Thực Trạng Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiếng Anh Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực

2.2.5. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

2.2.5.1. Thực trạng về tần suất tham gia các khóa bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng khảo sát thực trạng về tần suất tham gia các khóa bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông và dưới đây là số liệu thu được.

Bảng 2.8. Tần suất giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông tham gia các khóa bồi dưỡng



Số lượng

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

C4_1

283

1

5

3,73

0,774

C4_2

283

1

5

3,75

0,818

C4_3

283

1

5

3,63

0,833

C4_4

283

1

5

3,24

0,990

C4_5

283

1

5

3,42

0,905

C4_6

283

1

5

3,71

0,980

C4_7

283

1

5

2,57

1,139

C4_8

283

1

5

2,28

1,327

C4_9

283

1

5

2,14

1,294

C4_10

283

1

5

3,47

1,134

C4_11

283

1

5

2,71

1,260

C4_12

283

1

5

4,07

0,800

C4_13

283

1

5

4,33

0,753

C4_14

283

1

5

3,76

0,905

C4_15

283

1

5

3,95

0,742

C4_16

283

1

5

3,65

0,830

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực - 13

Biểu đồ 2.5. Tần suất giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông tham gia các khóa bồi dưỡng

Tần suất tham gia các khóa bồi dưỡng

5

4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Tần suất

Khi được khảo sát về tần suất tham gia các khóa bồi dưỡng như bồi dưỡng đạt chuẩn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh, bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tiếng Anh, bồi dưỡng năng lực văn hóa và năng lực giao tiếp, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tham dự chuyên đề bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ của Bộ và Sở Giáo dục, viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm, tự bồi dưỡng và phát triển năng lực tiếng Anh, tư vấn, giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, cả giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý đều khẳng định đã thường tham gia các khóa bồi dưỡng này dao động từ 3,24 – 3,95 (3. Thỉnh thoảng, 4. Thường xuyên). Thông qua các số liệu này chúng ta thấy được nhìn chung các trường học, đơn vị cơ sở đã tổ chức các khóa bồi dưỡng, bằng hình thức này hay hình thức khác, nhằm cập nhật và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, nội dung, chất lượng và kết quả đạt được còn tùy thuộc vào năng lực quản lý, tổ chức của cán bộ liên quan và người tham gia bồi dưỡng; bên cạnh đó là thái độ, ý thức và năng lực tiếp nhận, ứng dụng của người được bồi dưỡng và các điều kiện chủ quan, khách quan liên quan tới các hoạt động bồi dưỡng. Ở một số nơi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, việc tham gia còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thực sự đem lại hiệu quả và tác dụng như mục

đích ban đầu được đặt ra. Việc tham gia hội giảng và dự giờ đồng nghiệp đạt giá trị trung bình cao nhất lần lượt là 4,07 và 4,33 (4. Thường xuyên) và dường như đã trở thành hoạt động thường xuyên diễn ra đã từ rất lâu trong các trường học vì dễ tổ chức trong quy mô nhỏ và không tốn kém. Tuy nhiên, tính đa dạng, phong phú và có nhiều ảnh hưởng chỉ trong một giới hạn nhất định.

Các khóa bồi dưỡng như giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên các trường tỉnh ngoài; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với trường bạn ở nước ngoài; tham gia hội thảo, khóa bồi dưỡng ở các nước nói tiếng Anh; tham gia nghiên cứu khoa học có giá trị trung bình thấp nhất trong các khóa bồi dưỡng chúng tôi đã nêu ra, chỉ dao động từ 2,14 – 2,71 (Tần suất: 2. Không thường xuyên, 3. Thỉnh thoảng). Quả thực, để tổ chức được những khóa đào tạo và bồi dưỡng có quy mô rộng, ảnh hưởng và nhiều chi phí như vậy đòi hỏi sự đầu tư và tham gia của nhiều cấp và ban ngành. Bên cạnh đó, việc vạch ra đúng mục đích, giáo viên có sức ảnh hưởng, lan tỏa và áp dụng hiệu quả sau khi tham gia bồi dưỡng là những vấn đề cần xem xét và chọn lựa cẩn thận, đúng người đúng việc. Việc tham gia nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện như những tiêu chí cần thiết ở các trường trung học phổ thông, có thể giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng hoặc cũng chưa từng tham gia hoặc được đào tạo khi còn học trong các trường đại học, hoặc các trường nơi giáo viên đang giảng dạy chưa có những chính sách thích hợp và thỏa đáng nhằm khuyến khích giáo viên tự nguyện hoặc tích cực tham gia.

2.2.5.2. Thực trạng những khó khăn giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông gặp phải khi tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Trên thực tế, khi tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên tiếng Anh gặp phải rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới chất lượng, kết quả bồi dưỡng và áp dụng vào việc giảng dạy sau khi được bồi dưỡng. Đôi khi cả cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh không dự đoán và xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh một cách kỹ lưỡng, cẩn thận để có thể điều chỉnh và rút kinh nghiệm khi thực thi nhiệm vụ. Điều này có thể dẫn tới những kết quả không mong muốn, không hiệu quả, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc và thậm chí cả những xung đột, mâu thuẫn không đáng có.

Dưới đây là những thống kê số liệu chúng tôi thu được khi khảo sát thực trạng những khó khăn giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông gặp phải khi tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Biểu đồ 2.6. Những khó khăn giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông gặp phải khi tham gia các khóa bồi dưỡng


Việc sắp xếp hợp lí giữa thời lượng giảng dạy trên lớp, công việc gia đình và bảo đảm hoạt động bồi dưỡng (167/283; 10,3%); các chính sách liên quan đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên chưa thiết thực và hiệu quả (166/283; 10,2%); trình độ chuyên môn nghiệp vụ, độ tiếp thu của giáo viên không đồng đều (124/283; 7,6%); tâm lý ngại thay đổi, sáng tạo, áp dụng cái mới (135/283; 8,3%); sự chênh nhau giữa kiến thức bồi dưỡng giáo viên và hình thức thi cử của học sinh; mục tiêu nâng chuẩn, phát triển năng lực theo yêu cầu gây tâm lý căng thẳng, áp lực; xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên, lâu dài là những khó khăn mà nhiều giáo viên gặp phải khi tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Thông thường, bất cứ ai, đi làm hay phấn đấu trong công việc vì công danh, thỏa mãn nhu cầu hay mục đích kinh tế cuối cùng cũng vì gia đình, nhất là khi xã hội đã đề cao vai trò của người phụ nữ chủ yếu là trong gia đình. Chính vì vậy, để ai đó vì công việc hoặc công việc chung mà hy sinh gia đình là rất khó. Việc tham gia bồi dưỡng nếu như ngắn hạn hoặc được sự ủng hộ, hỗ trợ từ gia đình thì giáo viên đó còn cố gắng để gọi là tham gia cho xong, còn nếu không được nhận những thuận lợi trên thì rất nhiều khó khăn, mâu thuẫn sẽ phát sinh. Ngoài gia, với tâm lý là người đi dạy chứ

không phải đi học khiến giáo viên tiếng Anh chưa thực sự có những giờ học bồi dưỡng đạt hiệu quả. Cũng có ý kiến cho rằng vấn đề không phải giáo viên ngại được bồi dưỡng mà họ chỉ sợ sau khi đi học về, dạy theo phương pháp mới thì được lợi lộc gì, học sinh của họ được gì khi thi cử hiện nay không đổi mới? Chẳng may sai hướng, học sinh lớp này thua kém lớp kia, trường này thua trường kia thì trách nhiệm đa phần đổ hết lên đầu người thầy. Học bồi dưỡng là một chuyện, học về và áp dụng như thế nào cho phù hợp với đối tượng thụ hưởng, hoàn cảnh, điều kiện nơi mà giáo viên đang công tác là một chuyện khác, nhiều khi giáo viên tham gia khóa học bồi dưỡng về không thể và không muốn áp dụng vì nhiều lí do.

Việc xây dựng ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng các yêu cầu công việc (66/283; 4,1%); nhu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên đa dạng (69/283; 4,2%); kiến thức bồi dưỡng theo chuẩn (đơn giản, nặng hơn chương trình giảng dạy, tính thiết thực, hiệu quả…) (78/283; 4,8%); cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới dạy học ngoại ngữ (79/283; 4,9%) là những khó khăn mà ít giáo viên gặp phải so với các khó khăn đã được nêu ra trong bảng câu hỏi khảo sát. Nhìn chung, khi có yêu cầu nâng cao trình độ hoặc đổi mới trong chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết giáo viên đều được tuyên truyền hoặc cũng có ý thức nâng cao không ít thì nhiều tùy thuộc vào thái độ của mỗi giáo viên. Hiện nay, hầu hết các trường đều được trang bị cơ sở vật chất và công nghệ thông tin nhằm khuyến khích giáo viên ứng dụng trong công tác giảng dạy nên vấn đề này không còn là khó khăn quá lớn đối với giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ hoặc giáo viên sáng tạo, muốn đa dạng và làm phong phú, hiệu quả giờ dạy của mình.

Môi trường giảng dạy và học tập chưa đảm bảo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, độ tiếp thu của giáo viên không đồng đều; việc rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ, hoạt động bồi dưỡng thiếu tính chuyên nghiệp và chưa hiệu quả; vận dụng lí thuyết, kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn giảng dạy; kết quả bồi dưỡng chưa thực chất và chưa phản ánh đúng trình độ năng lực; sự chênh nhau giữa kiến thức bồi dưỡng giáo viên và hình thức thi cử của học sinh; mục tiêu nâng chuẩn, phát triển năng lực theo yêu cầu gây tâm lý căng thẳng, áp lực; xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên, lâu dài là những khó khăn cũng cần phải rất lưu ý khi quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông. Giáo viên

tiếng Anh tham gia các lớp bồi dưỡng được tập huấn và đào tạo những kiến thức giống nhau, tuy nhiên, khả tiếp thu và áp dụng là khác nhau, thêm vào đó mỗi trường cơ sở có điều kiện và hoàn cảnh riêng cũng là những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới việc áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy.

Một số cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh, khi được phỏng vấn về những khó khăn gặp phải khi họ tham gia các khóa bồi dưỡng, cũng chia sẻ rằng:

“…Hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông hiện nay rất cần thiết, cần phải tổ chức thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên, thời gian và điều kiện áp dụng kiến thức thu được từ các khóa bồi dưỡng là rất khó khăn…”

(Giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt)

“…Khó khăn duy nhất là vấn đề thời gian. Đây không phải do nhà trường không tạo điều kiện mà do giáo viên có những công việc riêng, khó bố trí đi học... Trường tôi ban lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi tập huấn, bồi dưỡng. Mong rằng Ban giám hiệu các trường cũng tạo điều kiện và bố trí người dạy thay để giáo viên yên tâm đi tập huấn hoặc tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn…”

(Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Cao Bá Quát)

“…Các khóa học bồi dưỡng đôi khi chồng chéo. Giáo viên rất vất vả khi tham gia cùng một lúc vài khóa bồi dưỡng, không thực sự tập trung bồi dưỡng và khó đạt kết quả tốt…”

(Giáo viên trường trung học phổ thông Thăng Long)

2.2.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

2.2.6.1. Thực trạng đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh

Bảng 2.9. Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

Nội dung

Số lượng

GT nhỏ nhất

GT lớn nhất

GT trung bình

Độ lệch chuẩn

C6I_1

283

1

5

3,87

0,705

C6I_2

283

2

5

3,73

0,717

C6I_3

283

2

5

3,78

0,670

C6I_4

283

2

5

3,60

0,719

C6I_5

283

2

5

3,73

0,748

C6I_6

283

2

5

3,46

0,730

C6I_7

283

2

5

3,54

0,710

C6I_8

283

2

5

3,63

0,790

Biểu đồ 2.7. Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH

4

3.9

3.8

3.7

3.6 Điểm đánh giá

3.5

3.4

3.3

3.2

C6I_1 C6I_2 C6I_3 C6I_4 C6I_5 C6I_6 C6I_7 C6I_8


Hầu hết, cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đều đánh giá cao các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh: xác định nhu cầu bồi dưỡng, lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng, phân cấp bồi dưỡng, lựa chọn đơn vị, chuyên gia, cộng tác viên bồi dưỡng tiếng Anh, xác định điều kiện chủ quan, khách quan ảnh hưởng phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, sử dụng kết quả bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, và có độ lệch chuẩn từ 0,7 trở lên. Chỉ riêng có nội dung 3 (xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh) có độ lệch chuẩn là 0,670 thấp hơn so với độ lệch chuẩn của các đánh giá các nội dung khác nhưng vẫn cao hơn so với độ lệch chuẩn quy định.

Trong các hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm phát triển năng lực đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu mới thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất và mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch bồi dưỡng càng chi tiết, cụ thể, logic và lường được những khó khăn, thuận lợi, thách thức và cơ hội bao nhiêu thì kết quả bồi dưỡng sẽ khả thi và hiệu quả bấy nhiêu.

Nội dung 3 (xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông) có độ lệch chuẩn là 0, 670 thấp hơn so với độ lệch chuẩn của các đánh giá các nội dung khác. Có thể, một số khách thể khảo sát nhận thấy nội dung bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh chưa đáp ứng đầy đủ những gì họ mong đợi trên một phương diện nào đó hoặc cũng có thể một số khách thể khảo sát chưa hiểu đầy đủ về quản lý và hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, và đôi khi chưa hiểu về một vấn đề người ta sẽ đánh giá thấp hoặc thậm chí còn phủ nhận.

Do đó, để triển khai các hình thức bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nhằm phát triển năng lực theo yêu cầu, cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể và phân cấp bồi dưỡng: từ ra quyết định tổ chức khóa bồi dưỡng tiếng Anh nhằm phát triển năng lực và đạt yêu cầu, hình thức bồi dưỡng, triệu tập học viên, in ấn tài liệu bồi dưỡng, mời giảng viên bồi dưỡng, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình bồi dưỡng, theo dõi các hoạt động giảng dạy bồi dưỡng, chi phí thanh toán, đánh giá hoạt động, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán…

Nhìn chung, cả cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh tham gia khảo sát đều đánh giá cao việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh mà họ đã tham gia. Điều đó cũng chứng tỏ họ hiểu về nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng và trên thực tế khi họ tham gia quản lý hoặc bồi dưỡng, các hoạt động bồi dưỡng trước đó cũng phần nào đáp ứng nhu cầu và mong đợi.

2.2.6.2. Thực trạng quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông

Thực tế, chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh chưa mang tính thường xuyên, liên tục, thời gian bồi dưỡng ngắn; các hoạt động tiếp nối sau bồi dưỡng để hướng dẫn người học áp dụng những nội dung đã được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy là rất ít. Chính vì vậy, quản lý nhiệm vụ tự bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông là rất cần thiết.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí