Chú Trọng Công Tác Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Của Từng Tác Nhân Trong Ccsptn

không được bảo đảm, tỷ lệ sống thấp, tốc độ phát triển chậm. Bênh cạnh chi phí mua tôm bố mẹ sinh sản nhập ngoại cao, thì chi phí vận chuyển và bảo quản tôm giống trong quá trình tiêu thụ cao do hộ nuôi tôm có quy mô SX nhỏ, lại ở phân tán trên nhiều địa bàn. Vì vậy, chi phí sản xuất giống cao dẫn đến giá bán cao. Để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi các cơ sở SXTG phải tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với hộ nuôi. Mối quan hệ này phải được ràng buộc chắt chắn thông qua đàm phán, thương lượng với hộ nuôi tôm bằng hợp đồng mua bán thỏa thuận giữa hai bên. Hộ nuôi có trách nhiệm hợp tác với nhiều hộ nuôi, gom lại với số lượng phù hợp, phải mua tôm giống đúng thời điểm. Cơ sở SXTG phải có trách nhiệm cung cấp giống đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng giá và địa điểm đã thỏa thuận và tôm giống phải được kiểm dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn công nghiệp cho tôm chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí nuôi tôm của hộ nuôi (bình quân chiếm 50,44%). Mỗi cơ sở chế biến TACN đều có hệ thống đại lý riêng của mình, hệ thống đại lý phân phối sản phẩm trực tiếp đến hộ nuôi. Hiện tại giá bán còn cao so với mức đầu tư thâm canh của hộ, chất lượng chưa được đảm bảo nhất là đối với kênh phân phối qua đại lý cấp 2. Mối liên kết giữa hộ với cơ sở chế biến TACN chưa chặt chẽ, cơ sở chế biến nắm thông tin không đầy đủ về diễn biến và tình hình nuôi tôm của hộ. Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi các cơ sở chế biến TACN cần phải tăng cường hợp tác với hộ nuôi tôm thông qua các hình thức hỗ trợ người nuôi về hướng dẫn kỹ thuật cho tôm ăn hợp lý, về phòng và điều trị bệnh cho tôm. Nâng cao năng lực SX, đầu tư công nghệ nhằm hạ thấp giá thành để hạ thấp giá bán hợp lý cho người nuôi. Thông qua hợp đồng mua bán thỏa thuận về số lượng, chất lượng và giá bán hợp lý. Trong kinh doanh luôn giữ chữ tín, quy hoạch hệ thống đại lý bán thức ăn gắn với vùng nuôi, cử cán bộ kỹ thuật đứng cánh theo vùng nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển thức ăn, nắm bắt thông tin kịp thời và hướng dẫn kỹ thuật cho ăn đúng quy định. Hộ nuôi tôm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế thì cũng đồng thời nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của cơ sở chế biến TACN cho tôm.

+ Đối với đại lý

Đại lý là trung gian phân phối thức ăn công nghiệp, TTYTS cho tôm đến với các hộ nuôi. Đại lý cấp 1 phân phối thức ăn công nghiệp cho 1 cơ sở chế biến TACN nhất định và bán TTYTS từ các cơ sở sản xuất TTYTS. Qua kết quả nghiên cứu cho

thấy, các đại lý có chức năng lưu giữ và phân phối trực tiếp thức ăn đến hộ nuôi. Riêng TTYTS hộ trực tiếp đến đại lý để mua. Đối với đại lý cấp 2 thường phân phối thức ăn và TTYTS cho nhiều cơ sở chế biến TACN và cơ sở sản xuất TTYTS. Vì vậy, khả năng hiểu biết các nhãn mác các loại thức ăn và TTYTS là không thể chắc chắn, nên không có khả năng hướng dẫn cho hộ nuôi sử dụng đúng chủng loại và liều lượng, trong khi giữa hộ nuôi với các cơ sở chế biến TACN và cơ sở sản xuất TTYTS trao đổi thông tin còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi đại lý phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phân tích và xử lý thông tin đúng đắn kịp thời báo cáo với các cơ sở chế biến TACN và sản xuất TTYTS có biện pháp xử lý các sự cố xảy ra một cách hiệu quả. Bên cạnh cung cấp thông tin, đại lý phải có trang bị những kiến thức nhất định về kỹ thuật bảo quản thức ăn và TTYTS trong thời gian hàng tồn kho, tránh để thức ăn nấm mốc, hư hỏng rồi không hủy bỏ mà bán cho hộ nuôi tôm sử dụng sẽ gây ra ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và tác động tiêu cực đến quá trình SXKD của hộ nuôi.

