Các Con Đường Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trong Bối Cảnh Cách Mạng 4.0

xã hội đã định. Thông qua phương pháp tránh phạt nhắc nhở những đối tượng khác không vi phạm các chuẩn mực xã hội, không rơi vào những hành vi sai trái như những người đã bị trách phạt.

1.3.3.2. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Giáo dục đạo đức cho học sinh có thể thực hiện thông qua các con đường:

Dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm; tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và hoạt động tự giáo dục của học sinh.

Dạy học là con đường cơ bản, quan trọng nhất trong nhà trường để giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách học sinh [45]. Dạy học thực hiện ba nhiệm vụ đó là hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và trí thông minh sáng tạo; giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh, cụ thể là giúp học sinh hình thành được 5 phẩm chất chủ yếu đó là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm [10]. Dạy học là hoạt động chủ yếu, chiếm nhiều thời gian nhất trong nhà trường, là con đường thuận lợi nhất có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi ở học sinh.

Hoạt động trải nghiệm là con đường thuận lợi giúp học sinh chuyển hóa nhận thức thành thái độ và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ của học sinh với bản thân, công việc, với gia đình, cộng đồng, thầy cô và những người xung quanh. Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tập luyện, rèn luyện các kỹ năng hành vi thể hiện các phẩm chất nhân cách của học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục 2018 đã xác định bởi kỹ năng hành vi không hình thành qua lời nói mà nó chỉ được hình thành thông qua hoạt động và chính hoạt động của người học.

Hoạt động xã hội là hoạt động giúp học sinh trải nghiệm các mối quan hệ xã hội các vấn đề xã hội cần giải quyết để tiến tới một xã hội tốt đẹp trong mối quan hệ tương thân, tương ái, thông qua hoạt động xã hội học sinh được rèn luyện các phẩm chất nhân cách tinh thần yêu nước, dân tộc, lòng nhân ái; tính trách nhiệm, đức tính chăm chỉ vv…

Sinh hoạt tập thể là hoạt động giúp học sinh trải nghiệm tự hoàn thiện bản thân, phát triển các phẩm chất cá nhân, năng lực giao tiếp, hợp tác, hình thành các phẩm lòng nhân ái, tính tập thể, tính trung thực, tính trách nhiệm và đức tính chăm chỉ vv…Thông qua sinh hoạt tập thể học sinh hiểu rõ hơn về trách nhiệm đối với bản thân và trách nhiệm đối với người khác, với quê hương, đất nước, rèn luyện các năng lực và phẩm chất cần thiết của người công dân.

Giáo dục lao động là con đường giúp học sinh trải nghiệm, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, thông qua giáo dục lao động giáo dục tình yêu lao động, tính trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ với người khác, giáo dục đức tính chăm chỉ, chuyên cần, trung thực cho học sinh vv…

1.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Để giáo dục đạo đức cho học sinh thì sự cần thiết phải có sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thống nhất về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và cách thức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh và phát triển môi trường giáo dục.

Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là người xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và xác định các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên là người lập kế hoạch phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh và triển khai các hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Giáo viên phải là người thường xuyên thông báo cho cha mẹ học sinh về các kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, ở lớp để tìm cách phối hợp với cha mẹ nâng cao thành tích học tập, rèn luyện cho học sinh. Giáo viên là người thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội trên địa bàn để nắm tình hình học sinh và huy động nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 5

Cha mẹ học sinh nói riêng và gia đình học sinh nói chung là lực lượng giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong phối hợp với nhà trường, giáo viên

để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cũng là môi trường giáo dục suốt đời đối với học sinh do đó cha mẹ học sinh, người lớn trong gia đình có nhiệm vụ thường xuyên quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh và phối hợp với nhà trường, giáo viên để thường xuyên giáo dục học sinh ở nhà trường, gia đình và xã hội. Ngoài việc phối hợp với nhà trường, cha mẹ học sinh còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng xã hội như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương để giáo dục học sinh THCS.

Các lực lượng xã hội gồm: Chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị xã hội có nhiệm vụ phối hợp cùng nhà trường, gia đình quản lý và giáo dục học sinh thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức như yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm ghi nhận những kết quả học tập, rèn luyện đã đạt được ở mỗi học sinh THCS qua từng giai đoạn học tập, rèn luyện, đồng thời có tác dụng tạo động lực cho các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng hoàn thiện. Để kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của mỗi học sinh về các phẩm chất đạo đức, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá học sinh về nhận thức, thái độ, hành vi trong quá trình thực hiện các phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó xây dựng các công cụ đánh giá và lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá học sinh cho phù hợp với bối cảnh. Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho học sinh phải huy động được các lực lượng tham gia đánh giá: Học sinh tự đánh giá; đánh giá của tập thể học sinh đối với cá nhân; đánh giá của gia đình, cộng đồng đối với học sinh; đánh giá của giáo viên và nhà trường đối với học sinh. Kết quả đánh giá các phẩm chất đạo đức của học sinh phải được sử dụng để giúp giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện các hoạt động giáo dục, đồng thời giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân.

1.4. Những nội dung cơ bản của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của một quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra. Nó định hướng cho việc xác định các nhiệm vụ cụ thể của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải hoàn thành và nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong từng giai đoạn hay công việc cụ thể.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, Hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo các nội dung của kế hoạch giáo dục đạo đức gồm các nội dung sau:

(1). Phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng và trình bày được các căn cứ pháp lý cần tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Bối cảnh của xã hội hiện nay trong thời kỳ cách mạng 4.0, bối cảnh của địa phương, nhà trường.

(2) Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS: Mục tiêu giáo dục đạo đức hướng tới hình thành các năng lực và 5 phẩm chất chủ yếu đó là yêu nước, trung thực, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

(3). Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức qua các nội dung hoạt động của nhà trường: Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học; Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm; Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt tập thể; Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động xã hội và hoạt động giáo dục lao động, tự rèn luyện của học sinh.

(4). Triển khai thực hiện các kế hoạch giáo dục đạo đức theo các nội dung chương trình hoạt động: Dạy học, hoạt động trải nghiệm; sinh hoạt tập thể; hoạt động xã hội và tự giáo dục của mỗi học sinh.

(5). Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong học kỳ, năm học (đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên).

Để thực hiện chức năng kế hoạch, người quản lý nhà trường có thể chia quá trình thực hiện các nội dung trên thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn tiền kế hoạch (giai xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS).

- Giai đoạn lập kế hoạch: Giai đoạn lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải đánh giá đúng thực trạng đạo đức và thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS hiện nay, phân tích được ảnh hưởng của cách mạng 4.0 tới nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THCS trong thực hiện các phẩm chất đạo đức; xây dựng các mục tiêu và giải pháp thực hiện mục tiêu, giai đoạn này nhà quản lý cần trả lời câu hỏi sau đây:

+ Mục tiêu của kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 là gì? Khi thực hiện mục tiêu đã xác định nhà trường, giáo viên sẽ có thuận lợi và khó khăn nào? Có những giải pháp nào cần tiến hành để đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay? Những nguồn lực nào cần huy động để hiện thực hóa mục tiêu? Thời gian thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là bao lâu? Kết quả sản phẩm mà kế hoạch giáo dục đạo đức cần đạt được là gì?

- Giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS: Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn học văn hóa, đặc biệt là các môn học chiếm ưu thế như môn Giáo dục công dân; môn Ngữ văn; Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý vv...; Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm: Sinh

hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần; Hoạt động trải nghiệm; Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội: Tình nguyện, từ thiện; tham gia mạng xã hội vv.. Các loại kế hoạch nêu trên có cần điều chỉnh không? Nếu điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào? Có mục tiêu nào cần hạ thấp? Có giải pháp nào cần tăng cường để giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả hơn? Giải pháp nào cần thay thế? Nguồn lực nào cần bổ sung? vv…

- Giai đoạn đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các loại hình hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội, tự giáo dục của học sinh: So với mục tiêu của kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đề ra những kết quả nào đã đạt được? Những kết quả nào chưa đạt được? Những điểm cần rút kinh nghiệm trong thực hiện các loại kế hoạch là gì?

Sản phẩm của giai đoạn tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường THCS; Sản phẩm của giai đoạn lập kế hoạch là hệ thống các bản kế hoạch như: Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong toàn khóa học; kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng năm học; học kỳ; kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học; hoạt động trải nghiệm; các hoạt động xã hội khác vv...;

Giai đoạn thực hiện kế hoạch là quá trình đang biến đổi nên sản phẩm của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là sự thể nghiệm tính đúng đắn của các quyết định quản lý và sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt tới các mục tiêu là thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về các phẩm chất đạo đức như yêu nước, nhân ái; trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm;

Sản phẩm của giai đoạn đánh giá, tổng kết thực hiện kế hoạch là bản báo cáo về các kết quả đã đạt được trong đó chỉ rõ cách đo lường, đánh giá và các bài học rút ra trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh và chuẩn bị cho quá trình quản lý tiếp theo, những hoạt động và nội dung giáo dục đạo đức cần tăng cường, đổi mới.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Cách mạng 4.0 ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh làm cho học sinh dễ sống thực dụng hơn ít quan tâm đến người khác do đó chức năng tổ chức cần phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh đã đề ra. Đặc biệt cần quan tâm sâu hơn đến giáo dục lòng nhân ái, tính trách nhiệm với người khác, với cộng đồng cho học sinh.

Chức năng tổ chức, là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nó có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu giáo dục đạo đức mà cấp học và nhà trường đã đề ra và đặc biệt là chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối , sắp xếp nguồn nhân lực được khoa học và hợp lý để tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. Sức mạnh mới của nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó nên người ta còn nhấn mạnh vai trò này bằng tên gọi “sức mạnh tổng hợp”.

Để thực hiện được vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực, chức năng tổ chức hiện thực những nội dung chủ yếu sau:

(1). Thành lập Ban chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm phó ban; giáo viên chủ nhiệm là thành viên. Thực hiện phân công, phân nhiệm cho các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm; hoạt động xã hội; tự giáo dục của học sinh vv.

(2) Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về bối cảnh xã hội mới hiện nay và yêu cầu của cách mạng 4.0 đặt ra đối với giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS: Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học; Bồi dưỡng nâng cao

năng lực quản lý học sinh qua tham gia mạng xã hội; Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua xử lý các thông tin trên mạng; Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực đánh giá kết quả giáo dục, rèn luyện đạo đức của học sinh vv…

(3) Hiệu trưởng xây dựng cơ chế hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm; hoạt động xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS; cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong và ngoài trường để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

(4) Hiệu trưởng tổ chức huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm; hoạt động xã hội và tự giáo dục của học sinh.

(5) Hiệu trưởng xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua các con đường và kết quả đạt được.

Tổ chức là một khâu - xong là một khâu rất quan trọng của quản lý giáo dục. Để thực hiện được vai trò quan trọng này, chức năng tổ chức phải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý nhà trường và phối hợp tốt nhất các hệ thống quản lý nhà trường và các lực lượng liên đới là cha mẹ học sinh, lực lượng xã hội với hệ thống bị quản lý nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS theo các phẩm chất và năng lực đã xác định.

Công tác tổ chức là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và cá nhân khác nhau trong nhà trường, kết nối các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể, có quyền hạn và trách nhiệm nhất định được bố trí theo phân cấp quản lý hoạt động giáo dục học sinh và các khâu khác nhau, nhưng cũng nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và cùng hướng vào mục đích chung là hình thành năng lực và các phẩm chất đạo đức cho học sinh THCS.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí