Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


HOÀNG THỊ HƯƠNG


QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU, HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ THANH NGA

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Hoàng Thị Hương

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Luận văn này được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Nga đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo là giảng viên của Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Quản lý giáo dục – Khóa 8 – Năm 2017 cho các học viên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám Hiệu học viện Khoa học xã hội. Ban Giám Hiệu trường THPT Tô Hiệu – Thường tín - Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường THPT Tô Hiệu – Thường tín - Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm khảo sát, thực nghiệm.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019

Tác giả


Hoàng Thị Hương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 9

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông 9

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 16

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT 22

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆTTẠI TRƯỜNG THPT TÔ HIỆU HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1. Khái quát về trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 28

2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 33

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 40

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 48

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU,HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 52

3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 52

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 53

3.3. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 54

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín được đề xuất 72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


STT

KÝ HIỆU

NỘI DUNG

1

BGH

Ban giám hiệu

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

5

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

6

HSCB

Học sinh cá biệt

7

PHHS

Phụ huynh học sinh

8

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

9

HĐGD

Hoạt động giáo dục

10

THCS

Trung học cơ sở

11

THPT

Trung học phổ thông

12

TCN

Trước Công nguyên

13

TNCS

Thanh niên cộng sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt 34

Bảng 2.2: Thực trạng mức độ phù hợp khi xây dựng mục tiêu kiến thức,thái độ,

kỹ năng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt 35

Bảng 2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt 37

Bảng 2.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt 38

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 39

Bảng 2.6. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 41

Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 42

Bảng 2.8. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 44

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh

cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 46

Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt 47

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về các biện pháp 73

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố

Hà Nội 33

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trò hết sức quan trọng, giúp bồi dưỡng, đào tạo con người nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, đó là sứ mệnh cao cả của ngành giáo dục và đào tạo, giúp cho xã hội phát triển mạnh, bền vững.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công tác giáo dục, nâng cao dân trí là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành bại của đất nước. Vai trò của giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học, trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị TW 8 khóa XI ngày 4/11/2013, BCHTW Đảng CSVN khóa XIđã khẳng định rằng:Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sổng, tri thức pháp luật và ỷ thức công dân. Tập trung vào những giả trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tỉnh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp.[16]

Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Giáo dục ngoài nhiệm vụ cung cấp cho học sinh kiến thức còn phải giúp các em lĩnh hội được những giá trị đạo đức căn bản như: Sự trung thực, tình yêu thương con người, tinh thần trách nhiệm, những nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội… Những giá trị đạo đức căn bản này sẽ là nền tảng để con người trở thành công dân tốt, xây dựng xã hội phát triển, hạnh phúc. Chính vị vậy, giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức là vấn đề được cả gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm. Những năm gần đây, nền kinh tế thị trường, sự phát triển công nghệ cao và hội nhập quốc tế đã mang lại nhiều tiến bộ vượt bậc cho con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó làm nảy sinh nhiều vấn đề lo ngại, đặc biệt là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp. Biểu hiện cụ thể như: nghiện game, bỏ bê học hành, nói tục, chửi bậy, không lễ phép, đánh nhau, học lực yếu kém, gian lận,lối sống thực dụng, thiếu lý tưởng cao đẹp… Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức của học sinh.


1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022