Tóm lại, mỗi tác nhân tham gia ở dòng thượng nguồn cần phải tăng cường hợp tác chặt chẽ với hộ nuôi tôm nhằm trao đổi thông tin đầy đủ và phối hợp hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, vốn và trung thực về chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ nuôi, và cũng chính là duy trì và nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của mình một cách bền vững.

- Đối với các tác nhân dòng hạ nguồn của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

+ Đối với tác nhân thu gom lớn

Hộ nuôi là nhân vật trung tâm của CCSPTN, nhưng thu gom lớn là nhân vật trưởng chuỗi, người quyết định giá và điều phối sản phẩm theo các luồng SPTN tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Qua nghiên cứu cho thấy thu gom lớn hoạt động thu gom chủ yếu dựa vào sự quen biết, chưa chủ động đi tìm nguồn hàng, chờ có thông tin gọi đến từ hộ nuôi tôm. Giữa hộ nuôi và thu gom thỏa thuận giá mua một cách đột xuất, không thông qua hợp đồng mua bán có trước. Hộ nuôi thiếu thông tin về giá cả, về tiêu chuẩn phẩm cấp SPTN quy định ở các cơ sở chế biến thủy sản. Đây là điểm mấu chốt khiến cho hộ nuôi thường cho mình là người luôn chịu thiệt, rất khó hợp tác trong quá trình tạo nguồn cung ổn định cho người thu gom. Chính vì vậy, đòi hỏi người thu gom phải tính đến việc chủ động tìm kiếm nguồn hàng, tăng cường hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

tác với hộ nuôi thông qua quy định ràng buộc trách nhiệm đối với cả hai bên về số lượng, giá cả, kích cỡ, phẩm cấp, thời gian nuôi và thời gian thu hoạch để hai bên chủ động thực hiện tốt theo hợp đồng, nhằm đảm bảo nguồn cung sản phẩm đồng nhất về kích cỡ, phẩm cấp SPTN.

Trong hoạt động thu gom cho thấy khả năng lưu trữ sản phẩm ngắn từ 3 đến 5 ngày, cho thấy sự hạn chế đối với khi sản phẩm thu hoạch chưa rộ, chưa đủ chuyến nhưng thu gom phải vận chuyển đi bán cho bán buôn và các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản làm cho chi phí vận chuyển cao. Để khắc phục nhược điểm này đòi hỏi thu gom lớn phải tăng cường đầu tư xây dựng kho lạnh hiện đại, tiếp thu công nghệ bảo quản tiên tiến nhằm kéo dài thời gian lưu trữ khi lượng hàng mua ở nơi xa và số lượng ít nhằm đảm bảo gom đủ hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 19

Về đầu ra của thu gom cho thấy đối vơi luồng SPTN tiêu thụ trong nước, họ chưa chủ động trong việc xác định số lượng cung cấp cho nhà bán buôn một cách chính xác mà chủ yếu cung cấp theo kinh nghiệm. Việc lưu trữ mang tính phỏng đoán, và chờ người bán buôn gọi điện đến mới vận chuyển đến, vì vậy lúc lưu trữ thừa, lúc thiếu không đáp ứng yêu cầu của người bán buôn. Để khắc phục trình trạng này đòi hỏi người thu gom lớn và bán buôn phải chủ động hợp tác trong mua bán và hỗ trợ nhau trong quá trình lưu trữ, bảo quản sản phẩm, cũng như thỏa thuận thanh toán thông qua hợp đồng ký kết ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên.

+ Đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

Nguồn cung tôm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu phụ thuộc vào người thu gom lớn. Tôm nguyên liệu được thu gom từ nhiều nguồn manh mún, nhỏ lẻ làm cho chất lượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không thể truy xuất được nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao. Để giải quyết tốt những hạn chế này, đòi hỏi các công ty chế biến và xuất khẩu cần phải chủ động tìm kiếm địa bàn cung cấp nguyên liệu. Để làm được điều này các công ty phải chủ động tích hợp theo chiều dọc, trực tiếp tổ chức thu gom, trực tiếp ký kết hợp đồng tiêu thụ SPTN, cung cấp và chia sẻ thông tin về giá cả, các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn và sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận với người nuôi.

Về tổ chức sản xuất kinh doanh của cơ sở chế biến và xuất khẩu cho thấy do mức đầu tư máy móc công nghệ chưa cao, nên mức tạo giá trị gia tăng chưa lớn, chủ yếu là chế biến đông lạnh, sản phẩm chế biến đóng họp cao cấp chưa đa dạng. Hầu hết các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản chưa tham gia vào CCSPTN toàn cầu. Đầu ra phụ thuộc vào nhà nhập khẩu nước ngoài, không nắm được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài. Vì vậy, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ chế biến hiện đại phù hợp với người tiêu dùng nước ngoài là rất cần thiết. Các cơ sở chế biến và xuất khẩu phải chủ động mở rộng quy mô thị trường trong nước và tích cực tham gia vào chuỗi cung toàn cầu. Chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm và đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ ở các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm.

Trong những năm qua thị trường tiêu thụ SPTN ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu tập trung cho xuất khẩu, nhưng tập trung nhất vẫn là thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Các thị trường này có hàng rào bảo hộ mậu dịch kỹ thuật rất khắc khe, đòi hỏi SPTN xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP. Với khả năng về nguồn lực còn hạn chế nên hầu hết sản phẩm tôm nuôi chế biến đáp ứng nhu cầu ở mức khiêm tốn. Nhiều chuyến hàng xuất khẩu sang các nước này qua kiểm tra phát hiện SPTN tồn dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép các nước gửi trả lại, làm ảnh hưởng đến uy tín và gây thiệt hại cho các nhà chế biến và xuất khẩu. SPTN nhập khẩu vào thị trường Mỹ luôn có nguy cơ áp đặt các biện pháp chống bán phá giá, một trong những rào cản gây bất lợi cho CCSPTN của Việt Nam nói chung, CCSPTN của Quảng Nam nói riêng. Điều này đòi hỏi cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, cùng với các cơ quan quản lý xuất khẩu thủy sản phải tính đến việc tìm kiếm những thị trường tiềm năng ở những quốc gia và vùng lãnh thổ như các nước Trung Đông, Nam Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhằm tạo địa bàn vững chắc cho việc tiêu thụ SPTN ở Quảng Nam. Đối với thị trường nội địa thông qua các chợ đầu mối của các huyện trong tỉnh, cũng như ở các tỉnh thành trong cả nước hình thành các kênh phân phối đến từng địa phương, cần chú trọng hơn đến các hệ thống siêu thị tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp và các thành phố lớn.

+ Đối vơi bán buôn

Qua nghiên cứu cho thấy bán buôn không có mối quan hệ hợp tác nào với hộ nuôi, nguồn cung SPTN phụ thuộc vào người thu gom cung cấp không ổn định. Mặt khác khả năng lưu trữ và bảo quản của bán buôn là rất hạn chế (từ 2 đến 3 ngày) hệ thống kho lạnh lạc hậu. Việc phân phối sản phẩm đến người bán lẻ cũng dựa vào kinh nghiệm phỏng đoán. Do đó gây khó khăn cho người bán lẻ tại các chợ, lúc thừa không bán hết và cũng có lúc thiếu không có hàng bán. Về phương thức thanh toán đa số bán buôn bán chịu cho người bán lẻ và thường mua chịu của người thu gom. Thông thường khoảng thời gian để chịu của bán lẻ dài ngày hơn đối với thời gian bán buôn để chịu người thu gom. Vì thế, bán buôn thường bán giá cao hơn để bù lại phần lãi suất của khoản tiền trong thời gian để chịu. Đây là nguyên nhân làm cho giá bán tôm nội địa tăng cao, không khuyến khích người tiêu dùng có thu nhập thấp. Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi người bán buôn phải nâng cao trình độ chuyên môn, cần phải tham gia các lớp tập huấn về nghiên cứu thị trường, dựa vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường của người tiêu dùng dự báo trên cơ sở khoa học về số lượng tiêu dùng cần thiết trong ngày để quyết định số lượng lưu trữ và số lượng cung cấp cho người bán lẻ. Xác lập hợp đồng mua bán với người bán lẻ, cũng như với thu gom có thời hạn thanh toán tiền để chịu như nhau và giá bán hợp lý.

+ Đối với bán lẻ

Nguồn cung SPTN của người bán lẻ phụ thuộc chủ yếu vào người bán buôn. Trong mối quan hệ này người bán buôn cũng bị động vào người bán lẻ, thông thường nếu người bán lẻ bán hết hàng thì việc phân phối hàng của người bán buôn thuận lợi, nhưng nếu người bán lẻ bán không hết thì việc hạn chế lượng hàng nhập tiếp. Để giải quyết tốt mối quan hệ chi phối và phụ thuộc lẫn nhau đòi hỏi người bán lẻ và người bán buôn phải xác lập hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm hai bên về thỏa thuận giá bán, kích cỡ, phẩm cấp SPTN, khối lượng nhằm ổn định nguồn cung đầu vào của người bán lẻ và đầu ra của người bán buôn.

Về tiêu thụ sản phẩm: Người bán lẻ SPTN là tác nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm đến với người tiêu dùng nội địa, hơn ai hết họ nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Họ là người chịu áp lực từ việc tiêu thụ sản phẩm, bởi sản phẩm tiêu thụ lúc thừa lúc thiếu. Để ổn định khối lượng bán đòi hỏi người bán lẻ ngoài việc thỏa thuận về

khối lượng mua vào hằng ngày với người bán buôn. Đồng thời phải xây dựng kho chứa sản phẩm bảo đảm cho việc lưu trữ và bảo quản sản phẩm đạt chất lượng tốt, tăng cường xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các khách hàng lớn như khách sạn, nhà hàng, công ty, trường học để đảm bảo chủ động về tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi.

4.2.1.3. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của từng tác nhân trong CCSPTN

Tôm là loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, đây là yêu cầu được đặt lên hàng đầu của các quốc gia hiện nay. Để làm tốt công tác VSATTP cần phải có những giải pháp bảo đảm VSATTP đối với từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi.

- Đối với hộ nuôi tôm

Muốn đảm bảo VSATTP hộ nuôi phải quản lý tốt con giống, nguồn thức ăn, thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cho tôm. Hộ nuôi cần phải tuân thủ những khuyến cáo từ các cơ quan quản lý NTTS, cần phải lựa chọn thức ăn cho tôm đúng các tiêu chuẩn quy định, không nên sử dụng những loại thức ăn kém chất lượng không đảm bảo VSATTP, không dùng các loại kháng sinh bị cấm, việc nuôi trồng không làm hại môi trường.

- Đối với các tác nhân dòng thượng nguồn của CCSPTN

SPTN được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được xem xét chất lượng VSATTP ngay từ các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho nuôi tôm. Trước hết, con giống phải đảm bảo giống sạch bệnh, khi xuất bán phải tuân thủ các khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm của các cơ quan chức năng nhà nước. Đối với cơ sở chế biến TACN cần phải xem xét nguồn nguyên liệu và các loại phụ gia chế biến thức ăn cho tôm phải sạch, vừa đảm bảo dinh dưỡng để tôm phát triển, vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, không sử dụng các loại nguyên liệu bẩn; Các cơ sở sản xuất thuốc phòng và chữa trị bệnh cho tôm phải sản xuất thuốc đảm bảo phòng và điều trị bệnh ở tôm tốt không gây ô nhiễm môi trường, và gây tác hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho tiêu chí nuôi tôm “sạch”.

- Đối với các tác nhân dòng hạ nguồn của CCSPTN

Tôm trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo VSATTP, không nên sử dụng các chất cấm để ướp tôm nhằm bảo quản lâu dài, việc bảo quản không đúng quy cách

sẽ làm cho các chất dinh dưỡng thay đổi cấu trúc và sẽ trở thành chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, thâm chí gây ngộ độc dẫn đến chết người. Trong thực tế, người thu gom do tính toán lợi ích của mình trong việc gom hàng, thường lưu trữ với số lượng lớn nên sử dụng các chất bảo quản kéo dài mức độ tươi sống cho tôm, khi hàng nhiều quá trình vận chuyển với số lượng lớn giảm chi phí vận chuyển. Đối với các tác nhân bán buôn, bán lẻ cần phải có kho bảo quản đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là tác nhân bán lẻ các dụng cụ thùng chứa, chậu chứa phải đảm bảo vệ sinh, không được để tôm nơi nền chợ lẫn với các chất thải từ các loại động vật, các chất thải từ việc quá trình mua bán các loài thủy sản khác. Đối với tôm ươn, chết lâu ngày phải loại bỏ không nên trộn lẫn với tôm mới để bán cho người tiêu dùng. Trong mua bán kinh doanh ngày nay, không phải bán xong hàng là xong mà còn quan tâm đến lợi ích lâu dài của người tiêu dùng, cần phải nâng cao chữ “tín” lên trên hết, đừng để một lần mất tin thì vạn lần mất tín.

Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm toàn bộ quá trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ việc vệ sinh đối với các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ, đảm bảo vô trùng cho sản phẩm chế biến từ quy định trang phục làm việc của người công nhân ở những công đoạn cần có sự tác động của con người. Từ nguyên liệu đầu vào đến công đoạn sản phẩm đóng gói, bao bì và bốc xếp vào xe vận chuyển lên tàu để xuất khẩu không chạm trực tiếp vào tay người công nhân.

4.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam 4.2.2.1.Quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm chuỗi cung ổn định, chất lượng, hiệu quả

Ngành nuôi tôm ở Quảng Nam được hình thành vốn không phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ngay từ ban đầu, mà nó là kết quả của quá trình phát triển tự phát ở những năm 90 của thế kỷ trước. Do đó, hiện trạng các khu vực nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh được hình thành mang tính manh mún, xen kẻ và chồng lấn với các khu sản xuất các ngành khác, thiếu tính quy hoạch, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước của các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Quảng Nam.

Tôm được xác định là con nuôi chủ lực của ngành NTTS, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu NTTS. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho

UBND tỉnh về công tác quy hoạch vùng nuôi tôm. Đảm bảo quy hoạch theo hướng phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi với chuỗi cung ổn định, chất lượng, hiệu quả là hết sức cần thiết. Quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm chuỗi cung ổn định, chất lượng, hiệu quả có nghĩa là:

Ngành nuôi tôm đảm bảo cơ bản được CNH - HĐH vào năm 2020 với tầm nhìn 2030, phát triển toàn diện theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế Quốc gia và quốc tế. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao về mọi mặt vật chất và tinh thần, văn hóa của vùng nuôi tôm, hộ gia đình và người lao động tham gia vào nuôi tôm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở vùng nuôi tôm [47] [48].

Quy hoạch vùng nuôi tôm cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Trước hết, địa phương phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch chung phát triển của ngành thủy sản từ nay đến năm 2020 của chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Nam, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Quy hoạch vùng nuôi tôm phải gắn với chuỗi ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam từ các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào như SXTG, TACN, TTYTS, hộ nuôi, dịch vụ hậu cần, thu gom, bán buôn, bán lẻ, các cơ sở chế biến thủy sản đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Quy hoạch vùng nuôi tôm phải đáp ứng các yêu cầu về điêu kiện môi trường sinh trưởng và phát triển của từng loài tôm như: điều kiện đất đai, mặt nước, khí hậu thời tiết, việc bố trí vùng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài tôm, có như vậy mới đảm bảo năng suất và hiệu quả. Việc bố trí sử dụng đất mặt nước chú ý cân đối giữa các phương thức nuôi hợp lý, nuôi TC cần phải bố trí nơi cao triều, vùng cát ven biển đảm bảo cho việc đầu tư ổn định cơ sở vật chất của ao nuôi và cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Quy hoạch vùng nuôi tôm bảo đảm VSATTP, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường sinh sống của cộng đồng dân cư ở vùng nuôi tôm trên cát ven biển, ven sông Trường Giang, sông Đế Võng…, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Quy hoạch vùng nuôi tôm phải chú ý đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực, gắn với vùng nuôi, và cả hệ thống của CCSPTN ở tỉnh

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí