Tiếng Anh Và Giáo Viên Tiếng Anh Trong Giáo Dục Trung Học Phổ Thông

tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.

Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất,

năng lưc

đã hình thành ở cấp trung hoc

cơ sở; có khả năng tự học và ý thức học tập

suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với

năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tuc

hoc

lên, học

nghề hoăc

bước vào cuôc

sống lao đông.

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [13]:

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng trên cơ sở khoa học về phát triển chương trình giáo dục, tiếp cận các xu thế quốc tế hiện đại và tiến bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tạo ra một khung định hướng cần thiết cho việc phát triển chương trình các môn học và thực hiện cải cách căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần của nghị quyết 29-NQ/TW và nghị quyết 88/2014/QH13, nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội trong điều kiện mới. Tuy nhiên để hiện thực hóa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cần các biện pháp triển khai phù hợp và đồng bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự đầu tư của Nhà nước, sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh học sinh và xã hội.

1.3.3. Tiếng Anhgiáo viên tiếng Anh trong giáo dục trung học phổ thông

1.3.3.1. Môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục trung học phổ thông

Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngành giáo dục luôn chú ý đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta.

Tiếng Anh là chìa khóa để học sinh tiếp tục nghiên cứu, học tập ở bậc học cao hơn, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đòi hỏi của học sinh, phụ huynh học sinh về việc học tiếng Anh ngày càng cao. Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ

thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.

Việc đánh giá hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh dựa trên yêu cầu cần đạt ở cấp trung học phổ thông chú trọng đến cân bằng giữa 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Chương trình với thời lượng dạy học tối thiểu 03 tiết/tuần theo các chủ điểm, chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh; quan tâm đầy đủ bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; với định hướng phát triển toàn diện các kĩ năng ngôn ngữ; tạo hứng thú học tập cho học sinh và đánh giá học sinh theo kết quả đầu ra.

Yêu cầu kết quả đạt được đối với từng lớp cấp trung học phổ thông như sau:

• Hết lớp 10, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.1;

• Hết lớp 11, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.2;

• Hết lớp 12, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.

1.3.3.2. Giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông

Điều 71 trong Luật Giáo dục [55] quy định: “Giáo viên là các nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp”.

Điều 72 [55] quy định Nhà giáo có những nhiệm vụ sau:

Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công bố các yêu cầu cơ bản về năng lực đối với giáo viên tiếng Anh phổ thông, trong đó bao gồm tập hợp các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng giúp cho giáo viên có căn cứ để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp [9]. Giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông, ngoài việc đảm bảo đạt được các tiêu chí trong chuẩn C1 theo Khung năng lực, cần am hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa, đất nước, con người nước Anh để cùng chia sẻ, trao đổi, hướng dẫn và tổ chức cho học sinh học tập, nghiên cứu; giúp cho học sinh có thể so sánh, đối chiếu để thấy mặt tích cực, bản sắc và giá trị của dân tộc mình và của các nước nói

tiếng Anh. Công việc này đòi hỏi giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông phải bồi dưỡng, nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin, tích lũy kinh nghiệm.

Giáo viên tiếng Anh bên cạnh đạt chuẩn phải đạt được các tiêu chí được nêu rõ trong khung năng lực quy định, ngoài ra, giáo viên tiếng Anh được đánh giá là có năng lực khi có đầy đủ các yếu tố:

Thứ nhất, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt kết hợp với sự hiểu biết đầy đủ về ngôn ngữ và văn hóa của ngoại ngữ đang dạy. Đây là khả năng sử dụng các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết bằng ngoại ngữ đang dạy một cách lưu loát, chính xác, kết hợp với kiến thức đầy đủ về hệ thống ngôn ngữ cùng mối quan hệ gắn bó giữa ngôn ngữ và văn hóa của các nước sử dụng ngoại ngữ đó.

Thứ hai, khả năng giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả bao gồm sự hiểu biết đầy đủ về người học, tạo được môi trường ngoại ngữ tích cực trên lớp. Đặc biệt có sự hiểu biết đầy đủ về quan điểm giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh để có thể sử dụng hiệu quả các sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ và thực hiện chiến lược phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người học. Có khả năng truyền đạt, trình bày tốt; Kích thích được động cơ học tập và sự tương tác bằng ngoại ngữ giữa giáo viên - học sinh hoặc giữa học sinh - học sinh trong lớp. Sử dụng tốt và phù hợp các kỹ thuật quản lý lớp; Hiểu rõ khung đánh giá năng lực, biết cách đánh giá năng lực ngôn ngữ của người học và có các biện pháp đánh giá chính xác năng lực này của người học.

Ngoài ra, giáo viên tiếng Anh có năng lực phải hiểu và sử dụng được nhiều kỹ thuật giảng dạy khác nhau; có thể áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong soạn giảng và trình bày - tổ chức hoạt động trong lớp học; Hiểu rõ nhu cầu, điều kiện học tập của người học để thiết kế, thực hiện bài giảng và đánh giá được hiệu quả bài giảng; liên kết với các điều kiện học tập nâng cao năng lực ngoại ngữ ngoài lớp học.

Thứ ba, có khả năng tự điều chỉnh để phát triển bao gồm khả năng hợp tác và ý thức chia sẻ; tự đánh giá được các vấn đề liên quan đến năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện được điểm cần cải tiến, phát triển để tìm tòi học hỏi, thử nghiệm các cải tiến và áp dụng trong thực tế công việc nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng ngày càng cao.

Trong các điều kiện nêu trên, năng lực văn hóa và năng lực giao tiếp là những yếu tố không phải dễ dàng đạt được thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, thực hành

và kinh nghiệm như kiến thức và phương pháp giảng dạy. Đó phải là sự nhạy cảm tiếp nhận, tinh tế và chắt lọc của mỗi giáo viên tiếng Anh trong quá trình được đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, sẽ dễ dàng phân biệt được giáo viên có năng lực bình thường và giáo viên có năng lực cao hay giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông không chuyên và giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ.

1.4. Chuẩn năng lực tiếng Anh và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực

1.4.1. Chuẩn năng lực tiếng Anh theo khung chuẩn châu Âu

A. Khung trình độ chung châu Âu (CEFR)

Khung trình độ chung châu Âu, tên đầy đủ là Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu - Common European Framework for Reference (CEFR), được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu, nhằm cung cấp một cơ sở chung trong việc thiết kế giáo trình, giới thiệu chương trình giảng dạy, thi cử, sách giáo khoa...trên toàn Châu Âu [73]. Khung trình độ chung châu Âu được xây dựng nhằm thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong việc học, giảng dạy và đánh giá tất cả các ngôn ngữ châu Âu hiện đại.

Khung trình độ chung châu Âu mô tả năng lực của người học dựa trên 6 mức trình độ cụ thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2. [73]

A1: Căn bản (Tốt nghiệp cấp I)

A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II)

B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên ngữ)

B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)

C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)

C2: Thành thạo

Khung trình độ chung châu Âu đánh giá năng lực ngoại ngữ theo 4 kĩ năng: Nghe-nói-đọc-viết. Khung tham chiếu sẽ chỉ rõ cho người học họ đang ở mức độ nào trong khung năng lực từ cơ bản nhất cho đến cấp độ thành thạo.

Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu được Hội đồng châu Âu thiết kế nhằm cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá cho tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu. Khung tham chiếu xem ngôn

ngữ như là một công cụ mà thông qua đó mỗi người có thể đạt mục tiêu của mình, vì vậy những mô tả về năng lực ngôn ngữ trong khung này đánh giá học viên có thể làm và đạt được gì bằng ngôn ngữ đó. Do mỗi cấp độ của khung bao hàm một loạt các khả năng ngôn ngữ khác nhau, thời gian cần để đạt được cho mỗi cấp độ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gồm động cơ, năng lực ngôn ngữ cá nhân, độ tuổi, cường độ học, phương pháp giảng dạy và học tập….

Các khung tham chiếu phổ biến hiện nay có thể kể đến như IELTS, TOEIC, TOEFL…đều có thể quy chiếu sang khung tham chiếu chung châu Âu. Nói cách khác, với người dạy và học ngoại ngữ, khung tham chiếu này cung cấp thông tin về những kỳ thi chuẩn mực nào có thể được qui đổi ra khung trình độ châu Âu và mức qui đổi chi tiết ra sao.

B. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTG, phê duyệt Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu làm chuẩn đào tạo trình độ tiếng Anh kèm theo đó là “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020”. [57]

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng khung trình độ chung châu Âu và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2) [10]. Cụ thể:

KNLNNVN

CEFR

Sơ cấp

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

Trung cấp

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

Cao cấp

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

C. Các bài thi khảo sát năng lực được chuẩn hóa - quy chiếu về khung trình độ chung châu Âu

Hiện nay có nhiều dạng thức khảo thí năng lực tiếng Anh khác nhau và mỗi

dạng thức có nội dung, mục đích và thang đo riêng biệt. Nên sự ra đời của khung khung trình độ chung châu Âu cũng là nhằm tạo ra một khung tham chiếu chung cho các tổ chức khảo thí xác định các cấp trình độ tương ứng với thang điểm của mình [100].

Ở Việt Nam đã xuất hiện một lượng lớn các kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFLibt, TOEIC.

Bài thi IELTS (International English Language Testing System) là một hình thức kiểm tra năng lực tiếng Anh đa cấp độ để đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh, được sử dụng rất phổ biến tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới như Anh, Úc, New Zealand và các nước Châu Âu, để đánh giá năng lực tiếng Anh của các đối tượng quốc tế sử dụng tiếng Anh để học tập, công tác hoặc định cư tại một quốc gia nói tiếng Anh. Bài thi IELTS được thiết kế để kiểm tra các năng lực ngôn ngữ thông qua bốn kỹ năng tiếng Anh như nghe, nói, đọc và viết. Mối liên hệ giữa thang mô tả cấp độ của bài thi IELTS với sáu cấp độ trong Khung CEFR đã được nghiên cứu từ cuối những năm 1990 [147].

Dựa vào cơ sở nghiên cứu, Cambridge ESOL đã xác định mối quan hệ tương đối giữa điểm bài thi IELTS với Khung quy chiếu CEFR như sau:

Cấp độ A1(2.0-3.0); Cấp độ A2 (3.0-3.5); Cấp độ B1 (4.0-5.0);

Cấp độ B2 (5.5-6.0); Cấp độ C1 (6.5-7.5); Cấp độ C2 (8.0-9.0)

Bài thi TOEIC do Viện Khảo thí Hoa Kỳ biên soạn. Một số người đã đặt ra câu hỏi về tính chính xác và khách quan của TOEIC vì nó chỉ kiểm tra hai kỹ năng: Nghe hiểu và Đọc hiểu của thí sinh trong khi các kỳ thi khác lại kiểm tra bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết của ngôn ngữ. Thực ra, mặc dù chỉ có hai kỹ năng trong kỳ thi, nhưng trong quá trình làm bài kiểm tra, bốn kỹ năng nói trên của thí sinh đã được kiểm tra toàn diện.

1.4.2. Đặc thù của năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ - mối quan hệ giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực văn hoá trong năng lực giao tiếp (ngữ năng)

Những giá trị văn hóa được hình thành thông qua ngôn ngữ và truyền cho các thế hệ kế tiếp.” “Hành vi ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa và vì thế nó sẽ tuân theo các quy tắc của hành vi đã được hội nhập văn hóa.” Tuy nhiên, “ngôn ngữ là động, thay đổi và được định hình bởi các nền văn hóa sử dụng chúng” [107].

Theo Canale, năng lực giao tiếp bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực chiến lược, năng lực diễn ngôn, năng lực văn hóa xã hội. [87]

Theo Guy Spielmann [146], năng lực giao tiếp là tổng hòa của năng lực ngôn ngữ, năng lực văn hóa xã hội và năng lực chiến lược.

Hình 1 6 Mô hình năng lực giao tiếp theo Guy Trong quá trình nghiên cứu các tài 1

Hình 1.6. Mô hình năng lực giao tiếp theo Guy

Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại, quan điểm chủ đạo trong dạy - học ngoại ngữ là quan điểm giao tiếp - cá thể hóa, có thể dễ dàng được nhận thấy. Năng lực giao tiếp là mục đích cuối cùng của việc dạy - học ngoại ngữ. Hay nói cách khác, mục đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ theo quan điểm này là dạy cho người học không chỉ nắm vững mà còn biết sử dụng ngôn ngữ mà họ đang học như một phương tiện giao tiếp.

Năng lực ngôn ngữ là khả năng của con người tạo ra được những câu đúng về kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, tu từ của ngôn ngữ đó. Còn năng lực giao tiếp là việc lựa chọn và hiện thực hóa hành vi lời nói tùy thuộc vào khả năng định hướng hoàn cảnh, khả năng linh hoạt trước các tình huống sao cho hiệu quả và phù hợp với nội dung, nhiệm vụ và mục đích giao tiếp.

Năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau. Năng lực giao tiếp bao gồm cả năng lực ngôn ngữ và luôn luôn thể hiện như một tổng thể thống nhất trong quá trình dạy và học.

Trong quá trình dạy - học ngoại ngữ, giáo viên cần chú trọng hình thành và phát triển ở người học năng lực giao tiếp hơn là các năng lực ngôn ngữ.

Khi học hay giao tiếp bằng ngoại ngữ, người sử dụng không chỉ gặp trở ngại do sự khác biệt giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích (liên quan đến ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) mà còn do đặc trưng văn hóa đa dạng, khác biệt nhau nằm ẩn trong ngôn ngữ. Sự khác biệt giữa nền văn hóa riêng của người học (văn hóa nguồn: home culture) và nền văn hóa đích (target culture) có thể gây mâu thuẫn và hiểu lầm khi giao tiếp. Byram cho rằng đối với người học ngoại ngữ, kiến thức về hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ - thẩm năng ngữ pháp (grammatical competence) phải được bổ sung bằng sự hiểu biết về ý nghĩa văn hóa cụ thể - năng lực giao tiếp (communicative competence), hay đúng hơn là năng lực văn hóa (cultural competence). [85]

Theo Tylor [150], “Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng mang tính dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng bất cứ khả năng và thói quen nào khác mà một con người có được với tư cách là thành viên của một xã hội.”

Theo tác giả Nguyễn Quang:“Văn hoá của một dân tộc là một tổng thể phức hợp bao gồm những gì mà dân tộc đó sáng tạo ra và thụ hợp được (cả vật thể và phi vật thể) cùng các cách thức mà dân tộc đó hành xử trong những hoàn cảnh cụ thể; tổng thể này giúp phân biệt một dân tộc này với một dân tộc khác không chỉ xét theo tính có hay không của các sản phẩm và hành vi đó, mà còn xét theo cả tính liều lượng và cách thức biểu hiện của chúng nữa.” [53]

Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường nhằm hướng tới các mục đích giúp cho mọi thế hệ học sinh, sinh viên có được nhận thức đúng để có hành vi đẹp về ứng xử, giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt ở tất cả mọi môi trường xã hội khác nhau. Văn hóa giao tiếp giúp cho mỗi người gần gũi thân thiện, hòa hợp với nhau, có sự đồng cảm, chia sẻ, từ đó làm cho quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. [35]

Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, một số nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ là biểu hiện bên ngoài của tinh thần dân tộc: ngôn ngữ là linh hồn dân tộc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023