Kiểm định Cronbach Alpha với các biến ở nhóm câu hỏi 2 cho giá trị Cronbach’s Alpha = 0.711> 0.6. Hệ số tổng biến tương quan phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều > 0.3 và hệ số giá trị Cronbach’s Alpha nếu như bỏ biến đó đi (Cronbach's Alpha if Item Deleted) đều < giá trị Cronbach’s Alpha tổng, do vậy các biến đều phù hợp để đưa vào phân tích.
Bảng 2.4. Độ tin cậy của thang đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực
giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Số lượng các biến | |
0,872 | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Phát Triển Năng Lực
- Giao Lưu, Quảng Bá Văn Hóa Và Ảnh Hưởng Tích Cực
- Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Đánh Giá Các Biện Pháp Quản Lý Nhiệm Vụ Tự Bồi Dưỡng Của Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Bảng 2.5. Hệ số tương quan giữa từng biến và tổng thang đo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Hệ số tổng biến tương quan phù hợp | Hệ số giá trị Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại | |
C3_1 | 0,527 | 0,866 |
C3_2 | 0,548 | 0,864 |
C3_3 | 0,590 | 0,860 |
C3_4 | 0,615 | 0,857 |
C3_5 | 0,654 | 0,853 |
C3_6 | 0,751 | 0,842 |
C3_7 | 0,677 | 0,850 |
C3_8 | 0,656 | 0,853 |
Kiểm định Cronbach Alpha với các biến ở nhóm câu hỏi 3 cho giá trị Cronbach’s Alpha = 0.872> 0.6.
Hệ số tổng biến tương quan phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều >0.3 và hệ số giá trị Cronbach’s Alpha nếu như bỏ biến đó đi đều < giá trị Cronbach’s Alpha tổng, do vậy các biến đều phù hợp để đưa vào phân tích.
Khi kiểm tra kiểm định Cronbach Alpha với các biến ở các nhóm câu hỏi còn lại đều có giá trị Cronbach’s Alpha phù hợp.
2.2.2. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.2 cho thấy 48% cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đánh giá hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay là rất cần thiết; 44% cho là cần thiết và 8% xem hoạt động đó bình thường. Như vậy, cả cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đều đánh giá cao mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.
Đặc biệt, không cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh nào đánh giá hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay là rất không cần thiết và không cần thiết.
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh
Mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng
Bình thường
Cần thiết Rất cần thiết
8%
48%
44%
Trong bối cảnh hiện nay, ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là chìa khóa giúp chúng ta nhanh chóng phát triển hội nhập về mọi mặt, tiếp cận nền khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới trong mọi lĩnh vực.
Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho cán bộ, giáo viên trong các trường trung học phổ thông nói riêng và các cơ sở đào tạo nói chung đang được coi là ưu tiên hàng đầu.
Nhận thức mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông nói riêng cũng đã tăng đáng kể
so với những năm đầu khảo sát và triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của ngoại ngữ trong cuộc sống, học tập và lao động, công tác trong thời kỳ hội nhập, mục tiêu mới của việc dạy học ngoại ngữ, yêu cầu nâng cao năng lực của giáo viên tiếng Anh trong tình hình mới, giúp các tác nhân liên quan đến quá trình dạy học thay đổi các nhận thức, hành vi chưa đúng đối với việc dạy và học ngoại ngữ (dạy học chạy theo điểm số, đối phó thi cử, dạy chay, học lệch,thành tích ảo…) và giúp cho tất cả giáo viên tiếng Anh hiểu rõ các yêu cầu trên để yên tâm công tác và tự học để nâng cao năng lực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu mới.
Để giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
Khi phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông, chúng tôi đã ghi nhận được một số ý kiến:
“…Hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay rất cần thiết vì giáo viên tiếng Anh cần trau dồi chuyên môn thường xuyên, liên tục và trau dồi những kiến thức mới, phương pháp dạy học mới để đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc đào tạo, giảng dạy…”
(Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ) “…Hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông là rất cần thiết vì nó giúp giáo viên nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp đáp ứng được nhu cầu dạy và học tiếng Anh giai đoạn hiện nay…”
(Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Cao Bá Quát) “…Hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông là cần thiết vì hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực là những hoạt động cần phải làm thường xuyên, lâu dài…”
(Giáo viên trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt)
2.2.3. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
Khi khảo sát về đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, chúng tôi có được kết quả như sau:
Số lượng | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
C2_1 | 283 | 1 | 5 | 4,47 | 0,696 |
C2_2 | 283 | 1 | 5 | 4,49 | 0,711 |
C2_3 | 283 | 2 | 5 | 4,50 | 0,615 |
C2_4 | 283 | 1 | 5 | 4,02 | 0,697 |
C2_5 | 283 | 2 | 5 | 4,04 | 0,688 |
C2_6 | 283 | 3 | 5 | 4,13 | 0,677 |
C2_7 | 283 | 2 | 5 | 4,26 | 0,716 |
C2_8 | 283 | 1 | 5 | 4,11 | 0,730 |
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
Đánh giá mức độ cần thiết của một số nội dung
4.6
4.5
4.4
4.3
4.2
4.1
4
Đánh giá mức độ cần thiết của một số nội dung
3.9
3.8
3.7
C2_1 C2_2 C2_3 C2_4 C2_5 C2_6 C2_7 C2_8
Các số liệu này cho thấy, tuy các nội dung bồi dưỡng và nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng Anh, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng
Anh, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có phiếu chọn thang điểm dao động từ 1- 5 và có độ lệch chuẩn tương ứng là 0,615; 0,711 và 0,696, nhưng giá trị trung bình của 3 nội dung này cao nhất trong 8 nội dung bồi dưỡng mà tác giả đã liệt kê, lần lượt là 4,50; 4,49 và 4, 47. Những giá trị này sát với mức độ tối đa là thang điểm 5 được sử dụng trong phiếu khảo sát. Như vậy, hầu như cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đều khẳng định việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp tiếng Anh là rất cần thiết.
Trước yêu cầu đổi mới đối với giáo viên nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng, nội dung bồi dưỡng giáo viên được đưa vào chương trình cũng rất đa dạng, phong phú và cập nhật. Theo nghiên cứu, kinh nghiệm và quan sát của tác giả, giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông cần được trang bị kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về nhiều mặt. Một giáo viên giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt, kiến thức sâu rộng, mà còn thành thạo những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Khi có chuyên môn nghiệp vụ tốt, để có được những giờ dạy hay, hiệu quả và hấp dẫn, giáo viên tiếng Anh cần có những kĩ năng, phương pháp giảng dạy đa dạng, linh hoạt và phù hợp với người học. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp tiếng Anh, trong giai đoạn hội nhập và đổi mới, thực sự quan trọng với giáo viên tiếng Anh. Họ không chỉ sử dụng tiếng Anh để truyền đạt nội dung bài giảng và kiến thức cho học sinh, mà còn phải giao tiếp, diễn đạt quan điểm, ý kiến, tham dự hội thảo trong nước và quốc tế, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bằng cách tự học, tự đọc, nghiên cứu sách, tạp chí trong nước, nước ngoài và truy cập vô vàn các trang web giáo dục bằng tiếng Anh trên mạng để cập nhật kiến thức, nghiên cứu, chia sẻ thông tin và quảng bá hình ảnh tích cực...
Qua đánh giá ở phiếu khảo sát, nội dung bồi dưỡng thứ 3 có giá trị trung bình cao nhất (4, 5) cho thấy hầu hết mọi người đều nhận thức rất rõ vấn đề này. Duy nhất trong bảng số liệu đánh giá các nội dung bồi dưỡng, nội dung số 6 (Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh) có giá trị nhỏ nhất là 3 ứng với đánh giá thang điểm thấp nhất là 3 (bình thường) và giá trị lớn nhất là 5 ứng với đánh giá thang điểm cao nhất là 5 (rất cần thiết).
Phải thấy một điều rằng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội. Nếu biết áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, có thể chúng ta sẽ thu được những tác dụng, hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin dạy đối tượng nào, khi nào, ở đâu, bao nhiêu là vừa, tại sao cần sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên tiếng Anh cần phải suy xét thật kỹ về mọi mặt trước khi tiến hành.
Số liệu và biểu đồ cho thấy, nội dung số 4 (bồi dưỡng và phát triển năng lực văn hóa), 5 (bồi dưỡng về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học), 6 (bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh), 8 (bồi dưỡng năng lực tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu) có giá trị trung bình lần lượt là 4,02 ; 4,04 ; 4,13 và 4,11 thấp hơn so với giá trị trung bình của các nội dung còn lại.
Có thể, nội dung bồi dưỡng số 4, 8 là mới so với những khóa bồi dưỡng mà từ trước tới giờ giáo viên tiếng Anh nhận thức và tham gia cho nên giá trị trung bình thấp hơn, chỉ ở mức đánh giá cần thiết. Nội dung 5, 6 có giá trị trung bình nhỉnh hơn một chút so với giá trị trung bình của nội dung 4 và 8. Ở bậc trung học phổ thông, một số giáo viên tiếng Anh chưa tự tạo động lực hay tự xác định yêu cầu, mục đích nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu.
Tóm lại, độ lệch chuẩn có giá trị từ 0,615 – 0,730 cho thấy sự đánh giá khá đồng nhất, thường cho rằng các nội dung bồi dưỡng này là cần thiết.
Khi phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về sự cần thiết của các khóa bồi dưỡng, chúng tôi cũng thấy được những ý kiến tích cực:
“…Cần thiết vì các khóa bồi dưỡng giúp giáo viên nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp đáp ứng được nhu cầu dạy và học tiếng Anh giai đoạn hiện nay … Khóa học gần đây là khóa phương pháp tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, khóa học ứng dụng công nghệ vào dạy tiếng Anh tại Đại học Hà Nội và khóa ứng dụng tin học, công nghệ vào giảng dạy do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức...”
(Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Cao Bá Quát)
2.2.4. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
Khi khảo sát về thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, chúng tôi thu được số liệu như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
Số lượng | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
C3_1 | 283 | 3 | 5 | 4,18 | 0,633 |
C3_2 | 283 | 3 | 5 | 4,37 | 0,583 |
C3_3 | 283 | 2 | 5 | 4,22 | 0,671 |
C3_4 | 283 | 2 | 5 | 4,01 | 0,652 |
C3_5 | 283 | 2 | 5 | 3,93 | 0,688 |
C3_6 | 283 | 2 | 5 | 3,96 | 0,716 |
C3_7 | 283 | 2 | 5 | 4,19 | 0,720 |
C3_8 | 283 | 1 | 5 | 3,96 | 0,755 |
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
Lợi ích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
các trường trung học phổ thông
4.5
4.4
4.37
4.3
4.2
4.1
4.18
4.22
4.19
Điểm đánh giá
4
3.9
4.01
3.93
3.96
3.96
3.8
3.7
C3_1 C3_2 C3_3 C3_4 C3_5 C3_6 C3_7 C3_8
Qua số liệu thống kê và biểu đồ cho thấy, nội dung số 2 (giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ) có giá trị trung bình cao nhất (4,37), sát nhất với thang điểm đánh giá cao nhất 5; điều này thể hiện cả cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đều đánh giá cao nhất về lợi ích hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.
Nội dung 1 (giúp giáo viên tiếng Anh có thêm tự tin, động lực giảng dạy), nội dung 3 (giúp nâng cao năng lực ngôn ngữ và giao tiếp tiếng Anh), nội dung 7 (giúp hoàn thiện kĩ năng kiểm tra, đánh giá) có giá trị trung bình gần sát nhau lần lượt là 4,18 ; 4,22 ; 4,19 cho thấy người được khảo sát cũng thấy rõ lợi ích của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.
Nội dung 5 (giúp nâng cao năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn công việc), nội dung 6 (giúp nâng cao năng lực tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng), nội dung 8 (giúp cán bộ quản lý có thêm cơ sở đánh giá giáo viên) có giá trị trung bình lần lượt là 3,93 ; 3,96 ; 3,96 thấp nhất trong số 8 nội dung về lợi ích của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, và tương ứng chỉ nhỉnh hơn mức đánh giá thang điểm 3 (bình thường). Nhận thức được vấn đề, tuy nhiên để thực hiện và vận dụng lí thuyết được bồi dưỡng vào thực tiễn công việc, biết cách nghiên cứu, tự bồi dưỡng còn là cả một khoảng cách, quá trình tích lũy và rèn luyện. Hoặc cũng có những trường hợp giáo viên thừa khả năng để vận dụng vào hoạt động chuyên môn nhưng họ không muốn vì nhiều lí do chủ quan và khách quan như vấn đề chính sách, chế độ lương bổng, đãi ngộ, khen thưởng..., vấn đề đầu tư thời gian, tiền bạc, hy sinh việc cá nhân, thay đổi nhận thức và thay đổi bản thân...
Chỉ duy nhất trong bảng số liệu, nội dung số 8 có giá trị nhỏ nhất là 1 (rất không có ích). Điều đó thể hiện có đối tượng khảo sát thấy lợi ích giúp cán bộ quản lý có thêm cơ sở đánh giá giáo viên là rất không cần thiết.
Độ lệch chuẩn có giá trị từ 0,583 – 0,755 cho thấy sự đánh giá cao của cả cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về các lợi ích hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.