Dành Một Phần Tài Sản Trong Khối Di Sản Để Di Tặng, Thờ Cúng;


3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản” [27].

Điều 648 BLDS 2005 qui định về quyền của người lập di chúc cơ bản vẫn giữ nội dung giống như Luật cũ, riêng khoản 4 có sự thay đổi nhỏ bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản”. Điều 662 BLDS 2005. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; Điều 670 BLDS 2005. Di sản dùng vào việc thờ cúng; Điều 671 BLDS 2005. Di tặng về cơ bản không có sự thay đổi so với BLDS 1995.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn là chương lý luận, là chương tiền đề để nghiên cứu về các quy định có liên quan đến quyền của người lập di chúc. Qua chương 1, tác giả giả quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tác giả đưa ra khái niệm chung nhất về di chúc, từ khái niệm về di chúc chỉ ra được các đặc trưng của di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá nhân mà không phải của bất kỳ chủ thể nào; mục đích của di chúc phải nhằm chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi chết; di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để lại di sản thừa kế chết.

Thứ hai: Phân tích các điều kiện đối với người lập di chúc: Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc và yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Thứ ba: Đưa ra khái niệm, phân tích đặc điểm, bản chất quyền của người lập di chúc: “Quyền của người lập di chúc là khả năng pháp luật cho phép người lập di chúc xử sự, lựa chọn khi thực hiện hành vi lập di chúc và những việc liên quan”.

Thứ tư: Nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền của người lập di chúc ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các quy định về quyền của người lập di chúc đã được quy định trong các bộ hình luật của các nhà nước phong kiến; trong các luật hộ khác nhau được áp dụng tại ba miền Bắc, Trung, Nam; trong các thông tư, văn bản tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao và quy định trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, BLDS 1995, BLDS 2005.

Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 7


Chương 2:

QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1. Phạm vi quyền của người lập di chúc

Với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân cho những người thừa kế sau khi họ chết. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân đối với tài sản của mình, BLDS 2005 quy định về quyền của người lập di chúc tại Điều 648. Theo đó, người lập di chúc có các quyền sau:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản.

Ngoài ra, một trong những đặc trưng của di chúc là di chúc chỉ có hiệu lực khi người để lại di sản thừa kế chết, vì thế người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào (Điều 662 BLDS 2005).

2.1.1. Chỉ định người thừa kế; Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

2.1.1.1. Chỉ định người thừa kế

Đây là quyền của người lập di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 648 BLDS 2005.

Chỉ định người thừa kế là hành vi của người lập di chúc cho phép người nào đó được hưởng phần tài sản thuộc sở hữu của mình, thông qua việc lập di chúc.


Một nội dung không thể thiếu được của di chúc đó là: Ai là người được hưởng di sản và được hưởng những tài sản nào, số lượng, đặc điểm, phân chia cụ thể cho mỗi người như thế nào…Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế là bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Nếu như người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân thì người được nhận di sản có thể là cá nhân (trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật) hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…Thông thường, một người bao giờ cũng mong muốn rằng sau khi chết, tài sản của mình sẽ được dịch chuyển cho những người gần gũi, thân thiết. Mong muốn này thường được thể hiện trong di chúc mà họ đã lập trước khi chết. Ngay cả khi người để lại di sản không có di chúc, di sản của họ được dịch chuyển cho những người thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa kế mà pháp luật đã quy định thì chúng ta vẫn có thể nói rằng việc dịch chuyển tài sản đó đã hoàn toàn đúng với ý muốn của người để lại di sản bởi việc quy định về thừa kế theo pháp luật được xem như là sự phỏng đoán của pháp luật về ý chí của người để lại di sản [28, tr.184].

Do vậy, những người được chỉ định trong di chúc thường là những người thuộc diện người thừa kế theo luật. “Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật” [23, tr.342]. Diện những người thừa kế được xác định trên ba mối quan hệ với người để lại di sản: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.

Quan hệ hôn nhân xuất phát từ việc kết hôn (giữa vợ và chồng);

Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra từ một gốc “ông tổ” (như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ, giữa cha mẹ đẻ với con; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ);

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ dựa trên cơ sở nuôi con nuôi, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.


Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại” [27, Điều 676].

Người lập di chúc có thể chỉ định những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của mình được hưởng di sản thừa kế khi họ chết đi. Tuy nhiên, người được nhận di sản có thể là bất kỳ cá nhân không thuộc quan hệ như đã trình bày ở trên hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…

Để lại di sản cho những ai di sản gồm những gì, truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật nào hoàn toàn do ý chí của người lập di chúc tự định đoạt. Vì vậy, người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ người nào, người đó trong hay ngoài diện thừa kế theo pháp luật, là cá nhân hay cơ quan, tổ chức đều có thể được để hưởng di sản theo di chúc của mình.

2.1.1.2. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản khi quy định người để lại di sản có quyền được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Tài sản để lại thừa kế là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc, vì thế họ có toàn quyền trong việc định đoạt khối tài sản của mình. Theo đó, người lập di chúc có thể lập di chúc cho tất cả những


người thừa kế theo luật của mình được hưởng di sản, tuy vậy trong nhiều trường hợp một hay một số người là người thừa kế theo luật của người lập di chúc nhưng lại không được người lập di chúc cho phép được hưởng di sản nếu người lập di chúc không thích hay không có tình cảm hoặc có những mẫu thuẫn dẫn tới việc không cho hưởng di sản bằng cách truất quyền thừa kế của họ.

Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin 1999: “Truất” được hiểu theo hai khía cạnh: 1. Tước bỏ chức vụ, quyền lợi nào đó: Vua bị truất ngôi, bị truất quyền thi đấu do phạm lỗi nặng, truất chức, truất phế, phế truất; 2. Giáng xuống: Đáng đỗ tiến sĩ nhưng bị truất xuống hàng phó bảng [40].

Về mặt ngữ nghĩa, ta có thể khái quát rằng “truất quyền” là việc một cá nhân hay pháp nhân nào đó bị tước bỏ quyền lợi mà mình đáng được hưởng do pháp luật công nhận hoặc do địa vị đem lại.

Trong luật cổ và tục lệ Việt Nam, truất quyền hưởng di sản được quan niệm như một hình phạt và chỉ được áp dụng đối với con, cháu trực hệ của người có di sản. Luật tục dự liệu một số trường hợp truất quyền hưởng di sản mà quyết định truất hay không tùy thuộc ý chí của người có di sản, bên cạnh đó, có những trường hợp không xứng đáng hưởng di sản mà việc tuyên bố không xứng đáng, trong trường hợp tranh cãi, lệ thuộc vào kết quả thẩm định của Đại hội đồng gia đình hoặc của Tòa án.

Trong luật thực định, truất quyền hưởng di sản chỉ là sự bày tỏ ý chí của người có di sản về việc không cho một người thừa kế nào đó được hưởng phần di sản mà họ có thể hưởng theo quy định của pháp luật. Tôn trọng ý chí của người để lại di sản, pháp luật thừa kế của nước ta cho phép người lập di chúc phế truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế nào đó (nếu muốn). Tuy nhiên, hiện nay truất quyền hưởng di sản thừa kế chỉ được


pháp luật thừa kế Việt Nam ghi nhận là một trong những quyền của người lập di chúc chứ chưa có một quy định thống nhất. Vì thế, xung quanh vấn đề truất quyền hưởng di sản thừa kế còn nhiều quan điểm khác nhau và chưa đi đến sự thống nhất ở một quan điểm cụ thể nào.

Thứ nhất: Truất quyền hưởng di sản được nói rõ (truất quyền trực tiếp): Là việc người lập di chúc tuyên bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản và sau đó, có thể chỉ định một hoặc nhiều người thừa kế theo di chúc hoặc được di tặng, nhưng cũng có thể không chỉ định ai.

Thứ hai: Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ (truất quyền gián tiếp): Là việc người lập di chúc cũng có thể chỉ định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản, nhưng lại không nói gì về số phận của người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó, người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ.

Tuy nhiên, theo tôi cho rằng chỉ coi một người thừa kế theo pháp luật bị truất quyền hưởng di sản nếu trong di chúc, người lập di chúc đã nói rõ là truất quyền hưởng di sản của họ. Theo khoản 1 Điều 648 BLDS 2005 thì người lập di chúc có quyền “truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”. Quy định này cho chúng ta thấy, người bị truất quyền bao giờ cũng là người thừa kế theo luật (người có quyền hưởng thừa kế theo luật) và vì thế, khi họ bị truất quyền thừa kế thì đương nhiên họ không phải là người thừa kế theo luật của người lập di chúc nữa. Nói cách khác, người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản sẽ mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định.

Khác với người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản, người thừa kế theo pháp luật nhưng không được chỉ định trong di chúc là những người không được hưởng di sản theo di chúc nhưng họ không bị mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định.


Như vậy, tuy cả hai trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế và người không được chỉ định hưởng di sản thừa kế trong di chúc đều là người không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau.

+ Trường hợp người thừa kế theo pháp luật bị người để lại thừa kế nói rõ trong di chúc về việc truất quyền hưởng di sản của họ (quan điểm thứ nhất):

Trong trường hợp này nếu người lập di chúc có chỉ định người hưởng di sản theo di chúc và những người sau này chấp nhận di sản thì không có gì để bàn cãi. Di sản sẽ được phân chia theo di chúc hoặc trong trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ (có nghĩa là việc truất quyền hưởng di sản cũng vô hiệu) thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc có một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản, hoặc những người có quyền hưởng di sản theo di chúc từ chối nhận di sản thì tư cách của người thừa kế theo luật đương nhiên bị mất. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực sẽ được chia theo luật thì người đó vẫn không được hưởng.

Chứng minh cho lập luận này, chúng ta xét ví dụ sau: Ông A có số tài sản trị giá 1tỷ, có ba người thừa kế ở hàng thứ nhất là vợ và 2 người con B, C. Trước khi chết ông lập di chúc trong đó nêu rõ, ông truất quyền hưởng di sản của người con là B, cho vợ và người con là C mỗi người hưởng 1/2 số di sản nói trên. Khi giải quyết thừa kế, người ta thấy rằng C đã chết trước ông A mà chưa có vợ, con. Do đó phần di sản mà đáng ra C được hưởng là 500 triệu (1 tỷ/2) sẽ chia theo pháp luật. B là người thừa kế theo pháp luật của ông A nhưng đã bị ông A truất quyền đó nên không phải là người thừa kế theo pháp luật nữa. Do đó khi chia 500 triệu đồng theo pháp luật thì chỉ có người thừa kế theo pháp luật còn lại của ông A được hưởng.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí