Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Ba Đình

năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.

Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ổn định an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy.

Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình liên tục được Vietinbank công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống Vietinbank, năm 1998 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba. Liên tục trong các năm 2000 -2004 được nhiều cấp khen thưởng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội tặng bằng khen, được Hội đồng thẩm định-kinh tế ngành ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

Mô hình tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình được thể hiện qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình


GIÁM ĐÓC


PHÓ GIÁM ĐỐC


KHỐI KINH DOANH

KHỐI DỊCH VỤ

KHỐI QUẢN LÍ RỦI RO


KHỐI HỖ TRỢ


KHỐI CNTT

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH


Phòng khách hàng DN lớn


Phòng khách hàng vừa và nhỏ

Phòng thanh toán XNK


Phòng thẻ

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề


Phòng kế toán


Phòng tổ chức hành chính

Phòng Thông tin và Điện toán


Phòng khách hàng cá nhân

Phòng tổng hợp


Phòng tiền tệ và Kho quỹ


(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

2.1.2.1. Giám đốc

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước luật pháp trong việc điều hành chi nhánh. Mọi hoạt động của chi nhánh đều do Giám đốc chỉ đạo và điều hành. Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh và công tác tổ chức cán bộ.

2.1.2.2 Phó giám đốc

Phó giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác do Giám đốc phân công.

2.1.2.3. Khối kinh doanh

Gồm 3 phòng: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và Phòng khách hàng cá nhân.

Khối kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Vietinbank, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các khách hàng.

2.1.2.4. Khối quản lý rủi ro

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh như: quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghi cấp tín dụng, thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Vietinbank. Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý khai thác xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền vay, quản lý theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

2.1.2.5. Khối dịch vụ

Phòng kinh doanh dịch vụ là phòng nghiệp vụ tổ chức nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ và quản lý các loại thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế tại chi nhánh theo quy định của Vietinbank.

2.1.2.6. Khối hỗ trợ

Phòng kế toán là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hang, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Vietinbank.


Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: là phòng nghiệp vụ tổ chức nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Vietinbank.

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước và Vietinbank, thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Phòng tiền tệ và kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và Vietinbank. Phòng có trách nhiệm ứng và thu tiền cho các Quỹ tiêt kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.

2.1.2.7. Khối công nghệ thông tin

Phòng thông tin và điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính của chi nhánh.

2.1.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

- Huy động vốn

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...


dài

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

- Cho vay, đầu tư

+ Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

+ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

+ Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

+ Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn


+ Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức

(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

+ Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

+ Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

+ Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

- Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

- Thanh toán và Tài trợ thương mại

+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế

+ Chuyển tiền nhanh Western Union

+ Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

+ Chi trả Kiều hối…

- Ngân quỹ

+ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

+ Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

+ Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

+ Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

- Thẻ và ngân hàng điện tử

+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

+ Dịch vụ thẻ ATM

Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

- Hoạt động khác

+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

+ Tư vấn đầu tư và tài chính

+ Cho thuê tài chính

+ Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

+ Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.


2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình trong năm 2010 – 2012

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản nhất và cũng là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã nỗ lực trong công tác huy động vốn, tập trung xây dựng các chính sách điều hành công tác huy động vốn linh hoạt với diễn biến của thị trường đồng thời cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do đó tình hình huy động vốn của chi nhánh có mức tăng trưởng khá tốt qua 3 năm.

Qua bảng số liệu 2.1, năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là

12.215.431 triệu đồng, sang đến năm 2011 đạt 12.781.621 triệu đồng, tăng 566.190 triệu đồng (tương đương 4,65%) so với năm 2010. Năm 2012, tổng số tiền huy động của Chi nhánh đạt 13.920.108 triệu đồng, tăng 1.138.487 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 8,91%. Để có được kết quả ấn tượng trên chi nhánh đã chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng, liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng các hình thức dự thưởng tặng quà hấp dẫn… Do đó, mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm.

Phân theo loại tiền:

Theo bảng 2.1, có thể thấy rõ sự chênh lệch trong tỷ trọng giữa tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Lượng tiền gửi nội tệ năm 2012 là 12.070.126 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 86,71% (năm 2011 tỷ trọng là 84,06% và năm 2010 tỷ trọng là 83,65%) tăng về số tuyệt đối là 1.325.895 triệu đồng, tương ứng tăng 12,34% so với năm 2011 và năm 2011 tăng 5,15% so với năm 2010. Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng nội tệ nên hạn chế huy động bằng ngoại tệ. Lãi suất huy động nội tệ luôn ổn định hơn lãi suất huy động ngoại tệ. Do vậy lượng tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế và tăng đều qua 3 năm.

Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Nếu như năm 2011, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm 15,94% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 13,29%, kéo theo mức tăng về giá trị tương đối thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm huy động bằng ngoại tệ như trên là do năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về việc hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 2%/năm làm cho nhiều cá nhân, tổ chức thay vì gửi ngoại tệ đã chuyển đổi sang đồng nội tệ hoặc tìm kiếm một kênh đầu tư khác sinh lời hơn, làm cho tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh giảm trong năm 2012.

Theo thành phần kinh tế:

Theo bảng 2.1, nguồn tiết kiệm từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 52% trong tổng số vốn huy động và tăng trưởng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang chú trọng việc giữ tốc độ tăng trưởng của những nguồn vốn ổn định. Từ đó chi nhánh sẽ chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền. Nguồn tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn (Năm 2010: 52,79%; năm 2011: 58,11%, năm 2012: 60,86%) và tăng qua các năm (năm 2011 tăng 15,18%; năm 2012 tăng 14,06%). Có sự tăng lên này là do vị trí của Chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố tập trung lượng lớn dân cư. Theo báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, bình quân thu nhập đầu người là 2.257 USD vào năm 2012 (khoảng 50 triệu đồng), tăng 1,3 lần so với con số 1.697 USD vào năm 2008. Trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn thì nguồn tiền trong dân cư lại rất dồi dào. Năm 2011-2012, diễn biến lãi suất trên thị trường vốn phức tạp, lãi suất huy động vốn tăng nhanh đến chóng mặt do sự mất thanh khoản của một số NHTM nhỏ, dẫn đến kéo các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất để giữ khách hàng. Sự gia tăng nguồn vốn phần nào thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào chi nhánh, đồng thời cho thấy chi nhánh đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân biết đến chi nhánh nhiều hơn.

Tuy nhiên tiền gửi của tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng thấp so với tiền gửi dân cư, dao động trong khoảng 39% đến 48%, do lượng tiền gửi vào không nhiều và Chi nhánh chủ yếu thu hút thông qua tiền gửi dân cư. Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2011 giảm 412.684 triệu đồng tương đương giảm 7,16% so với năm 2010. Năm 2012 tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng nhẹ 1,76% tương đương tăng 94.109 triệu đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm trong năm 2011 là do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, các đơn vị rút tiền gửi tại chi nhánh để trả nợ, chi lương, thưởng, nộp thuế... Năm 2012 các doanh nghiệp có xu hướng thanh toán qua Chi nhánh ngày càng nhiều, quy mô ngày càng được mở rộng. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã nỗ lực để xây dựng uy tín đối với các khách hàng lớn và đã có một phương pháp quản lý phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán chi trả nên đã phát huy được tính hiệu quả của nguồn vốn này. Chi nhánh cần chú ý đến chiến lược thu hút khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt để tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho Chi nhánh.


Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011


Cuối kỳ

Tỷ

trọng (%)


Cuối kỳ

Tỷ

trọng (%)


Cuối kì

Tỷ

trọng (%)


Giá trị

Tỷ

trọng (%)


Giá trị

Tỷ

trọng (%)

1.Theo loại tiền











Nội tệ

10.218.208

83,65

10.744.231

84,06

12.070.126

86,71

526.023

5,15

1.325.895

12,34

Ngoại tệ

1.997.223

16,35

2.037.390

15,94

1.849.982

13,29

40.167

2,01

(187.408)

(9,20)

2.Theo TP kinh tế











Dân cư

6.448.526

52,79

7.427.400

58,11

8.471.778

60,86

978.874

15,18

1.044.378

14,06

Tổ chức ktế

5.766.905

47,21

5.354.221

41,89

5.448.330

39,14

(412.684)

(7,16)

94.109

1,76

3.Theo kỳ hạn











Không kỳ hạn

2.504.163

20,5

2.794.062

21,86

3.187.705

22,9

289.899

11,58

393.642

14,09

Dưới 12 tháng

6.327.593

51,8

6.978.765

54,6

8.017.982

57,6

651.172

10,29

1.039.217

14,89

Từ 12-24 tháng

1.612.437

13,2

1.853.335

14,5

2.206.337

15,85

240.898

14,94

353.002

19,05

Trên 24 tháng

1.771.237

14,5

1.155.459

9,04

508.084

3,65

(615.779)

(34,77)

(647.375)

(56,03)

Tổng vốn huy động

12.215.431

100

12.781.621

100

13.920.108

100

566.190

4,64

1.138.487

8,91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình - 3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)

23

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012


Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011


Cuối kỳ

Tỷ

trọng (%)


Cuối kỳ

Tỷ

trọng (%)


Cuối kỳ

Tỷ

trọng (%)


Giá trị

Tỷ

trọng (%)


Giá trị

Tỷ

trọng (%)

1.Theo thời gian











Cho vay ngắn hạn

2.611.503

67,45

3.682.963

64,30

4.588.150

61,22

1.071.461

41,03

905.186

24,58

Cho vay trung hạn

135.512

3,50

273.756

4,78

524.201

6,99

138.244

102,02

250.445

91,48

Cho vay dài hạn

1.124.746

29,05

1.771.402

30,92

2.382.734

31,79

646.655

57,49

611.332

34,51

2.Theo loại tiền











Nội tệ

3.237.179

83,61

4.884.369

85,27

6.626.404

88,41

1.647.190

50,88

1.742.035

35,67

Ngoại tệ

634.582

16,39

843.752

14,73

868.680

11,59

209.171

32,96

24.928

2,95

3.Theo thành phần KT











Tổ chức KT

3.221.692

83,21

4.801.311

83,82

6.337.094

84,55

1.579.619

49,03

1.535.783

31,99

Hộ gia đình

650.069

16,79

926.810

16,18

1.157.990

15,45

276.741

42,57

231.181

24,94

Tổng dư nợ cho vay

3.871.761

100

5.728.121

100

7.495.084

100

1.856.360

47,95

1.766.963

30,85

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)

24


Theo kỳ hạn gửi:

Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 vốn huy động ngắn hạn chiếm 51,8% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 chiếm 54,6% và năm 2012 chiếm 57,6%. Năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn tăng 651.172 triệu đồng, tương ứng 10,29% so với năm 2010; năm 2012 tăng

1.039.217 triệu đồng, tương ứng 14,89% so với năm 2011. Vốn huy động ngắn hạn chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, đây là nguồn tương đối ổn định, giúp cho chi nhánh chủ động cho vay và phát triển hoạt động kinh doanh. Từ năm 2010-2012 tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trên 52% trong tổng số vốn huy động, do đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2011, với cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM, đẩy lãi suất huy động có thời điểm lên tới 20%, điều này đã làm gia tăng tiền gửi với mức tăng lên tới 10,29%. Sang đến năm 2012, nhờ chính sách của NHNN trong việc kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất huy động làm cho nguồn vốn huy động có mức tăng thấp hơn so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao. Trước tình hình giảm lãi suất huy động, chi nhánh vẫn duy trì được lượng tiền gửi ngắn hạn ổn định. Do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển nguồn vốn như: Điều chỉnh năng động lãi suất và kỳ hạn, tăng cường tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch nên đã thu hút được nhiều khách hàng

Nắm giữ tỷ trọng cao thứ 2 là nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2010 chiếm 20,5%, năm 2011 chiếm 21,86% và năm 2012 chiếm 22,9%. Nguồn không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2012 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 3.187.705 triệu đồng tăng 393.642 triệu đồng so với năm 2011, năm 2011 tăng 289.899 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch thanh toán chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nguồn vốn không kỳ hạn có lợi thế do lãi suất huy động thấp nhưng tính ổn định của nguồn này không cao. Do vậy, chi nhánh cần phải kiểm soát và duy trì tỷ trọng nguồn này một cách hợp lý để tránh rơi vào tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn trung hạn tăng đều hàng năm, cụ thể là vốn huy động trung hạn đạt

1.612.437 triệu đồng năm 2010, năm 2011 tăng thêm 240.898 triệu đồng, năm 2012 tăng 353.002 triệu đồng tương ứng tăng 19,05% so với năm 2011. Do trong những năm gần đây ngân hàng đã cố gắng tung nhiều sản phẩm huy động vốn dưới dạng tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, hay tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn dài và lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn từ dân cư vốn thích gửi ở các kỳ hạn ngắn (khách hàng

rất chuộng kỳ hạn ngắn để linh hoạt nguồn vốn). Bên cạnh đó ngân hàng kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đưa ra nhiều chương trình khuyến mại..khiến cho nguồn vốn trung hạn đổ về ngân hàng ngày càng tăng.

Nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 14,5%, năm 2011 giảm xuống còn 9,04% và năm 2012 chỉ còn 3,65%. Nguồn vốn dài hạn lại có xu hướng giảm là do tình hình bất ổn của nền kinh tế, lạm phát của năm 2011 tăng cao và kéo dài làm VND bị mất giá. Người dân có xu hướng nắm giữ những tài sản ít bị mất giá trị qua thời gian như vàng. Hơn nữa năm 2012 cũng là năm mà giá vàng tăng cao, còn các ngân hàng thì bị NHNN giới hạn về về lãi suất, gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn vì mức lãi suất không đủ để thu hút nguồn tiền dài hạn. Do đó, kênh đầu tư là ngân hàng kém hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư vào thị trường vàng.

Mặc dù nguồn vốn trung và dài hạn giúp Chi nhánh có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn, nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn. Do đó nếu duy trì một tỷ trọng cao của nguồn vốn huy động trung, dài hạn sẽ làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng cho loại tiền gửi này mà chưa chắc đã tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này thường không cao, do đó không được nhiều khách hàng lựa chọn. Song việc duy trì một tỉ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết, vì nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động - cho vay. Vì vậy chi nhánh cần có biện pháp để điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn huy động theo kỳ hạn sao cho hợp lý, tránh tình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động vốn để đối phó tốt với các rủi ro có thể xảy ra.

Quy mô huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng đều, điều đó đã nói lên công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đối với khách hàng. Đây là thành quả cho sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên của chi nhánh, kết quả của chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo tiền đề cho kinh doanh có hiệu quả và cho sự phát triển bền vững của chí nhánh.

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động cho vay)

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Lãi suất thu được từ hoạt động cho vay sẽ bù đắp chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, quản lý và các chi phí khác và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì dư nợ cho vay của VietinBank Ba Đình ngày càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên đa dạng hơn.

Qua bảng số liệu 2.2, có thể thấy dư nợ cho vay của Vietinbank Ba Đình tăng trưởng tương đối tốt qua giai đoạn 2010-2012. Năm 2011 dư nợ cho vay tăng


1.856.360 triệu đồng, tương đương 47,95% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ cho vay tiếp tục tăng thêm 1.766.963 triệu đồng tương đương 30,85% so với năm 2011, đạt dư nợ cho vay 7.495.084 triệu đồng. Sự gia tăng liên tục về dư nợ cho vay này tỉ lệ thuận với sự gia tăng về nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy việc chi nhánh đã sử dụng được đồng vốn huy động vào hoạt động cho vay, tránh tình trạng dư thừa vốn.

Theo kỳ hạn:

Theo bảng 2.2, trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy Chi nhánh đang ngày càng chú trọng vào các khoản vay ngắn hạn do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn chiếm 67,45%, năm 2011 chiếm 64,30% và năm 2012 chiếm 61,22% trong tổng dư nợ. Không chỉ chiếm một tỉ trọng cao nhất mà dư nợ ngắn hạn còn tăng dần qua các năm, năm 2011 tăng mạnh 41,03% so với năm 2010, năm 2012 tăng nhẹ hơn là 24,58%. Chi nhánh nhận định trong tình trạng khó khăn về kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp đều rất khó để phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho chi nhánh bảo toàn nguồn vốn của mình tốt hơn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu.

Một tín hiệu khả quan mà qua bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy là hoạt động cho vay trung và dài hạn phục vụ cho nhu cầu mua nhà hay các sản phẩm du học tăng mạnh. Năm 2010, nếu tỷ trọng dư nợ trung hạn là 3,50% thì năm 2012 lên đến 6,99%. Tỷ trọng dư nợ dài hạn năm 2010 là 29,05% đến năm 2012 là 31,79%. Không chỉ tăng về tỷ trọng mà về mức tăng qua các năm cũng đáng kể. Sở dĩ có sự tăng mạnh là do chi nhánh đã nới lỏng chính sách tín dụng, tích cực tìm kiếm khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi chính sách tín dụng của chi nhánh được nới lỏng, các doanh nghiệp tin tưởng vào triển vọng thành công của các dự án trong thời gian dài nên nhu cầu vay dài hạn tăng lên góp phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh vì lãi suất cho vay dài hạn là cao nhất. Tuy nhiên chi nhánh cần phải có biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mất vốn vì rủi ro cho vay trung và dài hạn lớn hơn rủi ro cho vay ngắn hạn.

Theo loại tiền cho vay:

Cho vay theo nội tệ vẫn là chính trong hoạt động cho vay của chi nhánh khi tỷ trọng nguồn này chiếm 83,61% trong năm 2010, 85,27% trong năm 2011 và 88,41% trong năm 2012. Có thể nhận thấy, cả trong hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh thì tỷ trọng ngoại tệ luôn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong cơ cấu cho vay thì cho vay theo nội tệ tăng mạnh hơn ngoạt tệ. Cho vay theo nội tệ năm 2011 tăng

1.647.190 triệu đồng tương đương tăng 50,88% so với năm 2010, năm 2012 tăng

1.742.035 triệu đồng tương đương tăng 35,67% so với năm 2011. Điều này có thể lý giải do sự biến động mạnh của các tỷ giá trong năm 2010-2012 nên khách hàng có xu

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí