Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực

thực tiễn sẽ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Chương 2 trình bày khái quát về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, quy trình nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông, phân tích và bàn luận về kết quả khảo sát, thực trạng và những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

2.1. Giới thiệu nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông và đưa ra những nhận định, căn cứ khách quan, chủ quan cho việc xác định các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

2.1.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát

Luận án khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên Sở giáo dục và Phòng giáo dục, Trường trung học phổ thông chủ yếu ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long - Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Hà

Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Hà Nội mở rộng địa giới hành chính là sự kiện quan trọng đối với ngành giáo dục Hà Tây cũ, là điều kiện thuận lợi để phát triển. Cơ sở vật chất được đầu tư bài bản, hiệu quả tạo sự thay đổi lớn chưa từng có. Khi được tiếp cận với cách quản lý, phương pháp dạy học mới, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Một thành tích hết sức quan trọng của giáo dục Thủ đô sau khi mở rộng địa giới hành chính không thể không nhắc đến, đó là Hà Nội tiếp tục giữ vững và có nhiều cải tiến trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Học sinh Hà Nội tiếp tục giành nhiều thành tích ấn tượng trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh, thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước.

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, và vùng biển và hải đảo. Xác định giáo dục và đào tạo là khâu đột phá quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục. Nhờ có những chính sách hiệu quả, sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục, những năm gần đây, ngành giáo dục Quảng Ninh đã thu được nhiều thành tích nổi bật, nhiều chỉ tiêu nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước, chất lượng giáo dục tăng lên đáng kể.

Thành phố Hà Nội: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục thường xuyên – chuyên nghiệp - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ba

Đình, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Thanh Xuân, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Trường trung học phổ thông Thăng Long, Trường trung học phổ thông Hà Nội - Amsterdam, Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ, Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Trường trung học phổ thông Kim Liên, Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Trường trung học phổ thông Việt Đức, Trường trung học phổ thông Trần Phú, Trường trung học phổ thông Trần Nhân Tông, Trường trung học phổ thông Cầu Giấy, Trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Trường trung học phổ thông Đống Đa, Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, Trường trung học phổ thông Tây Hồ, Trường trung học phổ thông Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, Trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ, Trường trung học phổ thông Việt Nam - Ba Lan, Trường trung học phổ thông Tạ Quang Bửu, Trường trung học phổ thông Cao Bá Quát, Trường trung học phổ thông Hồng Hà, Trường trung học phổ thông Hoàng Diệu, Trường trung học phổ thông Vinschool, Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Từ Liêm.

Thành phố Vĩnh Phúc: Trường trung học phổ thông Quang Hà, Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang.

Thành phố Quảng Ninh: Trường trung học phổ thông Uông Bí, Trường trung học phổ thông Trần Phú (Móng Cái), Trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt (Đông Triều), Trường trung học cơ sở Bắc Sơn (Uông Bí).

Thời gian khảo sát, phỏng vấn: Từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2019

2.1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

Khảo sát nghiên cứu được thực hiện với sự kết hợp của hai phương pháp chủ yếu là: Phương pháp định tính với việc căn cứ vào nội dung phỏng vấn, thảo luận, quan sát…; phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Đối với nghiên cứu định tính được thực hiện bằng nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình lý thuyết; kết hợp thảo luận để bổ sung các biến quan sát của thang đo; đồng thời, tham khảo lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên nhằm điều chỉnh thang đo.

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc thu thập số liệu thông qua điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo các thang đo.

Xây dựng phiếu hỏi

Nội dung phiếu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận về quản lý và bồi dưỡng, thực tế về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở các cơ sở.

Phiếu khảo sát gồm có 2 mẫu (Phụ lục 1 và Phụ lục 2), gồm một hệ thống câu hỏi được xây dựng logic, phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm khai thác những thông tin, số liệu cần thiết về nội dung nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Các mẫu phiếu khảo sát như sau:

Mẫu 1: Phiếu khảo sát dành cho giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông gồm có 7 câu hỏi chính

Mẫu 2: Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý cũng gồm có 7 câu hỏi chính

Thang đánh giá:

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực, một số nội dung đã được tiếp cận và phân tích:

(1) Mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay

(2) Mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh

(3) Lợi ích của hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

(4) Tần suất các khóa bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông đã tham gia

(5) Những khó khăn khi giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

(6) Các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực

Các câu hỏi với các nhận định được trình bày theo thang đo thái độ của Likert [119].

Các nhận định được mã hóa bằng số khi phân tích từ 1 đến 5, nhận định nào có điểm trung bình cao là nhận định được sự đồng thuận cao của người được khảo sát.

Cách thức khảo sát và phỏng vấn

Cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông tham gia trả lời phiếu khảo sát một cách độc lập, theo suy nghĩ và nhận định riêng của cá nhân, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành khảo sát, chúng tôi hướng dẫn cách thức tiến hành.

Số phiếu điều tra cán bộ quản lý (chuyên viên, hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh) thu về: 81 phiếu.

Số phiếu điều tra giáo viên tiếng Anh thu về: 202 phiếu.

Ngoài phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành phỏng vấn thêm cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh.

Công cụ sử dụng phỏng vấn là đề cương phỏng vấn (Phụ lục 3 và Phụ lục 4).

Nội dung phỏng vấn giúp chúng tôi hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu bên cạnh số liệu đã được thu thập và phân tích.

Bảng 2.1. Mẫu khách thể khảo sát



Tần suất

Phần trăm

Giá trị

1. Cán bộ

81

28.6

2. Giáo viên

202

71.4

Tổng

283

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 11


Biểu đồ 2.1. Mẫu khách thể khảo sát


Mẫu khách thể khảo sát


Cán bộ Giáo viên


29%


71%

Phân tích và xử lý số liệu

Sau khi bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng (sử dụng thang đo Likert [119] với 5 mức độ), nghiên cứu định lượng được tiến hành qua các bước:

Thực hiện việc điều tra khảo sát (Phụ lục 1);

Nhận kết quả điều tra khảo sát;

Xử lý số liệu khảo sát trên phần mềm SPSS (phiên bản 20.0).

Toàn bộ số liệu thu thập được từ việc điều tra khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0 với bước đầu tiên là tiến hành phân tích mô tả, tiếp theo là kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại một số biến không đạt yêu cầu và cuối cùng là tính phần trăm và tiến hành phân tích tương quan.

Các biến có tương quan biến tổng (item-total crrelation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn các yếu tố khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên [130] [137].

Các chỉ số thống kê được sử dụng trong phân tích sử dụng thống kê mô tả: tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình và độ lệch chuẩn.

Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu khảo sát, quy trình khảo sát được xây dựng như sau:


Xác định vấn đề cần khảo sát


Xác định mục tiêu khảo sát


Nghiên cứu cơ sở lý luận


Xây dựng nội dung khảo sát, thang đo


Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát


Phỏng vấn, trao đổi, đi thực tế, quan sát


Xử lý số liệu thu thập


Phân tích kết quả khảo sát


Kết luận, đề xuất

Hình 2.1. Quy trình khảo sát

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Với loại trắc nghiệm được thiết kế với điểm số theo thang định khoảng (1-5), để đánh giá độ tin cậy của công cụ trong nghiên cứu này, các biến sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach Alpha. Mô hình Cronbach Alpha đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng biến (Item) với điểm của tương quan tổng biến phù hợp của từng biến. Cronbach Alpha sẽ giúp loại đi các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các biến chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng, khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có ý kiến cho rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Đồng thời, trong mỗi yếu tố, chọn những quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 [130] [137].

Kết quả Cronbach Alpha của các biến được trình bày ở các bảng cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha khá cao.

Ghi chú: Ký hiệu C - Câu hỏi (trong phiếu khảo sát) (Phụ lục 1,2)

Các số thứ tự (1,2,3..) là thứ tự và nội dung các lựa chọn trong câu hỏi đó.

Bảng 2.2. Độ tin cậy thang đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh

Hệ số Cronbach's Alpha

Số lượng các biến

0,711

8

Bảng 2.3. Hệ số tương quan giữa từng biến và tổng thang đo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh về mức độ cần thiết của một số nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

Biến

Hệ số tổng biến tương quan

phù hợp

Hệ số giá trị Cronbach’s Alpha nếu biến

bị loại

C2_1

0,342

0,695

C2_2

0,448

0,672

C2_3

0,384

0,686

C2_4

0,370

0,689

C2_5

0,434

0,675

C2_6

0,309

0,701

C2_7

0,562

0,645

C2_8

0,363

0,691

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí