Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng tìm hiểu thực trạng quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh.
Bảng 2.10. Đánh giá các biện pháp quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Số lượng | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
C6II_1 | 283 | 2 | 5 | 3,80 | 0,582 |
C6II_2 | 283 | 2 | 5 | 3,68 | 0,646 |
C6II_3 | 283 | 2 | 5 | 3,57 | 0,713 |
C6II_4 | 283 | 2 | 5 | 3,71 | 0,681 |
C6II_5 | 283 | 2 | 5 | 3,51 | 0,691 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Độ Tin Cậy Của Thang Đánh Giá Của Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Tiếng Anh Về Lợi Ích Của Hoạt Động Bồi Dưỡng Và Phát Triển Năng Lực
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học
- Nhóm Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Hướng Tới Sự Phát Triển Năng Lực Bền Vững
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 17
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.8. Đánh giá các biện pháp quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Biện pháp quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng của
giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông
3.8
3.8
3.6
3.68
3.71
3.57
3.4
3.51
3.2
Điểm đánh giá
C6II_1
C6II_2
C6II_3
C6II_4
C6II_5
Khi thu thập và phân tích đánh giá các biện pháp quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông từ phiếu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh, chúng tôi thấy các nội dung: Tự xác định nhu cầu của bản thân và yêu cầu của công việc (0,582); chỉ đạo, định hướng nội dung tự bồi dưỡng năng lực tiếng Anh (0,646); chỉ đạo bộ phận kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng (0,713); thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng (0,681); tổ chức để giáo viên báo cáo kết quả tự bồi dưỡng (0,691) đều đạt độ lệch chuẩn đạt và trên mức quy định. Điều này chứng tỏ rằng cả cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đều nhận thức và đánh giá cao các
biện pháp quản nhiệm vụ tự bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông được đề xuất.
Việc tự xác định nhu cầu của bản thân và yêu cầu của công việc đạt giá trị trung bình là 3,80, cao hơn so với các biện pháp khác thể hiện rằng giáo viên tiếng Anh cũng đã nhận thức được tầm quan trọng ý thức của mỗi cá nhân trong việc xác định mục đích, nhu cầu để từ đó xác định cho mình hướng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Việc chỉ đạo bộ phận kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng có giá trị trung bình là 3,57, tuy thấp hơn so với giá trị trung bình của các biện pháp khác nhưng cũng cho thấy việc kiểm tra giám sát được xác định là một trong các biện pháp cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng, trên thực tế, khá khó khăn cho các nhà quản lý.
Làm thế nào để có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh? Liệu giáo viên tiếng Anh có sẵn sàng và tích cực khi kết hợp với cán bộ quản lý kiểm tra quá trình và kết quả tự bồi dưỡng của mình? Và giáo viên tiếng Anh tự bồi dưỡng đạt kết quả tốt sẽ có ích lợi gì hơn những giáo viên không tự bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng mà không đạt hiệu quả? Đó là những vấn đề có thể nảy sinh và cần suy nghĩ khi các nhà quản lý thiết kế các hoạt động để quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiếng Anh.
2.2.6.3. Thực trạng sắp xếp, đánh giá và sử dụng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Bảng 2.11. Đánh giá các biện pháp quản lý sắp xếp, đánh giá và sử dụng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
Số lượng | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
C6III_1 | 283 | 1 | 5 | 3,78 | 0,699 |
C6III_2 | 283 | 2 | 5 | 3,69 | 0,715 |
C6III_3 | 283 | 1 | 5 | 3,53 | 0,721 |
C6III_4 | 283 | 2 | 5 | 3,75 | 0,691 |
C6III_5 | 283 | 2 | 5 | 3,69 | 0,660 |
C6III_6 | 283 | 1 | 5 | 3,80 | 0,679 |
C6III_7 | 283 | 2 | 5 | 3,69 | 0,585 |
Biểu đồ 2.9. Đánh giá các biện pháp quản lý sắp xếp, đánh giá và sử dụng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SẮP XẾP, ĐÁNH GIÁ VÀ
SỬ DỤNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
3.85
3.8
3.75
3.7
3.65
3.6
3.55
3.5
3.45
3.4
3.35
3.78
3.8
3.75
3.69
3.69
3.69
Điểm đánh giá
3.53
C6III_1 C6III_2 C6III_3 C6III_4 C6III_5 C6III_6 C6III_7
Khi phân tích đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, các biện pháp: kế hoạch sắp xếp, sử dụng giáo viên (0,699), đánh giá và sử dụng giáo viên theo năng lực (0,715), sử dụng theo nguyện vọng của giáo viên (0,721), sử dụng theo yêu cầu cơ cấu và đề nghị của tổ bộ môn (0,691), sử dụng theo yêu cầu của nhà trường (0,660), sử dụng theo yêu cầu (0,679), quy hoạch của cấp trên, kết hợp các biện pháp trên (0,585) đều có độ lệch chuẩn đạt quy định. Các giá trị trung bình, dao động từ 3,53 – 3,80, cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát đều đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông trên mức trung bình. Hiểu và đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng, nhưng việc tổ chức, thực hiện và duy trì các biện pháp này như thế nào để đạt hiệu quả vẫn còn là vấn đề cần phải xem xét và đi vào thực tế.
2.3. Nhận xét và đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các nội dung nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông đều được nhận thức đúng, rõ ràng và được đánh giá khá cao:
(1) Mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay.
(2) Mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
(3) Lợi ích của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông.
(4) Tần suất các khóa bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông đã tham gia.
(5) Những khó khăn khi giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
(6) Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực.
Tuy nhiên, qua phỏng vấn, trò chuyện kết hợp với việc quan sát, kinh nghiệm và thực tế, chúng tôi nhận xét và đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông như sau:
2.3.1. Điểm mạnh
Có sự chuyển biến trong nhận thức xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với chất lượng nguồn nhân lực, đối với đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhanh, sâu, rộng. Qua đó, ý thức dạy - học, tự học, sử dụng ngoại ngữ của nhà giáo, học sinh, sinh viên, người lao động được nâng lên.
Các cấp, ngành, cơ sở có đánh giá, báo cáo và rút kinh nghiệm từ thực tế bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nhằm phát triển năng lực. Ưu tiên tập trung vào đội ngũ, đầu tư cho giáo viên, khuyến khích các giáo viên tiếng Anh tự bồi dưỡng.
Về phía nhà trường, giáo viên tiếng Anh cũng được tạo điều kiện về giờ dạy, kinh phí và các chế độ ưu đãi cho giáo viên khi tham gia tập huấn để họ yên tâm tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn theo yêu cầu của Bộ và Sở giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới dạy học ngoại ngữ; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu trong nước và quốc tế nhằm tạo môi trường học tập và sử dụng ngoại ngữ bền vững; tổng kết, phổ biến kinh nghiệm xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ… Qua đó, lựa chọn những đơn vị tiêu biểu để phổ biến, nhân rộng điển hình; có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hoạt động chỉ đạo chưa hiệu quả, chưa có sự phối hợp tốt giữa các sở, ban ngành. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng còn chậm, hình thức. Trong nhiều bản kế hoạch, mục tiêu chưa cụ thể, thiếu các chỉ số hoạt động rõ ràng dẫn đến khó khăn trong phối hợp và đánh giá hiệu quả.
Đồng thời, việc rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ đội ngũ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa thực sự chuyên nghiệp. Phương thức bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa phù hợp với thực tế và điều kiện dạy học của giáo viên; không giám sát chặt chẽ việc đánh giá kết quả bồi dưỡng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, tại nhiều cơ sở, việc phân bổ kinh phí không cân đối giữa các hạng mục chi; chi quá nhiều cho thiết bị; mua sắm không dựa trên đánh giá nhu cầu thực tế, không xem xét khả năng có thể khai thác tốt tại địa phương, đơn vị, vì vậy thiếu hiệu quả, không đồng bộ, lãng phí.
Giáo viên tiếng Anh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian giữa thời lượng giảng dạy trên lớp, công việc gia đình và bảo đảm việc học lại ngoại ngữ.
Trình độ giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn không chỉ do việc đào tạo trong các trường sư phạm, do sự cố gắng của bản thân giáo viên mà còn do bị mai một trong quá trình giảng dạy.
Tâm lý sau khóa học, việc sử dụng tiếng Anh trong việc giảng dạy có thay đổi không, có giúp giáo viên tiếng Anh thường xuyên nâng cao trình độ không hay vẫn chỉ là hình thức, cũng là một điều đáng phải suy nghĩ.
Có ý kiến giáo viên cho rằng hiệu quả của các lớp bồi dưỡng về phương pháp học là chưa cao vì không phù hợp với điều kiện giảng dạy của họ. Một số khác có tâm lý ngại thay đổi, và sau khi bồi dưỡng đạt chuẩn xong họ lại quay trở về theo lối dạy cũ.
Cũng có ý kiến cho rằng, bồi dưỡng về năng lực ngôn ngữ ở một số đơn vị quá cao so với nhu cầu cần sử dụng. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng thường xuyên và đặc biệt là tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế có thể dẫn đến tình trạng kéo chất lượng giáo viên tiếng Anh gần về lại với điểm xuất phát sau một thời gian.
Gặp khó khăn trong việc khuyến khích giáo viên tiếng Anh tham gia bồi dưỡng, học tập nâng cao năng lực trình độ bởi tâm lý giáo viên lâu nay quen đi dạy chứ không phải đi học.
Kinh phí bồi dưỡng do ngân sách thành phố cấp, sở cũng yêu cầu các trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên, như sắp xếp giờ dạy hợp lý, thậm chí đào tạo trực tuyến, bồi dưỡng vào buổi tối nhưng vẫn có không ít giáo viên chưa thật sự nhiệt tình vì có thể họ còn vừa đi học vừa đi dạy thêm hoặc lo toan cuộc sống gia đình.
Một số giáo viên nói rằng họ không ngại được bồi dưỡng mà họ chỉ sợ sau khi đi học về, dạy theo phương pháp mới thì được lợi lộc gì, học sinh của họ được gì khi thi cử hiện nay không đổi mới? Chẳng may sai hướng, học sinh lớp này thua kém lớp kia, trường này thua trường kia thì trách nhiệm đa phần đổ hết lên đầu người thầy.
Việc học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế bởi thiếu thời gian. Đa số giáo viên tới lớp học bồi dưỡng chỉ vì nhiệm vụ chứ chưa hoàn toàn tập trung cho việc học. Khi học xong, các thầy cô giáo cũng không có nhiều thời gian ôn tập do vẫn phải đảm đương công việc giảng dạy ở nhà trường. Mục tiêu nâng chuẩn trình độ là cần thiết nhưng cũng gây tâm lý căng thẳng, nhiều nơi, giáo viên sợ bị sa thải hoặc chuyển công tác khác do không theo được.
Theo một số giáo viên, giáo viên tiếng Anh ở tỉnh, huyện xa trung tâm rất khó đạt chuẩn, nhất là phần nói và nghe, vì một phần các giáo viên ở đó không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với người nước ngoài, hoặc chưa có động lực thích hợp.
Còn thiếu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Một số giáo viên còn ngại tự học và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngại đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh; việc kiểm tra đánh giá học sinh còn thiên về hình thức; quá trình dạy học chưa đi sát và chưa dành thời gian nghiên cứu về phong cách học tập của học sinh trung học phổ thông để có các phương pháp dạy học tiếng Anh phù hợp.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
Một số giáo viên và cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông chưa nhận thức đầy đủ về vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý chưa hiểu kỹ về hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh không phải là một chủ trương áp đặt không được cân nhắc mà là một nhu cầu nhằm đổi mới và cải tiến phương pháp dạy và học tiếng Anh để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học của mỗi giáo viên.
Sức ỳ theo thói quen và sự mai một, chán chường trong quá trình giảng dạy lâu ngày theo lối mòn ở giáo viên. Một số giáo viên chưa chủ động tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng và chủ động chuyển sang phương pháp dạy học tiếng Anh tích cực, dạy theo vấn đề, đặt ra tình huống, thực hành giao tiếp theo cặp và nhóm nhỏ, thảo luận nhóm…nhằm tăng tính tích cực học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên do đã quen với “nếp nghĩ”, “nếp làm” hàng chục năm nay về phương pháp dạy học tiếng Anh; do đó đến nay vẫn đang trong giai đoạn (về mặt tâm lý) khó chấp nhận việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh hoặc còn có những biểu hiện khó chịu khi tham gia bồi dưỡng hoặc được khuyến khích tự bồi dưỡng tiếng Anh.
Những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt gia đình và các mối quan hệ xung quanh cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Trên thực tế, những khó khăn này ảnh hưởng chủ yếu tới công việc giảng dạy, sự nhiệt tình, tâm huyết và phấn đấu, bồi dưỡng của giáo viên. “Có thực mới vực được đạo”, giáo viên cũng như những người bình thường khác trong xã hội, đều có gia đình để quan tâm, chăm sóc, lo lắng và đó cũng là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Khi những khó khăn đó đè nặng lên người giáo viên, họ sẽ không ít thì nhiều giảm bớt tâm huyết và thời gian đáng lẽ chỉ đầu tư vào chuyên môn, nghiệp vụ, khẳng định vị trí trong công việc và trong xã hội, thì nay để giải quyết những khó khăn đó.
Chính sách cào bằng, bao cấp và thành tích ảo trong giáo dục phần nào đó tạo ra một số giáo viên ỷ lại, dựa dẫm và luồn lách, “khôn khéo” để sống chung. Một số giáo viên khác tích cực bị chú ý, chia rẽ hoặc lôi kéo dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực hoặc cũng trở thành “giống đám đông tiêu cực” cho an toàn và thanh thản.
Thiếu các chính sách hiệu quả và thiết thực nhằm khuyến khích tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên. Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn chưa có sự tác động phù hợp đến mọi giáo viên trong nhà trường làm tăng sự nhiệt tình, nỗ lực phấn dấu đạt các mục tiêu mà nhà trường đề ra hàng năm.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả và thiết thực. Nhiều trường đã đầu tư khá nhiều kinh phí vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tuy nhiên, việc tận dụng các trang thiết bị đó dường như đã bị lãng quên và đôi khi còn sử dụng một cách hình thức hoặc chỉ khi nào có thao giảng, dự giờ…Chỉ khi nào giáo viên thuần thục và thấy việc sử dụng trang thiết bị hiện đại và công nghệ thông tin là nhàn và hiệu quả hơn không sử dụng, lúc đó họ mới chủ động và tích cực sử dụng mà không cảm thấy bị ép buộc hay phức tạp.