Cùng với đó là việc triển khai đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015”; Tổ chức chương trình tập huấn về nội dung biển, đảo Việt Nam đối với các giáo viên dạy môn Địa lý ở bậc trung học phổ thông (THPT) trên khắp cả nước…[43].
Như vậy, rõ ràng ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp các em học sinh, sinh viên nâng cao ý thức về biển, đảo quê hương.
Thứ ba là phương pháp giảng dạy của giáo viên
Thời gian gần đây, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo năm tuổi và tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc. Đa phần GV đều nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng các tư liệu, tài liệu lịch sử nhằm giáo dục ý thức cho HS về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, song cũng đặt ra những yêu cầu về việc lựa chọn và sử dụng các tài liệu sao cho có hiệu quả, phù hợp với các đối tượng HS.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các trường học có thể dành thời gian trong những tiết chào cờ sáng thứ hai hàng tuần để lồng ghép nội dung vấn đề biển đảo; vận động đoàn viên thanh niên ủng hộ các phong trào thiết thực như “Góp đá cho Trường Sa”, “Thư gửi Trường Sa”...
55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT được đánh giá là rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cung cấp kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo và giáo dục học sinh. Qua đó, học sinh có sự yêu thích, hứng thú với môn học và không ngừng trau dồi những hiểu biết của mình về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học các vấn đề về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, mà còn là cơ sở nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.
Để đạt được mục tiêu giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho HS một cách hiệu quả nhất, người GV đóng vai trò chủ đạo. Theo đó, đội ngũ GV môn lịch sử ở trường phổ thông phải là những người giỏi chuyên môn và giàu tâm huyết với giáo dục mới có thể khơi dậy tình yêu biển đảo quê hương đến tận trái tim của các em HS để cùng nhau bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.
Đó là những cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông.
56
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử lớp 12 – chương trình chuẩn
2.1.1. Mục tiêu
Đối với chương trình Lịch sử 12 – Chương trình chuẩn, mục tiêu đặt ra cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình học là:
2.1.1.1. Về kiến thức
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 qua hai thời kỳ: thời kỳ chiến tranh lạnh từ năm 1945 đến năm 1991, thế giới phân chia thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa trong trật tự “hai cực” tan rã, một trật tự thế giới mới “đa cực” đang hình thành; sự phát triển và vai trò của các nước lớn trong quan hệ quốc tế; về kết quả của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh; tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra những thời cơ cùng thách thức đối với tất cả các nước trong quá trình phát triển.
- Trong phần Lịch sử Việt Nam, thông qua việc cung cấp các kiến thức cơ bản và chi tiết hơn, chương trình Lịch sử 12 giúp học sinh có những hiểu biết sâu hơn về quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mac – Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mac – Lênin, làm chuyển biến phong trào yêu nước ở Việt Nam từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản cùng với việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930);
Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, dù trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng cuối cùng vẫn đạt được những thắng lợi vẻ vang, viết thêm những trang sử sáng chói của dân tộc. Tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giữ nước và dựng nước của nhân dân
57
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đạt đến những thắng lợi lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành độc lập dân tộc, sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thắng lợi của cuộc khán chiến cứu nước trong thời kì mới (1945 – 1954) và những thành tựu của sự nghiệp đối mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên chả nghĩa xã hội.
Trong phần Lịch sử Việt Nam, trọng tâm kiến thức là giai đoạn lịch sử 1945 – 1975 với những âm mưu, kế hoạch xâm lược của các thế lực thực dân, đế quốc và cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược đó của nhân dân ta. Vấn đề cốt tử nhất đối với dân tộc khi đó là độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Vì hầu hết các kiến thức thi tốt nghiệp và Đại học tập trung vào nội dung chương trình Lịch sử 12 nên khối lượng kiến thức trong chương trình là rất lớn.
2.1.1.2. Về kĩ năng
Học xong chương trình Lịch sử lớp 12, học sinh được bồi dưỡng và phát triển các năng lực và kĩ năng. Đến giai đoạn này, yêu cầu nhận thức đối với học sinh cao hơn. Đòi hỏi các em không chỉ biết mà phải hiểu sâu sắc và phân tích được bản chất của các sự kiện lịch sử. Hoàn thành chương trình, các em sẽ được:
Nâng cao khả năng khái quát, tổng hợp, so sánh, liên hệ giữa các sự kiện lịch sử và giữa điều được học với thực tế cuộc sống, từ đó rút ra các nhận xét, kết luận, quan điểm cá nhân.
Rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo, chủ dộng trong suy nghĩ và có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
Trau dồi các kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử,…
Củng cố thêm khả năng tự học, tự nghiên cứu phục vụ cho việc học cao hơn và học suốt đời.
58
2.1.1.3. Về thái độ
Tiếp tục bồi dưỡng cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bồi dưỡng cho các em lòng biết ơn những người có công với dân tộc; ý thức trách nhiệm đối với cha ông.
Giúp các em hiểu rõ chân lý độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ cách mạng, tin vào thắng lơi của công cuộc đổi mới.
Đồng thời giúp các em hiểu rõ trong thời đại ngày nay, đoàn kết, hợp tác là xu thế tất yếu khách quan. Để có thể đối chọi lại những biến động phức tạp của tình hình trong nước và thé giới, nhất thiết phải tạo được niềm tin, sự đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia. Hiểu rõ sự tất yếu phải hội nhập quốc tế, phát triển theo xu thế an toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tuy nhiên “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
2.1.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT
– Chương trình chuẩn để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Vấn đề xác lập chủ quyền biển, đảo, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là một vấn đề cần thiết, thực tiến, nhưng chưa được đưa vào chương trình SGK một cách chính thức, cụ thể. Chính vì vậy người giáo viên lịch sử cần phải nghiên cứu kĩ các bài, mục trong SGK để khéo léo sử dụng các biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo xen kẽ vào các bài, mục phù hợp.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo, ta xác định các bài, các mục có thể giáo dục ý thức cho HS về chủ quyền biển, đảo nhằm giúp HS ý thức được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Việc khai thác, sử dụng các tư liệu về biển, đảo trong dạy học trong nội dung bài học nội khóa phù hợp, không chỉ góp phần giáo dục ý thức HS về chủ quyền biển, đảo của dân tộc ta mà còn giúp các em mở rộng kiến
59
thức đã học, khéo léo kết nối kiến thức bài học với kiến thức về chủ quyền biển, đảo. Nếu giáo viên không niết cách kết nối thì bài học trở nên rời rạc, cứng nhắc khó hiểu.
Dựa vào cấu trúc và nội dung chương trình Lịch sử 12 THPT – Chương trình chuẩn có thể xác định những nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc để dạy học như sau:
Mục | Nội dung cần khai thác | |
Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) | Mục II: Sự thành lập Liên Hợp quốc | Phân tích các hành động của Liên Hợp Quốc, yêu cầu học sinh căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc để đánh giá những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông |
Bài 3: Các nước Đông Bắc Á | Mục II.3: Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978) | Phân tích chính sách ngoại giao của Trung Quốc thời kì mở cửa đất nước từ năm 1978. Đánh giá sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay |
Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ | Mục I: Các nước Đông Nam Á | Ảnh hưởng của xung đột trên biển Đông đối với sự hợp tác, phát triển của tổ chức ASEAN và khu vực Đông Á nói chung |
Bài 8: Nhật Bản | Những chính sách “trở về Châu Á” và vấn đề xung đột trên biển Đông. | |
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc | Mục I: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ | Khai thác, sử dụng nguồn tài liệu cho thấy khi Việt Nam đang phải gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, thì chính |
Có thể bạn quan tâm!
- Bằng Chứng Lịch Sử, Cơ Sở Pháp Lý Khẳng Định Chủ Quyền Biển, Đảo Của Việt Nam Tại Hai Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa Giai Đoạn 1956 – 1975
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 Trung Học Phổ Thông
- Các Kênh Thông Tin Hs Sử Dụng Để Tìm Hiểu Các Kiến Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc.
- Những Yêu Cầu Cơ Bản Khi Xác Định Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 –
- Một Số Hình Thức Và Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Lớp 12 Trong Dạy Học Lịch Sử
- Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Về Biển, Đảo Trong Quá Trình Dạy Học Để Giáo Dục Ý Thức Về Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh.
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
60
quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cho lực lượng đổ bộ lên các quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền của ta. Đồng thời trong thời gian này, bản đồ thể hiện đường biên giới lưỡi bò trên biển đã ra đời – đây là một tấm bản đồ vô căn cứ nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn đang ngoan cố dựa vào đó để vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của ta. | ||
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) | Mục II.2: Hiệp định Giơ – ne – vơ | Phân tích hiệp định Giơ – ne – vơ vể việc quy định các vùng lãnh thổ giữa các lực lượng, đưa ra cứ liệu lịch sử về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa sau hiệp định Giơ – ne – vơ là thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã có những hoạt động thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này…tuy nhiên năm 1974, Trung Quốc đã cho quân tấn công và chiếm giữ trái. phép quần đảo Hoàng Sa của ta. |
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính | Mục III.2. Phong trào Đồng Khởi | Hình 61: Lược đồ phong trào “Đổng Khởi” ở Miền Nam. Có thể hiện chủ quyền về các đảo: Sơn Trà, Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Sơn, quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam), quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Có kinh độ |
chống thực dân Pháp (1946 –
61
và vĩ độ. | ||
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) | Mục II: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. | Khai thác nguồn tài liệu lịch sử, các câu chuyện lịch sử về đường mòn Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số làm nhiệm vụ vận chuyển chi viên cho chiến trường miền Nam…. Có nêu sự kiện đế quốc Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm tàn phá thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam, chứng tỏ từ thời kì này vấn đề chủ quyền biển, đảo đã bị kẻ thù lợi dụng để thực hiện mưu đồ đen tối. |
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) | Mục III.2: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 | Khai thác lược đồ cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, bộ đội ta đã giải phóng quần đảo Trường Sa. |
Bài 26: Đất nước trên đường đối mới đi lên | Mục I: Đường lối đổi mới của Đảng | Vai trò của biển, đảo được thể hiện qua các chủ trương, chính sách của Đảng nhằm mục tiêu khai thác tổng |
quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954 – 1965).
62
hợp kinh tế biển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, hội nhập thế giới. |