Giao Lưu, Quảng Bá Văn Hóa Và Ảnh Hưởng Tích Cực

định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

Giáo dục nói chung, giáo dục trung học phổ thông ở Việt Nam nói riêng phải đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của bối cảnh phát triển về mọi mặt hiện nay. Từ đó dẫn đến yêu cầu mới về nâng cao chất lượng giáo dục mà trước hết là chất lượng giáo dục phổ thông, phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt bồi dưỡng, phát triển giáo viên tiếng Anh cũng là xây những cầu nối với thế giới.

1.7.1.2. Giao lưu, quảng bá văn hóa và ảnh hưởng tích cực

Trong xu thế phát triển hiện nay, văn hoá và con người đang được các quốc gia trên thế giới coi là nguồn nội lực quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. Văn hoá là vai trò nền tảng của nội lực và con người là nhân tố quyết định của nội lực. Ở Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng luôn coi trọng vấn đề văn hoá và con người. Cùng với việc đề cao yếu tố con người, văn hoá được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong số những mục tiêu gián tiếp của việc dạy và học tiếng Anh giúp người học hiểu biết thêm về đất nước, văn hóa, con người, phong tục, tập quán của các nước nói tiếng Anh để từ đó có thể hội nhập, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, thấy được vẻ đẹp của các nền văn hóa và của dân tộc Việt Nam.

1.7.1.3. Sự quốc tế hóa tiếng Anh

Tiếng Anh, ngôn ngữ toàn cầu, là phương tiện để mọi người từ các nước khác nhau có thể giao tiếp, hiểu được nhau. Các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu, các công ty đa quốc gia… cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. Để không trở thành một vị khách, một người bạn “không thể giao tiếp hiệu quả”, chúng ta cần học để sử dụng tiếng Anh phục vụ cho mục đích chung và của riêng mình, nhất là khi Việt Nam, quốc gia của chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và giao lưu rộng rãi. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và là công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển.

1.7.1.4. Nguồn học liệu mở, phong phú

Kể từ khi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) bắt đầu đưa nội dung các môn học lên Internet vào đầu năm 2001, nhiều trường đại học lớn khác ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới đã truy cập và sử dụng làm tài liệu hỗ trợ trong giảng dạy học tập và nghiên cứu. Kết quả là đã tạo ra một phong trào trên thế giới trong việc ứng dụng và phát triển các nguồn học liệu mở để thúc đẩy giảng dạy và nghiên cứu rất hiệu quả. Mục tiêu phát triển nguồn học liệu mở của các đại học lớn như MIT, ngoài việc chia sẻ kiến thức của mình với bên ngoài, còn đem lại cho họ nhiều lợi ích.

Đưa nội dung các môn học lên mạng sẽ thúc đẩy chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của người học nhờ môi trường mở cạnh tranh. Giáo viên đưa tài liệu nên mạng luôn phải có trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng môn học. Người học có thể tìm hiểu các môn học kỹ hơn trước khi lựa chọn môn học và lớp học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Mô hình học liệu mở tạo điều kiện cho người học và giáo viên ở các khoa và các bộ môn khác nhau có thể học hỏi và hợp tác liên ngành trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Và đương nhiên, học liệu mở giúp quảng bá hình ảnh của trường với thế giới cũng như đặt bản thân trường vào vị trí cạnh tranh cao hơn.

Dự án học liệu mở thành công thể hiện tầm nhìn và các nguyên tắc cơ bản trong phát triển giáo dục; đó là: tính mở, minh bạch và cạnh tranh (openness, academic integrity and competitiveness).

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 10

Thống kê từ các nguồn học liệu mở cho thấy, phần lớn những người truy cập vào những học liệu mở này hiện là sinh viên, giáo sư, giảng viên và những người tự học. Trong số đối tượng tự học, chủ yếu là những người đã tốt nghiệp đại học, đang đi làm và có nhu cầu học tập thêm để bồi dưỡng bổ sung kiến thức mới. Có tới hơn một tỷ trang Web sử dụng tiếng Anh. Nghiên cứu khoa học máy tính, đọc các bài báo chuyên môn kỹ thuật không mấy khó khăn, hoặc viết những bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế.

Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề cần xem xét, cân nhắc thật kỹ khi sử dụng nguồn học liệu mở như vấn đề nội dụng, chất lượng, sự kiểm duyệt, quản lý mục

đích sử dụng…; các nguồn học liệu mở có thực sự kích thích tìm tòi, động não, tư duy sáng tạo, có làm giảm nhẹ vai trò của nhà trường, người thầy…

1.7.2. Yếu tố chủ quan

1.7.2.1. Thay đổi trong và ngoài nhà trường

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tiếng Anh đóng vai trò then chốt, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Vì vậy, việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức và kỹ năng tiếng Anh vững vàng là vấn đề mà những bậc phụ huynh cũng như các trường học quan tâm, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông. Tuy nhiên, để chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các trường trung học phổ thông ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập, vấn đề quan trọng nhất phần lớn phụ thuộc vào vai trò của giáo viên tiếng Anh. Những định hướng thay đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo là rất cần thiết và chỉ có thể giải quyết được khi có giáo viên tiếng Anh đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Có thể thấy, nhiệm vụ đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới, với trách nhiệm lớn hơn của giáo viên tiếng Anh nói riêng và cán bộ quản lý giáo dục. Mỗi thầy, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về chuyên môn, có năng lực và có thể truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống, ảnh hưởng tích cực... tới mỗi học sinh.

Trong nhà trường nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh chịu tác động bởi nhiều yếu tố như các chính sách, hoạt động quản lý, yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.

Vai trò của giáo viên và nhà trường đang thay đổi, và những kỳ vọng về họ cũng vậy: giáo viên được yêu cầu dạy trong những lớp học đa văn hóa, phải giúp các học viên có những nhu cầu đặc biệt hòa nhập, sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả trong giảng dạy, tham gia vào quy trình đánh giá và giải trình, và khuyến khích phụ huynh hợp tác với nhà trường [132]. Hơn nữa, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về giảng dạy diễn ra gần đây đã lưu ý rằng giáo viên cần giúp học sinh không chỉ có “những kỹ năng dễ dạy nhất và dễ kiểm tra nhất”, mà quan trọng hơn cả là cách suy nghĩ (sự sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kĩ năng đưa ra quyết định làm và học tập); cách thức làm việc (giao tiếp và hợp tác); các công cụ

để làm việc (bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông); và các kỹ năng về công dân, về cuộc sống, sự nghiệp và trách nhiệm của cá nhân và xã hội để đạt thành công trong nền dân chủ hiện đại. [133]

1.7.2.2. Nhu cầu học tập, tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh

Quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên tiếng Anh phải liên tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để tránh lạc hậu trước nhưng biến đổi không ngừng của của xã hội. Tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu là hoạt động thiết thực nhất trong quá trình tự hoàn thiện của bản thân mỗi giáo viên tiếng Anh để nâng cao năng lực và vị thế.

Sự phát triển nghề không ngừng của giáo viên có liên quan mật thiết tới việc cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong giáo dục, đồng thời cũng tăng cường sự tận tâm với nghề, bản sắc riêng và sự hài lòng với công việc của họ. Mặc dù có liên quan tới các đặc điểm và hạn chế riêng của từng trường học và hệ thống giáo dục quốc gia [132], năng lực giáo viên có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thành tích của học sinh: ba phần tư sự ảnh hưởng của trường học đến kết quả của học sinh do ảnh hưởng giáo viên. [139]

Yếu tố nhận thức và hành động luôn có mối quan hệ biện chứng gắn kết với nhau trong mọi hoạt động, trong đó nhận thức đúng thì dễ có hành động đúng. Để phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông có hiệu quả, trước hết mỗi giáo viên tiếng Anh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, phát triển và chuẩn hóa trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng.

Cùng với yêu cầu nhận thức nêu trên, năng lực tự thân, tự nhận thức của giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông về tự bồi dưỡng hoặc tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố mang tính nội lực góp phần quyết định đến phát triển chính bản thân họ; bởi vì trong các yếu tố tác động đến sự trưởng thành của mỗi con người có yếu tố khách quan và chủ quan của mỗi con người đó. Các yếu tố khách quan tác động đến bản thân của mỗi con người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ là yếu tố ngoại lực. Trong quá trình phát triển bản thân, yếu tố nội lực đó giúp giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để trang bị cho chính họ đủ điều kiện, đủ trình độ, đảm bảo đủ năng lực và phẩm chất; đồng thời giúp cho các tác động bên ngoài như công tác đào tạo, bồi dưỡng

của các cơ quan quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả hơn.

Việc bồi dưỡng, liên tục cập nhật phát triển tích cực, việc tự học, tự bồi dưỡng, ý thức trách nhiệm của giáo viên là các hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu mới. Chính vì vậy, giáo viên tiếng Anh cần xác định việc bồi dưỡng chuyên môn, phát triển năng lực là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi bản thân giáo viên phải kiên trì, nỗ lực nhiều trong tự học, tự rèn và tham gia bồi dưỡng.

1.7.2.3. Môi trường học tiếng Anh

Có nhiều môi trường học tiếng Anh khác nhau, điển hình là môi trường ngôn ngữ thứ hai, môi trường nhúng và môi trường ngoại ngữ. Phân biệt giữa các môi trường học ngôn ngữ không chỉ giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp tiếp cận, mà còn giúp người học định hướng cho quá trình học tiếng Anh ở hiện tại và tương lai.

Môi trường ngôn ngữ thứ hai (second language setting): là môi trường mà ngôn ngữ được học đồng thời cũng được sử dụng phổ biến tại quốc gia đó. Chẳng hạn người Việt học tiếng Anh tại Anh, Mỹ, Australia. Môi trường học ngôn ngữ thứ hai được phân biệt thành hai môi trường khác nhau, gồm môi trường trong phòng học (classroom setting) và môi trường ngoài phòng học, thường được gọi là môi trường tự nhiên (natural setting). Khi tiếng Anh được học trong môi trường này, người ta gọi đó là học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Ở môi trường sử dụng tiếng Anh, nhu cầu học tiếng Anh có tính sống còn. Người học tiếng Anh cần sử dụng ngôn ngữ ở mọi khía cạnh của đời sống thường ngày. Giao tiếp trong phòng học tiếng Anh bao gồm giao tiếp giữa giáo viên - học sinh và giao tiếp giữa học sinh với nhau. Học sinh trong lớp tiếng Anh tại nước bản xứ thường có tính đa ngôn ngữ, họ chỉ có thể giao tiếp được với nhau bằng tiếng Anh. Nói cách khác, ở môi trường học như vậy, tiếng Anh vừa là điều kiện, vừa làm phát nhu cầu giao tiếp tự nhiên ngay từ phòng học. Môi trường tiếng Anh không những tạo áp lực, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học vì ngôn ngữ được thực hành thường xuyên.

Môi trường ngoại ngữ (foreign language setting): là môi trường mà tiếng Anh không được sử dụng phổ biến, như học tiếng Anh tại Việt Nam. Trong trường hợp này, tiếng Anh được gọi là ngoại ngữ. Nhưng ở môi trường ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ lại hiển nhiên là nhu cầu và người học cũng không có áp lực học tiếng Anh mang tính sống còn. Ở môi trường ngoại ngữ, người học có thể lựa chọn giao tiếp với

nhau bằng tiếng Việt, nhất là đối với trẻ em, nhiều khi sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách vô thức.

Môi trường nhúng (Immersion Setting): Ngoài môi trường ngôn ngữ thứ hai, môi trường ngoại ngữ, chúng ta có môi trường thứ ba là môi trường nhúng. Đó chính là các trường học mà tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy, học tập trong phòng học như các trường quốc tế tại Việt Nam. Trong môi trường này, học sinh được tiếp xúc với tiếng Anh tất cả các ngày học trong tuần. Hết thời gian học tại trường, học sinh trở lại với môi trường ngôn ngữ thứ nhất, hay tiếng mẹ đẻ. Đặc điểm của môi trường nhúng cũng giống như môi trường ngoại ngữ ở chỗ tiếng Anh không được sử dụng làm phương tiện giao tiếp hàng ngày, nhưng khác môi trường ngoại ngữ là tiếng Anh được sử dụng để giảng dạy các môn học khác như toán, lí, hóa... Mức độ “nhúng” của ngôn ngữ thường cũng khác nhau.

Hiện nay ở Việt Nam, chỉ phổ biến là môi trường ngoại ngữ. Việc dạy và học tiếng Anh trên lớp vẫn còn thiên về ngữ pháp, cấu trúc và người học chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. Nếu như, khi sống trong môi trường mà mọi người xung quanh đều sử dụng thông thạo ngôn ngữ mình đang học, người học ngoại ngữ có cơ hội được thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ đó. Trong môi trường như vậy, người học buộc phải xác định động cơ học tập rõ ràng, phải học tập để có khả năng giao tiếp và để đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong môi trường đó. Người học cũng có cơ hội sử dụng ngôn ngữ mình đang học, kiểm tra - đánh giá khả năng và sự tiến bộ của chính mình. Ngoài ra, họ còn liên tục nhận được sự giúp đỡ của những người sống xung quanh, bắt chước cách nói của họ và đôi khi được những người bên cạnh sửa lỗi nếu như sử dụng ngôn ngữ chưa chuẩn xác. Vì vậy, bên cạnh việc đa dạng hóa chương trình để đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, thực hiện đa dạng hóa học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ là rất cần thiết.

1.7.2.4. Các chế độ, chính sách

Các đơn vị, trường học đánh giá việc bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh là quyền lợi học tập nhưng cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên tiếng Anh để từ đó xây dựng các chế độ, chính sách, những biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhằm

động viên, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành các đợt bồi dưỡng và đạt kết quả tốt nhất.

Các chế độ, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời sẽ tạo niềm tin, động lực cho giáo viên tiếng Anh tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên có năng lực phải được trọng dụng, được đối xử sao cho họ cảm thấy nhu cầu hoàn thiện cá nhân của mình được đánh giá cao bằng cả vật chất và tinh thần. Nếu chính sách không có sự phân biệt giữa người có năng lực qua thường xuyên tự bồi dưỡng với người có năng lực thấp hơn thì sẽ không tạo ra được môi trường thúc đẩy sự tự chủ trong bồi dưỡng năng lực.

Kết luận chương 1


Với xu thế hội nhập và sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập các tổ chức quốc tế, để cạnh tranh có hiệu quả, giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và có năng lực, chất lượng cao. Đồng thời, giáo dục cũng phải góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại cũng đang có những khó khăn lớn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng, nhất là trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển giáo viên tiếng Anh có đủ năng lực thích ứng với những thay đổi chủ quan, khách quan, trong và ngoài nhà trường.

Giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông bên cạnh đạt chuẩn phải đạt được các tiêu chí được nêu rõ trong khung năng lực, ngoài ra, giáo viên tiếng Anh được đánh giá là có năng lực khi có các yếu tố như năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực văn hóa, liên văn hóa, kĩ năng và phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, hiểu biết đầy đủ về người học, tạo được môi trường ngoại ngữ tích cực trên lớp. Ngoài ra, giáo viên tiếng Anh có năng lực phải hiểu và sử dụng được nhiều kỹ thuật giảng dạy khác nhau, có thể áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong soạn giảng và trình bày - tổ chức hoạt động trong lớp học. Bên cạnh đó, giáo viên tiếng Anh cần có khả năng tự điều chỉnh để phát triển bao gồm khả năng hợp tác và ý thức chia sẻ; tự đánh giá được các vấn đề liên quan đến năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện được điểm cần nghiên cứu, cải tiến, phát triển, biết tự tìm tòi học hỏi, tự bồi dưỡng, thử nghiệm các cải tiến và áp dụng trong thực tế công việc nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng ngày càng cao.

Để nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ trong các trường trung học phổ thông một cách vững chắc, hiệu quả cần phải đổi mới công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống các cơ sở lý luận về bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực, để từ đó trên cơ sở phân tích lý luận, khảo sát và phân tích

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí