phố.
Để quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng và phát triển năng lực của giáo viên tiếng Anh, trước tiên, cán bộ quản lý cần quán triệt và nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng, xác định rõ cho giáo viên tiếng Anh hiểu rằng tự bồi dưỡng là biện pháp quan trọng để phát triển năng lực của bản thân.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cần đặc biệt quan tâm đến quản lý hoạt động tự bồi dưỡng và phát triển năng lực của giáo viên tiếng Anh một cách trách nhiệm và cụ thể. Bên cạnh việc cử giáo viên tiếng Anh tham gia các lớp bồi dưỡng, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để khuyến khích phong trào tự học - tự bồi dưỡng; giao nhiệm vụ cụ thể, giám sát, kiểm tra và đánh giá về việc tự học - tự bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh nói riêng.
Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh vừa là điều kiện cần và là điều kiện đủ cho việc thực hiện các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, năng lực giáo viên tiếng Anh, đồng thời giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp vào việc giảng dạy, giáo dục học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, phát huy tinh thần tự lực, tự giác trong học tập của học sinh.
3.3.3.1. Quản lý hoạt động tự xác định nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh
Mục đích, ý nghĩa:
Quản lý hoạt động tự xác định nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh được xem là cơ sở khoa học về công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng, là bước đầu cho việc quản lý và định hướng các nội dung tiếp theo trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Quản lý tốt nhiệm vụ tự kế hoạch không những có tác dụng nâng cao chất lượng công tác tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh trong giai đoạn trước mắt mà còn là cơ sở vững chắc cho việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh lâu dài.
Nội dung và tổ chức thực hiện:
Người quản lý cần tư vấn, hướng dẫn giáo viên tiếng Anh tự giác, chủ động trong nhiệm vụ tự bồi dưỡng của cá nhân, đánh giá đúng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Giáo viên tiếng Anh cần dựa vào các chuẩn, yêu cầu của ngành và vào điều kiện thực tế tại cơ sở mình đang công tác để tự xác định xem mình cần bồi dưỡng thêm về nội dung gì, từ đó xây dựng một kế hoạch tổng thể về chương trình, cách thức tự bồi dưỡng phù hợp với bản thân. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng không nên chung chung, cần thể hiện công việc cụ thể, thời gian bồi dưỡng cho từng nội dung cần đạt được. Cán bộ quản lý hướng dẫn cho giáo viên tiếng Anh xây dựng kế hoạch phát triển cho bản thân nhằm thực hiện mục tiêu tự bồi dưỡng và lưu ý kế hoạch cá nhân cần thể hiện rõ các nội dung sau:
1. Mục tiêu tự bồi dưỡng: Các câu hỏi được đặt ra:
Mục tiêu cần đạt là gì?
Nội dung tự bồi dưỡng cần đạt được ở trình độ, mức độ nào?
Các kiến thức và kĩ năng cần nắm vững là gì?
Các hoạt động học tập, tự bồi dưỡng sẽ được thực hiện như thế nào, bằng cách thức gì để đạt hiệu quả cao?
Thời gian để đạt được mục tiêu tự bồi dưỡng?
2. Kế hoạch thực hiện tự bồi dưỡng: Được vạch ra theo từng phần cụ thể, rõ ràng: Phần 1: Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường
Phần 2: Thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng:
3. Thực hiện và hoàn thành kế hoạch tự bồi dưỡng: Phần này mỗi cá nhân cần hoạch định rõ nội dung cần được tiến hành theo từng năm, tháng, tuần; hình thức thực hiện; kết quả đạt được; kế hoạch tiếp nối...
4. Đánh giá kết quả tự bồi dưỡng: Giáo viên tự đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của mình theo nhiều hình thức khác nhau như: tự đăng ký tham gia các kì kiểm tra lấy chứng chỉ; các tổ, nhóm chuyên môn trao đổi, chia sẻ, học tập và đánh giá lẫn nhau và cũng rút kinh nghiệm; đánh giá hiệu quả công tác giảng dạy hoặc thông qua kết quả học tập của học sinh…
3.3.3.2. Chỉ đạo, định hướng nội dung tự bồi dưỡng và phát triển năng lực Mục đích, ý nghĩa:
Việc chỉ đạo, định hướng nội dung tự bồi dưỡng và phát triển năng lực cho giáo viên tiếng Anh nhằm đảm bảo cho giáo viên tiếng Anh thực hiện tốt việc bồi dưỡng theo nhu cầu, đạt được kiến thức và năng lực của từng cá nhân trên cơ sở yêu cầu của nhà trường hoặc mục tiêu giáo dục của ngành và của thành phố.
Đồng thời, khi chỉ đạo, định hướng cho giáo viên, cán bộ quản lý sẽ phát huy và thống nhất được nội dung bồi dưỡng phù hợp cho giáo viên tiếng Anh tại cơ sở mà mình trực tiếp quản lý. Từ đó, giáo viên tiếng Anh trong tổ chuyên môn của nhà trường có thể trao đổi, hỗ trợ nhau khi cần thiết và chủ động, tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Nội dung và tổ chức thực hiện:
Cán bộ quản lý cần tổ chức tốt cho giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, định hướng nội dung tự bồi dưỡng cần đạt được, nghiên cứu hình thức và nội dung bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả, đánh giá thực chất kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh để từ đó có thể tư vấn và hỗ trợ cho giáo viên. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn và giáo viên cốt cán tiếng Anh cần hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng phân tích và lựa chọn các tài liệu, khóa học trực tiếp hoặc trực tuyến miễn phí nhằm phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của mỗi giáo viên. Các đơn vị cũng cần chỉ đạo cán bộ, giáo viên tăng cường hình thức tự bồi dưỡng thường xuyên qua mạng Internet; tự bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tự bồi dưỡng; phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, giáo viên tiếng Anh cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ…
Cán bộ quản lý tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh tự bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh, đồng thời phải bố trí thời khóa biểu hợp lý để giáo viên có thời
gian tự học, tự bồi dưỡng. Bản thân giáo viên phải tự giác bồi dưỡng bằng cách đọc nhiều sách tiếng Anh, nghe băng đĩa tiếng Anh và luyện tập các bài tập tiếng Anh phù hợp với trình độ của mình. Ngoài ra, cần tích cực nghe các buổi phát thanh bằng tiếng Anh trên đài phát thanh và truyền hình, đọc báo tiếng Anh, chủ động giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh, hướng dẫn học sinh đọc tài liệu, làm các dự án liên quan đến bài học và có sử dụng tiếng Anh để trình bày và báo cáo...Nếu bản thân giáo viên không quyết tâm tự lập kế hoạch bồi dưỡng và thực hành thường xuyên mà chỉ chờ đợi vào các khóa học bồi dưỡng thì khó có thể đạt kết quả cao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh cũng cần được cải thiện và lưu tâm, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
3.3.3.3. Chỉ đạo bộ phận kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng Mục đích, ý nghĩa:
Chỉ đạo bộ phận kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh là một hình thức quản lý gián tiếp mà vẫn có thể đạt được mục đích của cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, nhà quản lý vẫn có thể nắm được quá trình, cũng như những khó khăn, thuận lợi mà giáo viên đang gặp phải và hỗ trợ nếu cần thiết. Nội dung và tổ chức thực hiện:
Kiểm tra, giám sát, quan tâm và có sự hỗ trợ đặc biệt đối với giáo viên tiếng Anh trong hoạt động tự bồi dưỡng sẽ giúp họ phát triển năng lực chuyên môn và đảm nhiệm được công việc được giao. Để thực hiện nội dung này, cần chú ý:
Xác định nội dung, cách thức hỗ trợ giáo viên tiếng Anh tự bồi dưỡng
Chọn lựa giáo viên hướng dẫn, đồng hành cùng giáo viên tiếng Anh
Khi đã chọn lựa người hướng dẫn và người được hướng dẫn, tiến hành định hướng các tiêu chí, xác định nội dung, phương pháp hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu: Về tiêu chí:
Phải có định hướng rõ ràng: hỗ trợ giáo viên tiếng Anh đến đâu? Đạt được gì?
Luôn có tinh thần chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác, học hỏi và tôn trọng giáo viên được hướng dẫn.
Về phương pháp:
Định hướng cho giáo viên tiếng Anh được hướng dẫn tự bồi dưỡng;
Khêu gợi lòng tự trọng, vượt qua thách thức, giúp họ hạn chế những khó khăn trong quá trình tự bồi dưỡng;
Định hướng tư duy, phân tích, tổng hợp nội dung tự bồi dưỡng;
Vận dụng kinh nghiệm, kiến thức vốn có của giáo viên tiếng Anh được hướng dẫn, khích lệ họ kết hợp kiến thức cũ và mới nhằm phát hiện ra vấn đề cần được bồi dưỡng thêm;
Hướng dẫn giáo viên tiếng Anh tự lựa chọn nội dung học tập, làm chủ kiến thức mà họ muốn.
Hỗ trợ giáo viên tiếng Anh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tự bồi dưỡng và phát triển năng lực cực kỳ cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hàng tuần, hàng tháng, nhà trường có thể tổ chức các tiết sinh hoạt, trao đổi nội dung tự dưỡng trong nhóm tổ chuyên môn tạo điều kiện cho giáo viên hỗ trợ và học tập lẫn nhau. Hướng dẫn giáo viên tiếng Anh khai thác Internet một cách hiệu quả và hợp lý. Nhà trường nối mạng Internet, mở website, yêu cầu giáo viên lập hộp thư điện tử cá nhân để truy cập, khai thác các thông tin trên mạng, tham gia các chương trình đào tạo từ xa để học tập, khai thác các nguồn học liệu mở để tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các diễn đàn trao đổi trên mạng để học hỏi lẫn nhau nhằm phát triển năng lực và chuyên môn nghiệp vụ…
Cần đổi mới các hoạt động dự giờ để hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh. Dự giờ không chỉ để đánh giá giáo viên mà còn là một hoạt động giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng rất hiệu quả. Đổi mới trong hoạt động dự giờ là đổi mới trong xác định mục tiêu của dự giờ. Mục tiêu của dự giờ không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra đánh giá giờ giảng của giáo viên tiếng Anh mà phải chú trọng đến việc tư vấn và thúc đẩy giáo viên bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, phương pháp giảng dạy. Cần phải giúp giáo viên tiếng Anh có thái độ tích cực khi tham gia dự giờ và được dự giờ. Để thực hiện được mục tiêu đó cần xây dựng kế hoạch tổ chức dự giờ khoa học, thực hiện tốt khâu chuẩn bị dự giờ và sau dự giờ, nhất là các hoạt động tư vấn và rút kinh nghiệm sau khi có kết luận về dự giờ.
3.3.3.4. Thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng Mục đích, ý nghĩa:
Thanh tra định kỳ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh nhằm kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ, tự chủ trong việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; phát hiện hạn chế, khó khăn để khắc phục, ưu điểm để phát huy và kinh nghiệm tốt để phổ biến.
Thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh một mặt có thể kiểm tra giám sát quá trình bồi dưỡng, phát hiện những vấn đề nảy sinh; mặt khác là một hình thức báo trước cho giáo viên luôn ở trong trạng thái chuẩn bị tích cực khi được kiểm tra, đánh giá theo từng lộ trình và từng mốc tự bồi dưỡng cụ thể.
Nội dung và tổ chức thực hiện:
Hoạt động thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh phải đạt các yêu cầu quan trọng sau đây:
Đôn đốc giáo viên tiếng Anh chủ động tự bồi dưỡng đúng chương trình, nội dung và kế hoạch đã được tự lập;
Đánh giá đúng trình độ, năng lực đã đạt được của giáo viên tiếng Anh sau một quá trình tự bồi dưỡng, xem xét hoạt động tự bồi dưỡng trong hoàn cảnh cụ thể để phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng và những yếu kém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phục yếu kém, hạn chế.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh được tiến hành trong kế hoạch kiểm tra của nhà trường hoặc theo kế hoạch kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
Cần cải tiến hoạt động thanh tra định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh. Chất lượng của việc tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh có thể được tìm hiểu trực tiếp qua thái độ, hành động, việc làm nhằm hoàn thành công việc được giao hoặc thông qua nhiều “kênh” thông tin như: từ học sinh, từ giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, ban giám hiệu; xem sổ dự giờ, sổ kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng; trao đổi về những nội dung tự học, tự bồi dưỡng hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp giáo viên tiếng Anh. Qua các “kênh” đó, nhà trường phải tổng hợp, phân tích, động viên những mặt đã làm được, góp ý những
mặt còn hạn chế. Từ đó, mỗi giáo viên tự hoàn thiện và vươn lên để có nề nếp và thói quen tốt trong việc tự bồi dưỡng của bản thân.
Sau một học kỳ hoặc một năm cần có việc đánh giá sự thay đổi trước và sau của quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh. Việc tổ chức đánh giá sự thay đổi đó cần theo các cấp độ: tự đánh giá của giáo viên, đánh giá của tổ bộ môn, đánh giá của trường. Dưới đây là các mức độ có thể sử dụng để đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh:
Xuất sắc: Tự chủ, thực hiện tốt kế hoạch, chương trình tự bồi dưỡng; nêu gương tốt về tự học, tự bồi dưỡng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức cầu thị học hỏi đồng nghiệp và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp; vận dụng hiệu quả những kiến thức tự bồi dưỡng vào thực tế công tác.
Tốt: Thực hiện đầy đủ kế hoạch, chương trình bồi dưỡng và có ý thức cầu thị học hỏi đồng nghiệp; vận dụng những kiến thức tực bồi dưỡng vào thực tế công tác.
Đạt yêu cầu: Thực hiện đầy đủ kế hoạch, chương trình tự bồi dưỡng nhưng chưa thường xuyên; thỉnh thoảng có vận dụng những kiến thức tự bồi dưỡng vào thực tế công tác.
Chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện đầy đủ kế hoạch, chương trình tự bồi dưỡng hoặc có thực hiện nhưng kết quả kém.
3.3.3.5. Tổ chức để giáo viên tiếng Anh báo cáo kết quả tự bồi dưỡng, đánh giá và khen thưởng kịp thời
Mục đích, ý nghĩa:
Tổ chức để giáo viên tiếng Anh báo cáo kết quả tự bồi dưỡng nhằm để giáo viên công khai và tự đánh giá đúng trình độ, năng lực mà mình đã đạt được sau một quá trình tự bồi dưỡng. Hơn thế nữa, cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh có thể kết hợp xem xét, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng để phát huy kinh nghiệm tốt, điểm mạnh, tích cực và hạn chế, khắc phục những yếu kém, tồn tại để và cùng chia sẻ với giáo viên nói chung trong hội đồng nhà trường.
Tổ chức để giáo viên tiếng Anh báo cáo kết quả tự bồi dưỡng, nhất là các giáo viên tự bồi dưỡng đạt kết quả xuất sắc, cũng là cách động viên, khen thưởng, nêu gương tốt về tự học, tự bồi dưỡng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và có thể lan tỏa