Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học

Kết luận chương 2


Trong chương 2 khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, kết quả khảo sát cho thấy các nội dung nhằm đánh giá thực trạng đều được nhận thức đúng và được đánh giá khá cao. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; việc triển khai các lớp tập huấn, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đã đạt được một số kết quả và hiệu quả nhất định. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông thường xuyên được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Giáo viên tiếng Anh cũng nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, và tự học, tự bồi dưỡng, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển năng lực.

Tuy nhiên, những hạn chế, tồn tại, khó khăn như đã được nêu ra trong phần khảo sát hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng cần phải được nghiên cứu, phân tích và xem xét một cách tổng thể và đồng bộ. Từ những thực tế đó, trước những yêu cầu mới, cơ hội và thách thức to lớn,

cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực để đạt được những lợi ích, hiệu quả thiết thực như mục tiêu đã đề ra tiến tới sẽ thực hiện thường xuyên và lâu dài.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực, trong chương 3 chúng tôi đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực và quá trình tổ chức, thực nghiệm các giải pháp trong thực tiễn.

3.1. Những định hướng xác lập các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Định hướng đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay là nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. [59]

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo là: “…Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý; có cơ chế ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác…” [2]

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 15

Chủ trương về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển giáo dục “…Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục…” [59]

Muc

tiêu cu ̣ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông:“…Tập trung

phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [59]

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành có liên quan và theo tiếp cận phát triển năng lực, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông cần được đổi mới theo hướng:

Chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh thông qua công tác bồi dưỡng, sắp xếp, đánh giá và sử dụng theo năng lực, cống hiến và hiệu quả công việc.

Tăng cường và phát huy vai trò quản lý đào tạo bồi dưỡng, phát triển và tạo cơ hội hoàn thiện năng lực, phát triển nghề nghiệp bền vững và lâu dài cho giáo viên tiếng Anh.

Đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao khả năng cống hiến, thỏa mãn nhu cầu phát triển năng lực, nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiếng Anh

3.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính pháp lý

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải tuân thủ theo luật giáo dục hiện hành và định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, có nội dung phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về công chức và quản lý công chức.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đều hướng đến việc phát triển và nâng cao năng lực của giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông trong quá trình tham gia các hoạt động bồi dưỡng. Ngoài ra, cần phải phối hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp để mang lại hiệu quả thực và cao.

Các biện pháp đưa ra có tính hệ thống, được xác định trên một trục thống nhất là quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực. Các vấn đề cốt yếu có liên quan như: phân cấp quản lý; đánh giá và sử dụng, quy hoạch; chính sách đãi ngộ…đều được đề cập.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải được xây dựng trên cơ

sở kế thừa những kết quả đã đạt được trong thực tiễn, tính kế thừa của các giải pháp còn phải được thể hiện trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học về quản lý hoạt động bồi dưỡng; nhiều biện pháp có được dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của luận án về những ý tưởng sáng tạo, đã được các cơ sở áp dụng.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải phù hợp và thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị của Việt Nam và các trường trung học phổ thông của Việt Nam. Mặt khác, do định hướng kinh tế - xã hội và nhiệm vụ phát triển lực lượng của ngành chi phối trực tiếp đến yêu cầu giáo viên các trường trung học phổ thông, nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đưa giáo

viên tiếng Anh hiện tại nhanh chóng đạt đến trạng thái mong đợi.

Các giải pháp được đưa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết các vấn đề hiện đang đặt ra trong thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất có khả năng ứng dụng, đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý. Hiệu quả chính là kết quả mong muốn, là mục đích của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính thích ứng, linh hoạt

Nguyên tắc này yêu cầu nhà lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực. Đồng thời, cần phải có các hình thức, phương pháp, biện pháp, bước đi hết sức mềm dẻo, linh hoạt mới có thể đạt kết quả, giảm thiểu những rủi ro, mâu thuẫn phát sinh.

Linh hoạt là, người lãnh đạo, quản lý không nhất thiết chỉ duy nhất tập trung thực hiện một nội dung hoạt động nào đó đã được quyết định, mà cần phải có năng lực cảm nhận có thể chuyển từ hướng hoạt động này sang hướng hoạt động khác phù hợp với sự thay đổi, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn và tầm nhìn xa hơn

cần thiết. Như vậy, người lãnh đạo, quản lý khi cần thiết, phải mở cửa đón nhận những ý tưởng mới, khả năng tư duy mới “tích cực, sáng tạo” quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực, những quá trình mới để không bỏ lỡ những vận hội, cơ hội. Lãnh đạo dựa trên nhu cầu được tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh về ý nghĩa hành động cũng như tạo ra được mục tiêu cho tổ chức như một phương pháp đặc thù chứ không phải đơn thuần là quy trình, thủ tục chính thức và được thực hiện, áp đặt giáo viên tiếng Anh thực hiện bồi dưỡng một cách máy móc, hình thức, không hiệu quả.

Nhà lãnh đạo, quản lý cần phải linh hoạt trong cách tiếp cận quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh và tận dụng tối ưu sự tương thích của các phong cách lãnh đạo và phương pháp quản lý, sao cho phù hợp với điều kiện, môi trường, hoàn cảnh và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

Nhà lãnh đạo, quản lý linh hoạt phải biết quan tâm đến môi trường, dùng người đúng việc, không ngại đổi mới, không cứng nhắc trong hành động, tránh những định kiến chủ quan, có khả năng hòa đồng với cán bộ, giáo viên, không tùy tiện điều hành và vô trách nhiệm. Mỗi nhà lãnh đạo, quản lý ở các cấp phải có khả năng xử lý những thách thức khác nhau và ứng phó linh hoạt với các thay đổi của bối cảnh quốc tế và quốc gia trên cơ sở biết nhìn nhận mọi vấn đề tiềm năng, xây dựng được kịch bản chính sách để quyết định và thực hiện các giải pháp tối ưu những thách thức mới xuất hiện từng ngày trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

3.3. Các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động bồi dưỡng của cán bộ quản lý giáo dục và hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực

Mục đích, ý nghĩa:

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng dễ dẫn đến những hành động đúng đắn và ngược lại. Nhận thức đúng về hoạt động bồi dưỡng và quản lý

hoạt động bồi dưỡng theo tiếp cận phát triển năng lực đòi hỏi cao hơn về tính chủ động, sắp xếp, kế hoạch trong công việc, năng lực tự quản lý trong công việc.

Lâu nay vẫn tồn tại một quan niệm cho rằng bồi dưỡng như là việc đào tạo bổ sung cho những người chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của luật giáo dục và yêu cầu của ngành nhằm giúp họ đạt trình độ chuẩn. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực hoặc đạt chuẩn chưa được xem là một hoạt động chuyên môn quan trọng diễn ra thường xuyên trong các nhà trường và là nhiệm vụ thường trực trong suốt cuộc đời dạy học của mỗi giáo viên. Theo quan niệm trên, việc đào tạo đạt trình độ chuẩn là cung cấp đủ hành trang cho dạy học suốt đời, nhiều người đi học bồi dưỡng chủ yếu là để lấy bằng cấp, chứng chỉ, để đáp ứng yêu cầu quy định của ngành, của đơn vị. Do đó, để đổi mới yêu cầu, mục đích, nội dung, phương thức bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực phải bắt đầu từ đổi mới nhận thức về bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Nội dung:

Giúp giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông thấy rõ và hiểu được ý nghĩa thiết thực của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực. Hoạt động đó nên được xem là một hoạt động chuyên môn quan trọng diễn ra thường xuyên trong các nhà trường và là nhiệm vụ thường trực trong suốt quá trình dạy học của mỗi giáo viên.

Bên cạnh đó, hoạt động bồi dưỡng thường xuyên sẽ xây dựng niềm tin vào khả năng thích nghi và làm chủ sự thay đổi của giáo viên tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Từ đó, giúp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh chủ động tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức về vai trò, chức năng của mình.

Bằng nhiều hình thức đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời đến cán bộ giáo viên tiếng Anh (chỉ thị, chủ trương của ngành, của thành phố, tình hình thực tiễn và nhiệm vụ của nhà trường…) nhằm làm cho mọi thành viên nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ quyền và lợi ích của mình, đơn vị mình để có định hướng đúng và thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc của mình.

Tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền để cán bộ giáo viên được biết, được bàn, được đóng góp trí tuệ trong việc phát triển, nâng cao năng lực của bản thân và

tham gia vào việc xây dựng kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn.

Tổ chức thực hiện:

Thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống giáo dục đào tạo về quan niệm bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

Cần có những biện pháp hiệu quả làm cho cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh toàn ngành thấy được viêc bồi dưỡng giáo viên là quá trình bổ sung và cập nhật kiến thức tiếp nối sau đào tạo, thể hiện quan niệm đào tạo liên tục, thường xuyên trước và trong khi làm việc. Với quan niệm đó, mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong ngành phải có ý thức và trách nhiệm học tập “suốt đời” nhằm không ngừng tích lũy, phát triển phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ, tạo nên tiềm lực của bản thân, kiểm soát và đáp ứng mọi sự thay đổi liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, và trước những biến động của xã hội.

Bồi dưỡng mà cốt lõi là tự bồi dưỡng, là quá trình biến đổi nội tại, trong đó chủ thể tiếp nhận, thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong bản thân mình, do đó đòi hỏi giáo viên tiếng Anh phải có ý thức tự giác, chủ động tích cực học tập và bồi dưỡng, phải rèn cho mình thói quen và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích và tổng hợp.

Để làm cho cán bộ, giáo viên tiếng Anh có thể đổi mới nhận thức về bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo nội dung trên cần phải:

Đưa hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trở thành nhiệm vụ hoạt động chuyên môn thường xuyên trong tổ và nhà trường và là nhiệm vụ của mỗi giáo viên.

Có những quy chuẩn thành số tiết mỗi giáo viên tiếng Anh phải thực hiện và tham gia bồi dưỡng nhằm phát triển và đạt chuẩn về cả chuyên môn, nghiệp vụ.

Kết quả bồi dưỡng phải là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động chuyên môn của trường và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giáo viên tiếng Anh.

Có thể tham khảo làm tiêu chí khen thưởng, xếp bậc lương hoặc tăng phụ cấp cho giáo viên tiếng Anh. Các cấp quản lý giáo dục, hàng năm, chỉ đạo các đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng một cách nghiêm túc, thực chất và hiệu quả.

Thể hiện nhất quán quan niệm bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo hướng tiếp cận phát triển năng lực và theo chuẩn trong các chủ trương của ngành và của đơn vị.

Quy chế quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nên được thống nhất và ban hành trong toàn ngành, trong đó xác định rõ:

Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nhằm nâng cao và phát triển năng lực là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của mỗi giáo viên.

Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh được thực hiện chủ yếu bằng phương thức tại chỗ trong suốt cả năm học mà cốt lõi là hình thức tự bồi dưỡng kết hợp với việc tham gia các khóa bồi dưỡng nếu có kế hoạch và yêu cầu.

Trong quy chế cần quy định rõ trách nhiệm quản lý, nội dung, phương thức quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh của từng cơ sở.

Xây dựng quy trình, nội dung, tiêu chí kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách thiết thực, hiệu quả, chính xác.

Quy định các chính sách cụ thể cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh như: kinh phí bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ kinh phí, tài liệu được chọn lọc kĩ cho giáo viên tiếng Anh tích cực bồi dưỡng và đem lại hiệu quả và thành tích thiết thực trong công tác, có chế độ khen thưởng và đãi ngộ như nâng lương trước thời hạn, phân ngạch, hạng giáo viên, tham gia vào các hoạt động quản lý và bồi dưỡng nếu có nhu cầu và có năng lực…

Bên cạnh đó, cũng thường xuyên làm tốt công tác đánh giá, phân loại, sàng lọc đội ngũ giáo giáo viên tiếng Anh nhằm:

Đánh giá xác định trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên, xác định những ưu điểm và hạn chế, tiến hành phân loại làm cơ sở xây dựng chương trình kế hoạch và yêu cầu bồi dưỡng cho mỗi giáo viên tiếng Anh.

Để đánh giá, phân loại và sắp xếp giáo viên chính xác, công bằng, khách quan cần phải cập nhật thường xuyên kết quả tự học, tự bồi dưỡng và chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học của giáo viên tiếng Anh trên cơ sở tự đánh giá trước, sau đó là đánh giá của đồng nghiệp và đánh giá của cán bộ quản lý. Mặt khác khi triển khai phải đảm bảo công khai, dân chủ trong quá trình đánh giá phân loại.

Có hình thức khiển trách và nhắc nhở nếu giáo viên tiếng Anh thoái thác tham gia các hoạt động bồi dưỡng khi được yêu cầu hoặc vi phạm các khuyết điểm, hoặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023