Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 Trung Học Phổ Thông

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn, nhất là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiền lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.

Việt Nam là một quốc gia biển với chiều dài bờ biển trên 3.260km, trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển. Biển gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước.

Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông, có đường biên giới biển với 10 nước và vùng lãnh thổ. Biển Đông là một trong những con đường giao thương và hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển chứa đựng tài nguyên địa kinh tế với ý nghĩa mặt tiền mở cửa hướng ra quốc tế, tạo cho đất nước vị thế địa kinh tế quan trọng, không gian biển chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú và to lớn.

Kinh tế biển có thể hiểu là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển. Ở Việt Nam, đóng góp của lĩnh vực kinh tế diễn ra trên biển, trong đó có khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) và du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy/hải sản, thông tin liên lạc, v.v…

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn, nhất là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Việt Nam luôn coi trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dựng và giữ nước ta đã minh chứng cho điều này. Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của biển, đảo.


39

Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị, tháng 5/1993 khẳng định: “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. Tại kỳ họp thứ 5 khóa IX, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Ngày 20/9/1997, Bộ chính trị khóa VIII ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đã nhấn mạnh: “Vùng biển, hải đảo và ven bờ là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Đề đảm bảo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp trọng yếu:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức về trí, vai trò của biển, đảo và kinh tế biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác tuyên truyền và giáo dục cần tăng cường sâu rộng, có hệ thống hơn nhằm nâng cao và tạo ra sự chuyển biến thực sự trong ý thức của tất cả các cấp,các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò chiến lược của biển. Tư duy về biển phải được thể hiện đậm nét trong các chính sách phát triển của những ngành có liên quan và các địa phương có biển trong giai đoạn sắp tới . Ý thức về biển phải được tất cả các ngành và các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương có biển quan tâm thường xuyên. Đối với mọi người dân, ý thức về biển phải thể hiện sâu sắc trong khai thác đi liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Hai là, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh trên biển. Với những diễn biến mới trên Biển Đông thời gian vừa qua cho thấy, việc xây dựng và phát triển kinh tế biển phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng – an


Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 6

40

ninh bảo vệ biển; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế biển. Mục tiêu kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh là nhằm khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên biển, đảo của Tổ quốc, khái thác, sử dụng nguồn lợi của quốc gia có hiệu quả để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có chính sách đặc biệt để động viên nhân dân định cư sinh sống ổn định và làm ăn trên biển dài ngày. Đối với các hải đảo, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức hành chính phù hợp, tăng cường nâng cao năng lực quản lý về biển của chính quyền các huyện đảo, xã đảo nhằm phát triển mạnh.

Kinh tế - xã hội; kết hợp bố trí dân cư và tổ chức lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Ba là, đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học – công nghệ biển nhằm tạo được hệ thống thông tin cơ sở tin cậy, phục vụ việc hoạch định các chính sách phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển. Tiến tới xây dựng tiền lực khoa học – công nghệ biển đủ sức tạo ra những khâu đột phá trong phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển và hệ thống dự báo, phòng chống thiên tai, bảo tồn biển (tài nguyên, đa dạng sinh học..). Các giải pháp về khoa học – công nghệ, phải được đi trước, mang tính đột phá nhằm phát huy hết tiềm năng khoa học cho kinh tế biển, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong chiến lược vươn ra biển, trong đó, tập trung vào các hướng nghiên cứu chính: Phát triển và hiện đại hóa các ngành nghề biển truyền thống; đẩy mạnh nghề biển mới; tập trung nghiên cứu ngành nghề biển trong tương lai.

Bốn là, triển khai công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh các vùng biển và ven bờ. tiến hành quy hoạch các trung tâm phát triển ra biển và các khu vực biển, đảo có khả năng đột phá trong phát triển kinh tế như Móng Cái, Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng… Công tác quy hoạch phải trên cơ sở của quy luật kinh tế thị trường, có tầm nhìn dài hạn, hiện đại theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế và khu


41

vực. Đồng thời, phải tiến hành một cách có hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, quy hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và đúng định hướng. Trong quy hoạch, cần quán triệt quan điểm coi vùng duyên hải gắn với kinh tế biển là vùng động lực để mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc gia, đảy mạnh phát triển những cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm từ biển.

Năm là, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển. Quản lý tổng hợp về biển là vấn đề mới, phức tạp và mang tính đa ngành. Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển có vai trò quyết định. Các hoạt động kinh tế và quản lý biển, đảo cần có một cơ quan nhà nước quản lý thống nhất, tránh tình trạng phân tán ở nhiều bộ, ngành và các cơ quan khác nhau.

Sáu là, xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển và vùng ven bờ.

Bảy là, phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển, bao gồm cán bộ nghiên cứu khoa học, công nghệ biển; cán bộ quản lý, các chuyên gia và đội ngũ lao động được đào tạo chuyên sâu về các nghề như: hàng hải, khai thác và chế biến dầu, khí; đánh bắt và nuôi trồng hải sản; du lịch biển v.v, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nhân lực và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thuộc các thành phần kinh tế. Trước mắt, nhanh chóng tiến hành 1.1.5.Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông

“Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng bồi dưỡng lòng yêu quê hương xứ sở, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, ý thức trách nhiệm

của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cho HS đang được Đảng


42

và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Vì vậy, bộ môn Lịch sử cần trang bị cho HS những tri thức về chủ quyền biển đảo một cách toàn diện. Giúp HS khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học lịch sử, hiểu được vai trò của biển đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vai trò của biển trong phát triển kinh tế đất nước [35.tr. 38-43].

Việc dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh lớp 12 có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện nhiều kĩ năng cho học sinh.

Về kiến thức: Nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh, môn học Lịch sử phải cung cấp tri thức lịch sử một cách toàn diện. Học sinh được khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học lịch sử, học sinh nắm bắt được vai trò của biển đảo trong lịch sử, vai trò của biển trong phát triển kinh tế đất nước. Từ đó, các em thấy tự hào và có ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc.

Ví dụ, Năm 1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ, Nhật chiếm quần đảo Trường Sa, Pháp phản kháng. Khi phát xít Nhật bại trận và đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh ngày 16/8/1945, quân đội Nhật đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1946.

Ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính phủ quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Giáo đã ra tận Hoàng Sa tiếp nhận quyền chuyển giao chủ quyền Hoàng Sa.

Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco về hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo. Theo Hiệp ước đình chiến ký kết tại San Francisco, vào tháng 9/1951, khoản 2, nước Nhật Bản phải rút lui khỏi các nơi mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong thời đệ nhị chiến, lẽ tất nhiên là trong đó có hai quần đào Paracels (Hoàng Sa) và Spratley (Trường Sa). Tại hội nghị này, Thủ


43

tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu, Trưởng phái đoàn Việt Nam, đã long trọng tuyên bố như sau: “Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh thổ Việt Nam”.

Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn mà không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự Hội nghị [10.tr.145-146].

Với việc giúp học sinh nắm vững được những kiến thức này, các em sẽ không chỉ rõ hơn về chủ quyền của ta trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn cái nhìn đầy đủ, khách quan về lịch sử Việt Nam, về những bộ phận cấu thành nên lịch sử Việt Nam.

Về kĩ năng: Thông qua việc tìm hiểu các tài liệu, tư liệu về chủ quyền biển, đảo, học sinh được rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng học tập bộ môn và các kĩ năng sống. Các em chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, rèn luyện cho các em kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như: hợp tác, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, biết ứng phó trước vấn đề hiện đại… Bên cạnh đó, còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự tìm hiểu tài liệu liên quan đến vấn đề học tập. Qua việc tự tìm hiểu và nghiên cứu các bài tập được giao sẽ giúp các em hình thành năng lực học tập bộ môn, đồng thời phát triển khả năng nhận thức giúp cho các sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên ấn tượng hơn, sâu sắc hơn. Qua đó, giúp khơi gợi ở HS những cảm xúc lịch sử, kiến thức lịch sử được khắc sâu.

Về thái độ: Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển. Việt Nam là một quốc gia biển - đứng thứ 10 thế giới về tỉ lệ sở hữu biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn mà còn là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay chủ quyền trên biển Đông,


44

đặc biệt ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta bị vi phạm nghiêm trọng. Những cứ liệu lịch sử sẽ là cơ sở quan trọng để đưa nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS vào môn Lịch sử ở trường phổ thông. Từ đó, giúp cho các em có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy, việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến lược.

Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trước tiên, tuổi trẻ nước ta phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo nói chung và Biển Đông nói riêng. Với những nhận thức đúng đắn, đày đủ và sâu sắc, lớp trẻ Việt Nam hôm nay sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực vào trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học trường phổ thông

Môn lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa học…Song do đặc thù của bộ môn lịch sử, do một số giáo viên còn chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan nhàm chán và nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn lịch sử. Hơn nữa, do tư tưởng coi môn lịch sử là “môn phụ”, học sinh “học gì thi đấy” nên nhiều học sinh quay lưng với môn lịch sử. Quan niệm sai lầm



45

cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ không phải tư duy động não, không có bài tập thực hành đã ảnh hưởng đến việc đánh giá, tổ chức phương pháp dạy học.

Theo GS Phan Huy Lê - nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tình trạng “xuống cấp” môn Lịch sử có nhiều nguyên nhân, trước hết là do sách giáo khoa nặng nề, lối học và thi cử nặng về truyền thụ và đo kiến thức. Truy nguyên cao hơn nữa là do chương trình và nhận thức không đúng về vị thế và yêu cầu giáo dục môn Lịch sử, không tôn trọng và nêu cao tính khoa học của môn học. Ngoài ra còn có những nhân tố gia đình và xã hội như coi môn Lịch sử nặng về trí nhớ, ít sáng tạo, không muốn cho con học lịch sử, học sử không có tiền đồ, khó kiếm việc làm. Nhưng cũng cần nhấn mạnh, học sinh phần lớn “quay lưng” lại với SGK, cách dạy và học môn Lịch sử chứ không phải quay lưng lại với lịch sử. Bằng chứng là một số cuộc thi tìm hiểu lịch sử với đề tài mở rộng cho sự tìm tòi, khám phá trong thời gian gần đây cho thấy, thế hệ trẻ đã hăng hái tham gia với nhiều bài làm đạt chất lượng tốt [40].

Năm 2011, Bộ giáo dục và Đào tạo đã công bố “Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông”. Tài liệu hướng dẫn gồm hai phần:

Phần I: Giới thiệu mục tiêu, cấu trúc của tài liệu Giáo dục về tài nguyên môi trường biển, đảo của cấp học ; phần hướng dẫn giới thiệu việc lựa chọn nội dung thuộc các chuyên đề về tài nguyên và môi trường biển, đảo của cấp học; Hướng dẫn thời gian thực hiện ngoại khóa trong trường THPT; Giới thiệu một số hình thức hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo; Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá sau khi thực hiện ngoại khóa.

Phần II: Hướng dẫn hoạt động ngoại khóa một số chủ đề: Phần này được trình bày theo cách mô tả các hình thức thực hiện hoạt động ngoại khóa với những gợi ý về các bước thực hiện và những điểm cần lưu ý đảm bảo hoạt động mang tính khả thi cũng như một vài ví dụ minh họa để giáo viên, các


46

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023