Tổ Chức Phân Cấp Quản Lý Bồi Dưỡng Mục Đích, Ý Nghĩa:

sử dụng văn học trong giảng dạy ngôn ngữ và nội dung; sử dụng các tác phẩm văn học được phân cấp về độ khó để thực hành kỹ năng ngôn ngữ; sử dụng các tác phẩm văn học để khởi động cho bài học ngôn ngữ.

Giáo viên tiếng Anh nên đề đạt yêu cầu, nguyện vọng sắp xếp thời khóa biểu, bố trí thời gian hợp lý để có thể tham gia các buổi sinh hoạt chính trị, tập huấn nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội…

3.3.2.4. Tổ chức phân cấp quản lý bồi dưỡng Mục đích, ý nghĩa:

Vấn đề phân cấp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng là một nội dung quan trọng và đóng vai trò là một trong những phương tiện để thực hiện có hiệu quả quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh thích hợp với điều kiện mới. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, yêu cầu khách quan của quá trình quản lý, đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả và giảm bớt áp lực của các cấp các ngành nên nhiệm vụ phân cấp quản lý bồi dưỡng càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.

Thứ hai, phân cấp bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh góp phần cụ thể hóa các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý và phát triển giáo viên tiếng Anh.

Thứ ba, việc phân cấp tạo điều kiện để các bộ, ngành tập trung vào quản lý vĩ mô, đồng thời nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

Thứ tư, việc phân cấp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh sẽ giúp cho công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đề bạt và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh có hiệu quả hơn

Thứ năm, là cơ sở và đóng góp vào quá trình thay đổi căn bản toàn diện ngành giáo dục; đáp ứng kịp thời việc kiện toàn đội ngũ cán bộ giáo viên tiếng Anh trong hệ thống giáo dục.

Nội dung và tổ chức thực hiện:

A. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác về các lĩnh vực.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 18

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận rõ vai trò của hệ thống các trường sư phạm trong cả nước đối với việc nâng cao chất lượng giáo viên nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng và đã dành sự quan tâm cho hệ thống này. Bộ đang thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng sư phạm một cách hợp lý; đảm bảo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với các trường khu vực, các trường sư phạm trọng điểm; tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, các cơ sở bồi dưỡng nhà giáo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Trên cơ sở dự báo về nhu cầu giáo viên và căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ sẽ cân đối lại chỉ tiêu tuyển sinh, tăng chỉ tiêu đào tạo các loại hình giáo viên còn thiếu, đảm bảo đủ giáo viên cho các môn học trong đó có bộ môn tiếng Anh nhằm tạo sự cân đối trong cơ cấu đội ngũ giáo viên các cấp bậc học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần thường xuyên tổ chức hội thảo - tập huấn về đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo định hướng tiếp cận năng lực để đào tạo, bồi dưỡng giáo đáp ứng định hướng chương trình sách giáo khoa mới cho các cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên

chú trọng phát triển các năng lưc

nền tảng như: day

hoc

phân hóa, tích hơp; phát

triển chương trình nhà trường; đánh giá năng lực học sinh, năng lực ngoại ngữ, tin

hoc

và các năng lưc

tổ chứ c các hoạt động học tập của học sinh để giải quyết những

vấn đề của đời sống thực; thực hiện bài tập, thí nghiệm với các phương pháp dạy học nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh hay các sinh hoạt tập thể, hỗ trợ học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ...

tiến hành xây dựng các chuẩn mới, bổ sung, chỉnh sử a và hoàn thiên các chuẩn hiên

có, tiếp cận những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa để có đươc̣ bộ công cu ̣ hữu hiệu nhất trong công tác quản lý, xây dưng và phát triển giáo viên tiếng Anh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng triển khai các chương trình, dự án, tổ chức bồi

dưỡng và ổn định đội ngũ giáo viên tiếng Anh cốt cán cho các cấp hoc phổ thông

theo địa bàn từng trường, từng tỉnh thành.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên theo hướng thực sự tăng cường tính tự học, tự bồi dưỡng của người học theo tiếp cận phát triển năng lực, kết hợp với trách nhiệm của nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.

B. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông, các mối quan hệ là rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo và thông suốt. Cơ chế chỉ đạo có tính liên thông sẽ tạo cơ hội để linh hoạt, chủ động tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, phát huy tính tích cực và mặt mạnh vốn có của mỗi thành viên. Tính đa dạng biểu hiện ở việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng, hình thức tổ chức cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao tính thực tiễn và tính thích ứng của quá trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nhằm chuẩn hóa và phát triển năng lực, tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cấp tỉnh, thành phố cần tham mưu cho Ủy ban nhân và Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách cho công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh như: chính sách thu hút nhân tài; chính sách hỗ trợ cho giáo viên tiếng Anh đi học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; chính sách khen thưởng cho giáo viên tiếng Anh có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; chính sách khen thưởng cho giáo viên dạy giỏi. Đồng thời cần có chính sách thu hút giáo viên tiếng Anh tự nguyện tham gia công tác miền núi, hải đảo để động viên khuyến khích giáo viên tiếng Anh công tác ở vùng sâu, vùng xa.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì trong công tác tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, động viên khuyến khích kèm theo ngân sách thu hút giáo viên tiếng Anh và cán bộ giáo dục tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký các đề tài tự học, tự bồi dưỡng thành tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua, xếp loại công chức hàng kỳ, hàng năm. Tổ chức tốt các hội thảo khoa học về đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán môn tiếng Anh trung học phổ thông để tiếp thu và hỗ trợ các trường triển khai chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh, đổi mới kiểm tra đánh giá. Phát động phong trào tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong toàn thể cán bộ, giáo viên của tỉnh, thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp với Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học lập kế hoạch đầu tư, củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị - đồ dùng dạy học; đầu tư và bổ sung sách, tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cho thư viện các trường trung học phổ thông, tạo điều kiện cho giáo viên có tài liệu tự học, tự bồi dưỡng.

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, thành phố theo phân cấp quản lý giáo dục hiện hành. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý giáo dục cấp hệ thống, trực tiếp quản lý và chỉ đạo phong trào giáo dục các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh thành. Việc tăng cường hiệu quả quản lý của sở giáo dục và đào tạo trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Để phát huy hiệu quả công tác quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo cần làm tốt một số biện pháp sau:

Sở Giáo dục và Đào tạo là đầu mối quản lý quan trọng, là nơi trung gian có khả năng thiết lập mối quan hệ mật thiết với các trường đại học, các trung tâm giáo dục trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh. Sở Giáo dục và Đào tạo đảm bảo mối liên hệ khăng khít giữa các trường trực thuộc, có khả năng nghiên cứu, tổng kết và ứng dụng kinh nghiệm sư phạm tiên tiến. Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo các trường trung học phổ thông, chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Trong công tác

quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo cần quán triệt các nguyên tắc, các quan điểm chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên như:

Đảm bảo tính hiệu lực, tính hệ thống và ý thức trách nhiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm trong tất cả mọi hoạt động bồi dưỡng.

Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh, trên cơ sở đó phân hóa các nội dung và phương pháp bồi dưỡng, đảm bảo tính hợp lý, vừa sức, tạo môi trường giáo dục thân thiện và tích cực.

Liên hệ mật thiết giữa chương trình và các hình thức bồi dưỡng với động cơ, phương pháp bồi dưỡng thích hợp.

Thống nhất giữa bồi dưỡng về năng lực văn hóa, phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Trong công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, cần phải chú ý tới các thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học sư phạm, để từ đó có thể khai thác và áp dụng một cách hiệu quả.

Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên bằng mọi cách, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của mỗi giáo viên tiếng Anh.

Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch kiểm tra công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, tổ chức đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm chung cho toàn tỉnh, thành phố và từng trường trung học phổ thông trên địa bàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị luôn đi đầu trong việc đổi mới kiểm tra, thanh tra giáo viên tiếng Anh thực hiện quy chế chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức tổng kết đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn về kiến thức và phương pháp giảng dạy tích cực, có hiệu quả. Việc làm này tạo ra phong trào học tập, bồi dưỡng rộng rãi giữa các trường, đồng thời kích thích lòng tự trọng, danh dự cá nhân, tạo ra động lực, ý thức tự giác bồi dưỡng ở mỗi giáo viên tiếng Anh.

C. Đối với trường trung học phổ thông

Trường trung học phổ thông do sở giáo dục và đào tạo quản lý. Các trường trung học phổ thông phải xây dựng và kiện toàn ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở cấp trường theo hướng xã hội hóa giáo dục để tăng cường các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

Cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp nắm vai trò người lập kế hoạch, người hướng dẫn, người tổ chức, người tư vấn, người đánh giá quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh, tập trung bồi dưỡng giáo viên giỏi về chuyên môn, thông thạo về nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hội nhập, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế - chính trị của tỉnh và đất nước. Để đạt được mục tiêu trên, người cán bộ quản lý trường trung học phổ thông cần lưu ý:

Nâng cao nhận thức và quán triệt cho giáo viên nói chung và giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng mục đích, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa bồi dưỡng, tự bồi dưỡng với việc nâng cao chất lượng giáo lượng giáo viên tiếng Anh, đánh giá chất lượng giáo viên với chất lượng giáo dục để từ đó xác định ý thức, trách nhiệm, tạo động lực tự thân, tinh thần tự giác, phát huy nội lực trong hoạt động bồi dưỡng. Cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức được rằng bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh không chỉ là giải pháp tình thế mà là việc làm có tính chiến lược, thường xuyên và lâu dài. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh trung học phổ thông phải được thể hiện ở các nội dung sau:

Cán bộ quản lý ở các trường trung học phổ thông phải nhận rõ chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện để phát huy hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở cơ sở, tham mưu cho cấp trên những chủ trương, biện pháp phối hợp để tạo cơ chế liên thông trong quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Tổ chức tuyên truyền về các thành quả đạt được trong giáo dục và đào tạo, tác động lòng tự trọng, danh dự của giáo viên và tạo dư luận chung ủng hộ công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

Tuyên truyền và làm cho mỗi cán bộ, giáo viên hiểu rằng chính bồi dưỡng là phương thức hữu hiệu nhất chống lại sự lạc hậu, thiếu hụt về tri thức. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng là tiền đề tạo ra động lực cho tập thể, cá nhân trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Thông qua tuyên truyền, giáo dục, động viên, làm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh nhận thức rõ việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là một trong những yêu cầu cấp bách của cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.

Tư vấn cho giáo viên tiếng Anh xây dựng động cơ đúng đắn, thấy rõ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là trách nhiệm với đất nước, với ngành, với nhà trường, với thế hệ mai sau để bản thân theo kịp sự phát triển của xã hội, để tự khẳng định mình, để đồng nghiệp, học sinh cảm phục tin yêu.

Tổ chức hiệu và thiết thực quả các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt tập thể, thao giảng, sinh hoạt chính trị của các tổ chức đoàn thể. Có thể thông qua việc động viên khen thưởng, nêu gương người tốt, việc tốt, tự phấn đấu vươn lên bằng con đường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng ngay trong trường hoặc trong ngành để kích thích lòng tự trọng của mỗi giáo viên tiếng Anh.

Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên tiếng Anh bằng các hình thức như kiểm tra giáo án, kế hoạch giảng dạy, các bài kiểm tra định kỳ để biết được giáo viên có thể hiện nội dung đổi mới trong kế hoạch bài giảng không, đồng thời thường xuyên dự giờ cùng các tổ, nhóm chuyên môn để thấy được điểm mạmh, điểm yếu của giáo viên tiếng Anh trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ đó biết được chất lượng của đội ngũ giáo viên tiếng Anh để phân công lao động hợp lý và có biện pháp tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tốt hơn.

Công tác thi đua khen thưởng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng. Việc đánh giá, khen thưởng cần công bằng, suy xét toàn diện và tạo hiệu ứng tích cực trong toàn trường. Bên cạnh đó, ban giám hiệu nhà trường cần phát động phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng thực tế hiệu quả… từng học kỳ và hằng năm tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng động viên giáo viên tiếng Anh kịp thời và rút ra những kinh nghiệm, bài học cho những năm học tiếp theo.

3.3.2.5. Lựa chọn đơn vị, chuyên gia, cộng tác viên bồi dưỡng tiếng Anh Mục đích, ý nghĩa:

Một trong các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh là đội ngũ cán bộ tổ chức, chuyên gia, huấn luyện viên, cộng tác viên. Nhà quản lý phải lựa chọn cán bộ làm công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng, lựa chọn giảng viên, cộng tác viên phù hợp với nội dung, chương trình, chuyên đề bồi dưỡng

hay còn gọi là nguồn nhân lực cho công tác bồi dưỡng.

Lựa chọn và xây dựng được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị, cơ sở đào tạo, chuyên gia bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh với các trường trung học phổ thông sẽ tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông được tiếp cận các thành tựu mới, thông tin cập nhật hiện đại, kĩ năng kinh nghiệm giáo dục thông qua đội ngũ chuyên viên, cộng tác viên và ngược lại đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng có điều kiện tiếp cận thực tiễn giáo dục phổ thông. Điều này sẽ có lợi ích rất lớn trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở các trường sư phạm cũng như các trường trung học phổ thông.

Nội dung:

Mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở, đơn vị bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh và các trường trung học phổ thông được thể hiện thông qua các hoạt động liên kết, bồi dưỡng sau:

Phối hợp trong công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên tiếng Anh

Phối hợp tổ chức các hoạt động hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề…

Phối hợp, lựa chọn và triển khai ứng dụng các thành tựu mới về giáo dục

Phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học

Phối hợp, lựa chọn thành phần tham gia các dự án giáo dục, bồi dưỡng…

Để đổi mới được toàn diện công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, cần phải có một đội ngũ đông đảo các chuyên gia, báo cáo viên, cộng tác viên có trình độ đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của khóa bồi dưỡng. Vì vậy, ngoài lực lượng cán bộ quản lý chuyên môn, cán bộ chuyên viên phụ trách bộ môn tiếng Anh ở Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, nguồn nhân lực cho công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng có thể là đội ngũ cán bộ tổ chức, nhà khoa học, giảng viên ở các trường đại học, chuyên gia nước ngoài và giáo viên tiếng Anh cốt cán của tỉnh, thành phố.

Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, là người tham gia vào việc thiết kế và cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Muốn được như vậy thì các nhà quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trước tiên phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ cán bộ tổ chức, liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước, với các tổ chức quốc tế xây dựng đội ngũ giảng viên tương

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí